Tiêu chảy ở trẻ 6 tháng 3+ Điều các mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ

Bạn là phụ huynh có con 6 tháng tuổi đang bị tiêu chảy. Bạn đang lo lắng và muốn biết tiêu chảy có ảnh hưởng “nghiêm trọng” đến sức khỏe của con mình như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất hay gặp. Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam.

Trẻ 6 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, thậm chí có thể gây tử vong nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cũng H&H Nutrition tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất hay gặp
Tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất hay gặp

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 03 lần/ngày. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Trẻ 6 tháng tuổi có thể gặp nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, dưới đây một vài nguyên nhân hay gặp:

  • Do nhiễm Rotavirus: đây là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi, tiêu chảy do Rotavirus chiếm đến 50-60% tiêu chảy cấp của trẻ em trong bệnh viện. Khi nhiễm Rotavirus, trẻ xuất hiện các triệu chứng như nôn ói và tiêu chảy, nôn xuất hiện trước tiêu chảy, trẻ có thể sẽ nôn rất nhiều vào những ngày đầu và sau đó nôn sẽ giảm sau khi trẻ bị tiêu chảy.
  • Do nhiễm vi khuẩn: các loại vi khuẩn thường gặp gây tiêu chảy cho trẻ là phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae), E. Coli, trục trùng lỵ (Shigella).… Trẻ bị nhiễm bệnh chủ yếu do môi trường sống ô nhiễm và chế độ dinh dưỡng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Do trẻ suy dinh dưỡng: trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc tiêu chảy hơn so với các trẻ khỏe mạnh, thời gian mắc bệnh cũng lâu hơn.
  • Do chế độ dinh dưỡng: trẻ 6 tháng tuổi nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, đối với trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thì sẽ ít bị tiêu chảy hơn so với các trẻ được nuôi bằng sữa công thức, do trẻ không có khả năng dung nạp đường lactose, mẫn cảm với chất đạm có trong sữa công thức (mẫn cảm với chất đạm trong sữa động vât, sữa bò), khiến sẽ dễ bị tiêu chảy hơn.

Xem thêm: Sữa hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục tình trạng không dung nạp lactose

  • Do tập quán sinh hoạt: trẻ bú chai, bình sữa dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột, do cha mẹ vệ sinh không kỹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ. Trẻ sinh hoạt, uống nguồn nước bị nhiễm bẩn, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh cũng có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.
  • Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa do lứa tuổi bắt đầu ăn dặm, có thể thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Do trẻ bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV.

Biểu hiện thường gặp khi trẻ bị tiêu chảy

Biểu hiện lâm sàng của tiêu chảy ở trẻ thường xảy ra rất đột ngột, trẻ 6 tháng tuổi  dễ bị tiêu chảy cấp, khi bị tiêu chảy trẻ có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, đi phân lỏng hơn 03 lần/ ngày, phân lỏng, nhiều nước, có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu.  Phân có thể nhầy, trong trường hợp lỵ phân có thể lẫn máu và mủ.

Chăm sóc khi trẻ 6 tháng bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng việc phòng bệnh cũng như khi trẻ đã mắc tiêu chảy, phụ huynh cần cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, chúng ta cần cho trẻ tiếp tục bú mẹ để tránh tình trạng mất nước, nếu trẻ bú mẹ đủ sữa thì không cần bổ sung thêm Oresol.

Không nên cho mẹ kiêng khem quá mức. Nếu trẻ có mất nước, cần đánh giá tình trạng mất nước ở trẻ và cần bổ sung điện giải dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Đối với trẻ đang dùng sữa công thức, cần thay thế bằng các loại sữa không có lactose để tránh làm tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Tuyệt đối không được cho trẻ nhịn bú.

Xem thêm: Cải thiện miễn dịch, phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng việc phòng bệnh cũng như khi trẻ đã mắc tiêu chảy
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng việc phòng bệnh cũng như khi trẻ đã mắc tiêu chảy

Nếu phụ huynh muốn cho trẻ ăn dặm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong gia đoạn trẻ đang mắc tiêu chảy.

Đánh giá tình trạng mất nước của bệnh nhân tiêu chảy cấp (theo Tổ chức Y tế thế giới WHO).

Dấu hiệu Mất nước mức độ A Mất nước mức độ B Mất nước mức độ C
Toàn trạng * Tốt. Tỉnh táo Vật vã, kích thích * Li bì, hôn mê, mệt lả *
Mắt Bình thường Trũng Rất trũng và khô
Nước mắt Không có nước Không
Miệng lưỡi Ướt Khô Rất khô
Khát * Không khát: uống bình thường * Khát, háo nước * Uống kém hoặc không thể uống được *
Sờ véo nếp da * Nếp véo da mất nhanh * Nếp véo da mất chậm <2 giây Nếp véo da mất rất chậm >2 giây
Chẩn đoán mức độ mất nước ở trẻ bị tiêu chảy cấp Bệnh nhi không có dấu hiệu mất nước Nếu có hai dấu hiệu trở lên, trong đó có ít nhất một dấu hiệu * là mất nước nhẹ hoặc trung bình Nếu có hai dấu hiệu trở lên, trong đó có ít nhất một dấu hiệu * là mất nước nặng
Phác đồ điều trị Phác đồ A Phác đồ B

Phác đồ C

Lưu ý: Dấu * là những dấu hiệu nguy hiểm.

  • Phác đồ A: chưa có dấu hiệu mất nước trên lâm sàng có thể điều trị tại nhà.
  • Phác đồ B: mất nước nhẹ hoặc trung bình, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để truyền dịch và bù dịch bằng uống Oresol.
  • Phác đồ C: mất nước nặng – trẻ cần phải được truyền dịch tĩnh mạch nếu không trẻ sẽ bị sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ: bổ sung cho trẻ vitamin tan trong nước nhóm B, C và các vitamin tan trong dầu  A, D, E, K và các loại vi lượng như kẽm, sắt, acid folic,…

Xem thêm: Bổ sung Vitamin và khoáng chất, cải thiện dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi

  • Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, có thể tập cho trẻ ăn dặm nhưng vẫn phải cho trẻ bú mẹ ít nhất 3-4 lần/ngày. Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ các chất dịnh dưỡng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ đối với những trẻ vừa khỏi tiêu chảy.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
  • Phụ huynh nên rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, trước khi làm thức ăn, chăm sóc hay sau khi làm vệ sinh cho trẻ
  • Sử dụng nhà vệ sinh đạt chuẩn.
  • Cho trẻ uống vaccine chống Rotavirus, uống 2 liều, liều đầu uống lúc trẻ 4 tuần tuổi, liều 2 uống trước khi trẻ 6 tháng tuổi.
  • Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ.
Trị bệnh tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi
Trị bệnh tiêu chảy ở trẻ 6 tháng tuổi

Hãy để trẻ có môi trường phất triển tốt nhất, trường hợp trẻ 6 tháng tuổi bị tiêu chảy rất dễ gặp vì vậy bậc phụ huynh hãy chú tâm và phòng bệnh cho bé một cách hiệu quả nhất. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu xấu hãy đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC". Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/ Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5 Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition