3+ Biến chứng đái tháo đường và chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Các biến chứng đái tháo đường là gì? Lựa chọn thực phẩm như thế nào để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và phòng ngừa các biến chứng. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về biến chứng đái tháo đường và dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường qua bài viết dưới đây.

Biến chứng đái tháo đường và chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc thêm các biến chứng đái tháo đường. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là vấn đề đau đầu với nhiều bệnh nhân. Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho hợp lý mà vẫn kiểm soát tốt bệnh và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường chính là chủ đề của bài viết hôm nay. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu ngay nhé.

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là tình trạng bệnh lý khi cơ thể không có đủ lượng insulin cần thiết hoặc tế bào sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin là một loại hormon có tác dụng giúp các tế bào cơ thể hấp thụ glucose từ thức ăn, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho hoạt động hàng ngày. Người bệnh đái tháo đường có glucose trong máu tăng, còn gọi là tăng đường huyết.

Có thể phân loại đái tháo đường thành 3 loại chính:

  • Đái tháo đường type 1: thường gặp ở trẻ em và người trẻ, do sự thiếu hụt insulin trong cơ thể, hiện chưa tìm ra nguyên nhân và cách phòng bệnh. Biểu hiện là tiểu nhiều lần, đói, sụt cân dù ăn uống đầy đủ, khát nước nhiều, mệt mỏi
  • Đái tháo đường type 2: chiếm đa số (hơn 90%) người bệnh đái tháo đường, hay gặp ở người trưởng thành. Ở dạng này, các tế bào trong cơ thể mất khả năng sử dụng hiệu quả insuline, còn gọi là tình trạng đề kháng insuline. Nguyên nhân chính là do lối sống thiếu vận động, béo phì. Biểu hiện tương tự đái tháo đường type 1 nhưng ít rầm rộ cho đến khi bệnh tiến triển nặng, do đó khi phát hiện thì ít nhiều cũng đã xuất hiện các biến chứng.
  • Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng glucose máu của người mẹ trong quá trình mang thai tăng cao, nếu không kiểm soát glucose máu thì nguy cơ cao dẫn đến biến chứng cho cả mẹ và con, và nguy cơ dẫn tới mắc đái tháo đường type 2 trong tương lai. Đái tháo đường thai kỳ khó phát hiện vì hầu như không có triệu chứng, mà thường phát hiện thông qua xét nghiệm đường huyết khi mang thai
Đái tháo đường và biến chứng của đái tháo đường
Đái tháo đường và biến chứng của đái tháo đường

Biến chứng đái tháo đường là gì?

Người bệnh đái tháo đường lâu năm có thể mắc thêm các biến chứng đái tháo đường. Tổn thương do đái tháo đường nhiều nhất là trên hệ mạch máu (cụ thể động mạch) và hệ thần kinh.

Biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường

Biến chứng mạch máu

Biến chứng mạch máu nhỏ

Khi bị đái tháo đường, các thay đội trong hệ mạch máu xảy ra ờ võng mạc và cầu thận. Biến chứng ở võng mạc mắt dẫn tới mắt bị mất thị lực một phần hoặc mù hoàn toàn. Biến chứng mạch máu ở cầu thận làm giàm chức năng thận, tổn thương kéo dài gây bệnh thận mạn, hội chứng thận hư, thậm chí dẫn tới suy thận.

Biến chứng mạch máu lớn

Đái tháo đường làm thay đổi khả năng chuyển hóa lipid của cơ thể, là yếu tố nguy cơ xơ gây vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Biến chứng thần kinh

Vì các mạch máu bị tổn thương, khả năng cung cấp dinh dưỡng đến các tế bào thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Các tế bào thần kinh cảm giác ngoại vi ở các chi và đặc biệt là bàn chân trờ nên kém nhạy cảm, gây ra dị cảm, giảm cảm nhận các chấn thương, nhất là vết thương bàn chân, dễ dẫn tới loét, nhiễm trùng.

Cũng vì các mạch máu bị tổn thương, khả năng các tế bào miễn dịch cũng khó tiếp cận nơi bị tổn thương hơn. Do đó, nếu là vết thương ở da sẽ lâu lành, dễ bị loét và nhiễm trùng.

Biến chứng đái tháo đường khác

Tác dụng của tăng đường máu ảnh hưởng đến chức năng của tế bào miễn dịch (bạch cầu và Lympho T), không chỉ làm tăng nguy cơ mà còn gia tăng sự nhạy cảm của người bệnh với nhiễm trùng và nhiễm nấm, khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của điều trị đái tháo đường. Với một số bệnh nhân đái tháo đường type 2, có thể chỉ cần chế độ ăn uống phù hợp là đủ để kiểm soát đường huyết, trong khi với đa số bệnh nhân đái tháo đường, dinh dưỡng vẫn đóng vai trò quan trọng, giảm liều dùng của thuốc nhằm đạt mức kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Mục đích của thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ là tối ưu hóa kiểm soát đường huyết mà quan trọng không kém là phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Chế độ dinh dưỡng tốt cần được duy trì lâu dài và cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng dựa trên đánh giá về tình trạng cá nhân, văn hóa xã hội nhưng cũng cần linh hoạt, do đó người bệnh nên tham khảo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường
Chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Một chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường có các yêu cầu gì?

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường cần được cá nhân hóa, nhưng nguyên tắc chung thì áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Đó là hạn chế ăn uống không kiểm soát, tùy tiện theo sở thích cá nhân. Thay vào đó, cần cân nhắc thành phần các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo tránh các loại thực phẩm không tốt nhưng vẫn hấp thu đủ dưỡng chất và năng lượng.

Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều bị thừa cân, béo phì. Vì vậy, người bệnh cần giảm lượng calo ăn vào. Các nghiên cứu đã chứng minh việc giảm cân có tác dụng cải thiện kiểm soát đường huyết, giảm đề kháng insulin, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.

Dinh dưỡng trong phòng ngừa biến chứng đái tháo đường
Dinh dưỡng trong phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Dinh dưỡng phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn gì?

Điều quan trọng cho người bệnh đái tháo đường là nên tránh/ hạn chế ăn các thực phầm có chỉ số đường huyết (GI) cao. Chỉ số GI có thể hiểu là khả năng làm tăng đường huyết của một loại thực phẩm sau khi ăn thực phẩm đó trong khoảng thời gian nhất định. Dựa trên chỉ số này, thực phẩm được chia thành nhiều nhóm theo GI từ cao đến thấp. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt… nên tránh/ hạn chế tiêu thụ.

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn chất béo. Năng lượng từ chất béo bão hòa trong thức ăn chỉ nên chiếm <10% tổng năng lượng hàng ngày. Chất béo bão hòa có tác động bất lợi đến chuyển hóa lipid, làm tăng đề kháng insulin. Các loại thực phầm chứa nhiều chất béo bão hòa là mỡ động vật (lợn, bò), dầu dừa,…

Cần chú ý hạn chế ăn các thực phẩm chứa cholesterol. Mức tiêu thụ cholesterol khuyến cáo là <300 mg/ngày. Thực phẩm chứa nhiều cholesterol gồm óc, lòng đỏ trứng, gan,…

Ngoài ra, cũng cần lưu ý chặt chẽ lượng muối tiêu thụ hàng ngày (<5g/ngày) và đồ uống có cồn (20-30g/ngày). Nên rất hạn chế thực phẩm chế biến sẵn vốn có nhiều chất béo và muối.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì?

Khẩu phần protein nên chiếm khoảng 10-20% năng lượng hàng ngày. Các thực phầm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, đậu phụ, nấm, các loại hạt,…

Khoảng 50-60% năng lượng nên đến từ carbohydrate. Thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp là nguồn carbohydrate phù hợp, cho thấy khả năng cải thiện kiểm soát đường huyết và lipid ở cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2. Các thực phẩm nên lựa chọn là ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây,…

Lượng chất béo cung cấp cho cơ thể ở người đái tháo đường không quá 20-30% nhu cầu nưng lượng, tùy theo thể trạng bệnh nhân. Nên cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, nhất là chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và omega 3. MUFA và omega 3 có nhiều trong các loại đậu nành và cá trích, cá thu, cá nục, cá chép,… và hạn chế các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh…

Những thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn
Những thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên ăn

Một bữa ăn của người đái tháo đường sẽ như thế nào?

Có thể tóm tắt các loại thực phẩm nên dùng cho người đái tháo đường và người bị biến chứng đái tháo đường thành một bữa ăn như sau:

  • Một đĩa thức ăn chia thành ba phần:
    • Một nửa là rau xanh và trái cây: bắp cải, dưa leo, rau diếp, súp lơ, cà chua, củ cài, nấm.
    • Một phần tư là những thực phẩm giàu tinh bột (loại có chỉ số đường huyết thấp) như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, gạo lứt, khoai lang, đậu xanh.
    • Một phần tư còn lại là thịt và các sản phẩm từ thịt, cá, thịt nạc lơn hoặc bò, thịt gà bỏ da, đậu phụ, trứng. Tránh các loại thịt chế biến sẵn.
  • Nước được cung cấp từ nhiều nguồn, kể cả trong thực phẩm.
  • Tránh các thức uống có đường , nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa theo nhu cầu khuyến nghị riêng của từng độ tuổi và hạn chế nước ép trái cây trong một ly mỗi ngày.
Bữa ăn hoàn chỉnh cho người đái tháo đường
Bữa ăn hoàn chỉnh cho người đái tháo đường

Kết luận

Đái tháo đường là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất hữu ích trong điều trị đái tháo đường và biến chứng đại tháo đường, hạn chế các biến chứng của bệnh. Do đó người bệnh cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một thực đơn hợp lý và cân bằng, phù hợp với từng cá nhân. H&H Nutrition đồng hành cùng sức khoẻ gia đình bạn.


Xem thêm:

Sữa GLUCERNA – Sữa cho người tiểu đường, đái tháo đường – Giải pháp dinh dưỡng cân đối‎, đường huyết ổn định, cân bằng cuộc sống

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CÁC THỰC PHẨM ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT

Sữa dành cho người tiểu đường Vinamilk

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    3+ Biến chứng đái tháo đường và chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường




    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition