Những điều bố mẹ cần biết về tiêu chảy ở trẻ em và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh lý rất phổ biến, tiêu chảy có thể xuất hiện đơn độc hoặc có thể kèm theo nôn, sốt, đi tiêu phân máu.

Tuy tiêu chảy đơn giản nhưng nếu bố mẹ không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: trẻ biếng ăn, chậm tặng cân, chậm phát triển thể chất lẫn tinh thần, nặng nề nhất là trẻ tử vong.

Tiêu chảy kèm theo nôn trớn, sốt, tiêu ra máu ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau làm bố mẹ lo lăng, nên cho bé ăn gì và bổ sung gì. Bí quyết xử lý tiêu chảy kèm theo nôn trớ, sốt nhẹ, tiêu ra máu ở trẻ em và trẻ sơ sinh để trẻ có sức khỏe thật tốt H&H Nutrition sẽ giúp bạn.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến

Hằng năm trên thế giới có hàng triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy, đặc biệt là ở quốc gia chưa và đang phát triển. Tiêu chảy được xem là bệnh lý đánh giá gánh nặng bệnh truyền nhiễm ở những quốc gia này. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ mắc tiêu chảy và tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Tại các nước đang phát triển, trẻ có thể bị tới 10 đợt tiêu chảy/trẻ/năm, trung bình một trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc khoảng 3-4 đợt  tiêu chảy/năm. Phần lớn các trường hợp là tiêu chảy cấp dưới 14 ngày và có thể điều trị hiệu quả bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung kẽm và bù nước, điện giải. Tuy nhiên trong số đó khoảng 3-20% những đợt tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi trở thành tiêu chảy kéo dài, có thể tiêu ra máu gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong tương lai gần và sau này của trẻ.

Việt Nam có tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy khá cao, trung bình mỗi năm 1 trẻ có thể mắc 2,2 đợt tiêu chảy trong 1 năm. Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy 0,7% (năm 2002). Theo thông báo dịch của Bộ Y Tế năm 2007, tiêu chảy đứng hàng thứ hai trong năm bệnh có số người mắc cao nhất sau cúm.

Đinh nghĩa về tiêu chảy

Tiêu chảy là đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng hơn bình thường và thời gian của một đợt tiêu chảy dưới 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp, nếu trên 14 ngày được gọi là tiêu chảy mãn hoặc tiêu chảy kéo dài. Tính chất phân được coi trọng hơn số lần vì nếu chỉ đi nhiều lần mà phân thành khuôn thì không được coi là tiêu chảy. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn đi ngoài phân sệt cũng không phải là tiêu chảy.

Tỉ lệ trẻ em bị tiêu chảy là rất cao
Tỉ lệ trẻ em bị tiêu chảy là rất cao

Tác nhân nhiễm trùng thường gặp gây tiêu chảy

  • Virus: Đây nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến và là tác nhân gây tiêu chảy nặng ở trẻ trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Virus nhân lên trong liên bào ruột non, phá huỷ cấu trúc liên bào làm cùng nhung mao, gây tổn thương và làm giảm hấp thụ đường lactose do tổn thương men lactaza.
  • Vi khuẩn: Trong đó E.coli sinh độc tố là tác nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy cấp phân nước ở trẻ em và người lớn. Ngoài ra còn có vi khuẩn Shigella gây hội chứng lỵ làm phân trẻ nhầy, máu, có thể kèm nôn, sốt nhẹ…
  • Ký sinh trùng: các loại amip gây nhiễm trùng, loại này ít gặp hơn.

Xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ em – Những sai lầm thường gặp và giải pháp tối ưu

Triệu chứng của tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Triệu chứng đầu tiên của bệnh có thể là nôn, sốt, tiêu chảy. Nôn trớ thường có thể xuất hiện phổ biến trong vòng 24-48h. Tiêu chảy thường xuất hiện sau nôn 1-2 ngày.

Đánh giá mức độ tiêu chảy ở trẻ

Mất nước nặng nguy hiểm (9-15%),Có hai trong các dấu hiệu sau đây bố mẹ cần lưu ý:

  • Li bì hoặc hôn mê khó đánh thức trẻ
  • Mắt trũng sâu
  • Không uống được hoặc uống rất kém, trẻ không muốn uống nước
  • Nếp véo da mất rất chậm (>2 giây)

Mất nước mức độ trung bình (6-10%) có hai trong các dấu hiệu sau

  • Kích thích, vật vã, trẻ bức rứt quấy khóc
  • Mắt trũng vừa
  • Khát nước, uống háo hức mỗi lần cho uống
  • Nếp véo da mất chậm (< 2 giây)

Không mất nước (3-5%)

  • Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước trung bình, mất nước nặng phía trên.

Các vi chất giúp làm giảm nguy cơ tiêu chảy

  • Kẽm là vi chất được nói đến nhiều nhất trong việc làm giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng và tái nhiễm trùng
  • Vitamin D gần đây được coi là có vai trò phòng bệnh đặc biệt là với những bệnh do virus như cúm influenza khi có đại dịch và một số loại vi khuẩn khác được xem là vitamin có vai trò quan trọng của miễn dịch
  • Vitamin B complex: Vitamin B complex bao gồm 8 vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, và B12), đó là vitamin tan trong nước, chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ thể và chức năng bao gồm chuyển hóa tế bào và giúp nguy cơ nhiễm trùng trong đó nhiễm trùng tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy rất cần thiết
Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy rất cần thiết

Xem thêm: Bổ sung Vi chất, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy

  • Bù nước điện giải: Bù nước điện giải và thăng bằng toan kiềm nên được ưu tiên vì tiêu chảy làm cho trẻ mất nhiều nước và điện giải cho mỗi lần đi tiêu phân lỏng. Tuỳ mức độ mất nước nặng hay nhẹ mà bồi phụ nước điện giải bằng đường miệng với ORS hay đường tĩnh mạch với dung dịch được truyền vào máu.

Xem thêm: Bù nước và điện giải cho trẻ

  • Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp. Trẻ vẫn được tiếp tục bú mẹ, có chế độ ăn hợp lý đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh đường sucrose có thể làm trẻ tiêu chảy thêm lúc này, chế độ ăn giàu lipid. Khuyến khích trẻ ăn nhiều như trẻ muốn, ăn 6 bữa/ngày. Cho ăn thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn vì thức ăn sẽ dễ hấp thu hơn so với ăn ít bữa số lượng nhiều. Sau khi tiêu chảy ngừng, tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và cung cấp thêm một bữa phụ mỗi ngày trong ít nhất hai tuần. Nếu trẻ suy dinh dưỡng, bữa ăn phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.
  • Kẽm: Trẻ được bổ sung kẽm trong 14 ngày với trẻ 12 tháng bổ sung 20 mg/ngày. Kẽm nên được uống lúc đói.

Xem thêm: Multi Vitamin hỗ trợ khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh rất dễ xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh, với những thông tin được cung cấp một cách đầy đủ và bổ ích giúp các bà mẹ xua tan lỗi lo lắng khi bé nhà mình bị tiêu chảy, và có chế đô dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển mỗi ngày.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

5/5 - (1 bình chọn)

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition