3+ Cách cải thiện trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

Việc trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon là chủ đề không còn xa lạ gì với những người làm mẹ như chúng ta. Với những bố mẹ lần có con lần đầu thì cảm giác sẽ lo lắng nhiều hơn. Sự phát triển toàn diện về thể chất của bé phụ thuộc một phần lớn vào giấc ngủ của bé. Vì vậy vai trò giấc ngủ của bé rất quan trọng. Mời bạn cùng H&H Nutrition tìm hiểu những thông tin trong bài viết này để hiểu thêm về vấn đề này cũng như giúp con mình ngủ ngon và sâu giấc hơn nhé.

Tại sao bé 1 tháng tuổi mất ngủ, ngủ không sâu giấc, những nguyên nhân thường gặp

Bé còn quá nhỏ

Trong 1-2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 12-18 tiếng một ngày. Chu kỳ ngủ – thức của trẻ cần khoảng 6 tuần mới bắt đầu vào nếp. Trong khoảng 3-6 tháng, chu kỳ này dần tuân theo quy luật.

Từ 3 tháng đến 1 tuổi, bé 1 tháng tuổi trẻ cần ngủ khoảng 14-15 tiếng mỗi ngày (bao gồm cả giấc ngủ ngắn ban ngày). Khoảng 9 tháng tuổi, 70-80% trẻ sẽ ngủ thẳng đêm – nghĩa là ngủ liền 5-6 tiếng.

Bé quá mệt

Đây cũng là một trong những nguyên nhân bé 1 tháng tuổi không ngủ ngon giấc.Trẻ nhỏ và trẻ mầm non có thể cáu kỉnh nếu không được ngủ đủ, và điều đó khiến một số bé càng khó đi vào giấc ngủ hơn.

Các bé này cần ngủ 11-14 giờ mỗi ngày, bao gồm ngủ đêm và những giấc ngủ ngắn giữa ngày. Ở độ bé 1 tháng tuổi, việc cho trẻ đi ngủ, thức dậy và ngủ giữa ngày đúng giờ rất quan trọng, cũng như ăn và chơi vào lịch cố định.

bé 1 tháng ngủ không sâu giấc
Bé 1 tháng ngủ không sâu giấc rất phổ biến

Dị ứng, hen suyễn nguyên nhân làm trẻ ngủ không ngon giấc

Một số bệnh có thể khiến con khó ngủ ngon. Nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh và Hen suyễn có thể khiến con khó thở, nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ.

Ở trẻ sơ sinh, đau bụng, trào ngược dạ dày, đau tai hoặc đau răng cũng có thể dẫn đến ngủ kém. Nên đưa trẻ đi tư vấn để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và giúp con có giấc ngủ tốt hơn.

Bố mẹ tạo thói quen phải dỗ con mới ngủ

Nếu bố mẹ ru dỗ con ngủ, bé sẽ không học cách tự ngủ, bé 1 tháng tuổi ngủ không ngon giấc. Bé có thể khóc đòi thứ mình muốn, chẳng hạn sự chú ý của bố mẹ, rồi mới ngủ lại.

Đặt bé xuống giường khi con buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn, bé sẽ học cách tự ngủ, thậm chí cả lúc thức giấc giữa đêm.

>> Xem thêm: 4 sữa cao năng lượng cho bé tốt nhất 2024 cho con bị biếng ăn, chậm tăng cân

Những nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình

bé 2 tháng quấy khóc
Có nhiều nguyên nhân làm bé 1 tháng ngủ không sâu giấc

Chỗ ngủ của trẻ có thể không đảm bảo về nhiệt độ (nhiệt độ thích hợp là khoảng 25-28 độ), ánh sáng (quá chói hoặc quá ẩm tối), sự yên tĩnh hoặc vệ sinh không đảm bảo (có thể bụi bẩn làm trẻ bị khó chịu).

Không cân bằng giữa thời gian ngủ ban ngày và ban đêm. Nếu ban ngày bạn cho trẻ ngủ quá nhiều thì ban đêm các con lại không cảm thấy buồn ngủ, vì thế ngủ không sâu giấc. Với trẻ 12 tháng tuổi thì số giờ ngủ cần thiết ban ngày là khoảng 2 tiếng và ban đêm khoảng 11 tiếng.

Cơ thể của trẻ bị thiếu vitamin D và một số khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển. Điều này khiến sức đề kháng của bé bị yếu kém, cơ thể dễ bị các loại vi rút, vi khuẩn hại tấn công gây bệnh và giấc ngủ cũng không được trọn vẹn.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay giật mình ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của bé sau này

Như chúng ta đã biết trong vòng 1 năm đầu đời, trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian của mình cho việc ngủ, trẻ chỉ thức để bú sữa và chơi đùa với bố mẹ để lại tiếp tục ngủ.

Tuy nhiên có những trường hợp trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình, đôi khi kèm theo những triệu chứng như đỏ mặt, gồng mình, cựa quậy, vặn mình, khóc,… khiến các phụ huynh lo lắng.

bé 1 tháng ngủ không sâu giấc
Hãy kiên nhẫn khi bé 1 tháng ngủ không sâu giấc

Việc trẻ ngủ không sâu, hay giật mình tỉnh dậy giữa chừng kéo dài sẽ dẫn đến những tác hại như sau

Làm chậm khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ: Bởi vì các hóc môn tăng trưởng chiều cao được tiết ra lúc bé ngủ sâu và ngon giấc vì lúc đó não bộ được nghỉ ngơi tốt nhất nên hiệu suất hoạt động tốt nhất nên nếu bé hay bị thức giấc thì đồng nghĩa với việc chiều cao bị chậm phát triển, bé dễ bị còi cọc, lâu lớn.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ: Khi giấc ngủ không sâu, trẻ không ngủ đủ số giờ cần thiết để phát triển thì trí não cũng như hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Các bé ngủ thiếu giấc sẽ khiến bé tâm tính bị khó chịu bé hay cáu gắt dẫn đến tích cách của bé sẽ bị ảnh hướng và phát triển không tốt sau này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ ngủ đủ giấc thường thì thông minh hơn.

Dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật: Đối với con người nói chung thì thiếu ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, đau tim và đột quỵ. Đặc biệt là sơ sinh là khoảng thời gian hình thành mọi thứ cho bé sau này. Nên trẻ sơ sinh thì việc này tác động tiêu cực đến từ giấc ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng cảm xúc và khả năng tư duy cũng như khả năng chông lại bệnh tật sau này của bé.

Trẻ không ngủ được không chỉ có hại cho trẻ mà chính bố mẹ cũng khổ lây vì phải tìm cách dỗ dành hoặc bị làm phiền bởi tiếng khóc, sự quấy phá của con cũng như tâm lý lo lắng không yên.

Giải pháp cho bé 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

bé 1 tháng ngủ sâu giấc hơn
Có nhiều cách giúp bé 1 tháng ngủ không sâu giấc

Chính vì những tác hại rất lớn kể trên, khi thấy bé ngủ không ngon giấc, mẹ phải lập tức tìm cách khắc phục. Dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Cho trẻ ăn mặc thoải mái trước khi ngủ.
  • Thường xuyên kiểm tra tã/bỉm cho trẻ để bé luôn khô thoáng cũng sẽ giúp bé ngủ ngon.
  • Massage nhẹ nhàng cho trẻ.
  • Cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng thư giãn vừa giúp bé ngủ ngon vừa kích thich stris não của bé phát triển toàn diện hơn.
  • Để phòng ngủ ấm áp đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, phòng ngủ phải đảm bảo đủ sáng.
  • Mẹ thường xuyên ở bên cạnh vỗ về, ôm ấp trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất cho trẻ.

>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

3+ Cách cải thiện trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5