Trẻ sơ sinh dị ứng sữa mẹ có dấu hiệu như thế nào? Sữa mẹ thường không gây ra các phản ứng dị ứng cho trẻ sơ sinh nhưng đôi khi các mẹ lo lắng rằng con của mình có thể bị dị ứng với một thứ gì đó trong thực đơn của mẹ.
Trên thực tế, chỉ có khoảng 2 – 3% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn có các phản ứng dị ứng và các trường hợp này thường gặp đối với sữa bò có trong chế độ ăn uống của mẹ. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về nguyên nhân, những dấu hiệu thường gặp và cả các cách phòng ngừa dị ứng sữa cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh dị ứng sữa mẹ
Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể của trẻ sơ sinh. Dị ứng sữa thường xảy ra phản ứng ngay sau khi trẻ tiêu thụ sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm khò khè, nôn mửa, nổi mề đay và các vấn đề tiêu hóa. Dị ứng sữa cũng có thể gây sốc phản vệ – một phản ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Yếu tố dẫn đến trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa mẹ do trẻ có thể có phản ứng với các Protein lạ từ chế độ ăn của mẹ vào sữa mẹ.
Có nhiều thực phẩm có khả năng gây ra vấn đề dị ứng này, trong đó phổ biến nhất là từ bò và các sản phẩm từ bò, ngoài ra 1 số thực phẩm khác cũng có thể gây dị ứng với tỉ lệ thấp hơn như: hải sản, gà, 1 số loại hạt ngũ cốc… Do trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và rất nhạy cảm nên cũng có thể là yếu tố tạo phản ứng dị ứng ở trẻ.
Tiền sử gia đình cũng góp phần rất lớn đến khả năng trẻ bị dị ứng nói chung và dị ứng sữa mẹ nói riêng.
Những dấu hiệu khi trẻ dị ứng sữa mẹ
Ở một số trẻ sơ sinh các triệu chứng dị ứng sữa mẹ có thể xuất hiện rất sớm từ vài giây đến vài phút sau khi bú sữa mẹ. Trong khi ở một vài trẻ khác, các triệu chứng có thể mất vài giờ hoặc vài ngày để biểu hiện. Trẻ bị dị ứng sữa mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Phát ban/nổi mẩn da: Đây là những ban nhỏ, màu đỏ hoặc hồng sẫm xuất hiện trên khắp cơ thể của trẻ. Thường xuất hiện thành cụm và có làm trẻ bị ngứa.
- Sưng mặt: Các bộ phận của khuôn mặt như mí mắt, má, miệng, lưỡi và môi bị sưng.
- Khó thở và ho: Các cơ ở cổ bị sưng, khiến trẻ khó nuốt, và dẫn đến cơn ho và khó thở.
- Nghẹt mũi và sổ mũi: Trẻ có thể có các triệu chứng giống cảm lạnh như sổ mũi và thở khò khè khi thở.
- Khó chịu ở bụng: Trẻ có thể bị đau dữ dội ở vùng bụng.
- Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn liên tục, đôi khi sau đó là nôn.
- Tiêu chảy: Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy, và đôi khi phân của trẻ thậm chí có thể lẫn cả máu.
- Đau bụng và quấy khóc: Trẻ khóc liên tục kèm theo sự quấy khóc, không thể kiểm soát.
- Trong một số trường hợp, dị ứng sữa mẹ cũng có thể dẫn đến một phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh được gọi là sốc phản vệ có thể ảnh hưởng xấu đến huyết áp, da và nhịp thở của trẻ, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Nếu con của bạn có các những triệu chứng như trên, bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Sau khi xem xét các triệu chứng và kiểm tra tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu và phân để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ tại sao trẻ lại xuất hiện các tình trạng đó.
>> Xem thêm: 3 sữa cho trẻ dị ứng đạm sữa bò tốt nhất 2024
Dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán thế nào?
Dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán bằng hai phương pháp sau:
Loại bỏ các sản phẩm từ những thực phẩm có nguy cơ có khả năng gây dị ứng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh từ chế độ ăn của người mẹ:
Sau khi biết về các triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu các mẹ loại bỏ thực phẩm nguy cơ cao ra khỏi chế độ ăn của mẹ sau khi các triệu chứng hiện có cải thiện và trẻ sơ sinh không xuất hiện các triệu chứng thêm một lần nào nữa, sau đó cho mẹ ăn dần các nhóm thực phẩm lần lượt vài ngày và quan sát bé từ đó có thể kết luận rằng trẻ bị dị ứng sữa mẹ do nguyên nhân nào.
Thử nghiệm qua da:
Ở đây một lượng nhỏ chất gây dị ứng pha loãng, protein sữa trong trường hợp này, được tiêm vào các lớp trên của da trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh bị dị ứng với chất này thì sẽ thấy xuất hiện một vết sưng ngứa và phát triển tại vị trí tiêm, do đó giúp kết luận trẻ bị dị ứng.
>> Xem thêm: 4 sữa cao năng lượng cho bé tốt nhất 2024 cho con bị biếng ăn, chậm tăng cân
Biện pháp xử lý dị ứng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Cần thay đổi chế độ ăn của người mẹ để tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ bằng cách lần lượt thử các loại thức ăn nghi ngờ để tìm chính xác thực phẩm gây dị ứng.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ của bạn bị dị ứng với sữa mẹ thì mẹ có thể thay thế bằng sữa bột trong thời gian ngắn để các tác nhân dị ứng ra khỏi cơ thể mẹ. Thường những loại sữa bột được nghiên cứu dựa trên công thức và thành phần giống với sữa mẹ.
Chính vì thế, sữa bột có thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh 4 – 6 tháng đầu và nên hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa để có sự tư vấn hợp lý. Sau khoảng thời gian 10 – 14 ngày bé sẽ được cân nhắc dùng lại sữa mẹ tiếp tục.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa mẹ hầu như không quá nghiêm trọng và nguy hiểm. Tuy nhiên, dị ứng sữa có thể gây nên các vấn đề về rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa gây khó chịu ở trẻ nặng nề hơn có thể gây phản ứng phản vệ phức tạp.
Chính vì vậy, các mẹ nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn hằng ngày. Khi thử các món ăn mới có khả năng gây dị ứng cao, cần quan sát cơ thể bé và có lời khuyên hợp lý từ những chuyên gia để xử lý kịp thời, đúng đắn để giúp bé phát triển tối ưu thể chất lẫn tinh thần.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ dị ứng sữa mẹ
Khi chăm sóc trẻ dị ứng sữa mẹ, phụ huynh theo dõi cẩn thận các dấu hiệu dị ứng của bé. Mẹ không nên tự kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống của mình chỉ vì bé có dị ứng, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và lượng sữa mẹ sản xuất.
Ngoài ra, mẹ cần biết cách xử lý khi bé gặp phải các triệu chứng dị ứng sữa mẹ:
Nếu phát hiện dấu hiệu dị ứng sữa mẹ, cần đưa bé đi thăm bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra dị ứng và mẹ có thể loại bỏ tác nhân gây dị ứng khỏi chế độ dinh dưỡng của mình, đồng thời theo dõi sức khỏe và cân nặng của bé trong những lần tiếp theo.
Cấp cứu hồi sức thường áp dụng cho trẻ bị sốc phản vệ sau khi bú sữa mẹ. Trước các dấu hiệu nguy hiểm như ngưng thở, mất tri giác, dừng tim, việc cấp cứu hồi sức ngay lập tức là rất quan trọng để tăng cơ hội sống cho trẻ. Ba mẹ nên gọi cấp cứu ngay để được hỗ trợ chuyên nghiệp. Sau đó, kiểm tra hơi thở của bé, thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo và hồi sức.
Nhân viên y tế thường thực hiện tiêm Epinephrine để kiểm soát các triệu chứng sốc phản vệ. Việc tiêm Epinephrine nhanh chóng, càng sớm sẽ tăng cơ hội cứu sống trẻ.
Xử trí hiện tượng trẻ sơ sinh dị ứng sữa mẹ:
Điều chỉnh chế độ ăn uống của người mẹ
Dị ứng sữa ở trẻ có thể bắt nguồn từ việc mẹ tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Các thành phần từ những thực phẩm này có thể được truyền vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện dị ứng sữa mẹ nhẹ, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Sau đó, mẹ cần quan sát và theo dõi phản ứng của trẻ.
Theo khuyến cáo, trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh, bao gồm: thịt bò, đậu phộng, trứng gà, các loại hạt, ngoài ra cũng nên hạn chế socola, cà phê và các loại thực phẩm cay nóng.
Điều trị với thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng histamin là loại thuốc hoạt động bằng cách cạnh tranh với các thụ thể histamin tương ứng, bao gồm thụ thể histamin H1 và histamin H2. Thụ thể histamin H1 giúp ngăn chặn các triệu chứng dị ứng, trong khi thụ thể histamin H2 giúp giảm tiết axit dạ dày. Khi trẻ sơ sinh dị ứng sữa mẹ, cơ thể sẽ tự động sản xuất histamin, một hợp chất có thể gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa trên da và nghẹt mũi.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng histamin cho trẻ dưới 1 tuổi không nên tự ý thực hiện, do có rủi ro gây ra nhiều tác dụng phụ. Việc dùng thuốc kháng histamin cho trẻ bị dị ứng sữa mẹ chỉ nên được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Việc chăm sóc trẻ bị dị ứng sữa mẹ bạn cần thật sự chú ý, nhanh nhạy xử lý khi cần thiết, có chế độ ăn uống phù hợp, điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ,..
Mỗi bậc phụ huynh đều nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về tình trạng trẻ sơ sinh dị ứng sữa mẹ cũng như cách chăm sóc con đúng nhất. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, đưa bé đến những cơ sở y tế uy tín khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ.
>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433