5+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng RỤNG TÓC ở trẻ nhỏ

Rụng tóc ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở các bé trong độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng rụng tóc của trẻ? Ba mẹ cần làm gì để giúp trẻ cải thiện tình trạng rụng tóc chúng ta hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

trẻ bị rụng tóc
Trẻ bị rụng tóc nguyên nhân do đâu?

Với các bé dưới 6 tháng tuổi rụng tóc có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Khi thấy trẻ bị rụng tóc hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Đến khoảng 1 tuổi đa số các bé sẽ mọc đủ tóc. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình rụng tóc ở trẻ như: nấm da đầu, các bệnh nội tiết, tình trạng trẻ rụng tóc do mắc bệnh Alopecia, trẻ rụng tóc do sử dụng hoá chất, tia xạ,… Cha mẹ cần xác định đâu là rụng tóc sinh lý đâu là rụng tóc bệnh lý để có thể đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ nhỏ không liên quan đến bệnh lý

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Ngay sau khi trẻ chào đợi lượng hóc môn trong cơ thể trẻ sụt giảm dẫn đến tình trạng rụng tóc sơ sinh. Tình trạng này cũng xảy ra ở các bà mẹ sau khi trải qua thời kỳ sinh nở do lượng hormone thay đổi một cách đột ngột.

Rụng tóc ở vị trí da đầu bị chà sát nhiều

Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Nếu trẻ chỉ nằm ở một tư thế (như trẻ chỉ nằm ngửa), thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm. Tình trạng rụng tóc ở trẻ sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn dần hoặc trẻ thay đổi tư thế nằm, hành vi cọ đầu được dừng lại.

trẻ bị rụng tóc
Trẻ chỉ nằm ngửa có thể dẫn đến rụng tóc khu vực gáy

Rụng tóc ở trẻ nhỏ do chứng nghiện giật tóc

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc trẻ bị căng thẳng thần kinh dẫn đến giật tóc của mình mà không thể kiểm soát được. Khiến tóc của trẻ bị rụng dần. Phần lớn các trường hợp này bố mẹ thường khó phát hiện do bé hay giật tóc vào ban đêm.

Vùng tóc bị rụng cũng thường nằm ở bên tay thuận của bé. Do đó để cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ thì trong quá trình chăm sóc sóc trẻ ba mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Rụng tóc do tác động của hóa chất hoặc buộc quá chặt

Thường sẽ hay gặp ở các trẻ lớn, trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam. Do thói quen buộc tóc quá chặt và cho trẻ đi làm tóc quá sớm làm cho tóc trẻ dễ bị gãy rụng hơn khi mà tóc của trẻ còn khá mỏng manh do vậy rất dễ bị gãy rụng và dẫn đến tình trạng trẻ bị  rụng tóc .

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ nhỏ liên quan đến bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng rụng tóc của trẻ như: rụng tóc do nấm da đầu, rụng tóc do nội tiết, rụng tóc do mắc bệnh Alopecia,…

Rụng tóc do mắc bệnh Alopecia

Một số trẻ có thể bị rụng tóc vì mắc bệnh tự miễn Alopecia. Đây là căn bệnh khiến cho hệ miễn dịch của trẻ tự động tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ mọc tóc. Khi mắc bệnh Alopecia trẻ bị rụng tóc tạo thành một vùng hói có dạng hình tròn, trơn nhẵn, đôi khi lông mi trẻ bị rụng, móng tay giòn. Hiện tại bệnh Alopecia vẫn chưa thể điều trị dứt điểm.

Rụng tóc ở trẻ do nấm da đầu

Nấm da đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ em. Nấm da đầu thường gây tổn thương từng mảng tóc khiến tóc của trẻ ngày càng thưa thưa thớt và xuất hiện các vết trầy trên da đầu. Khi nhổ chân tóc còn lại, thấy có vảy bám xung quanh chân tóc. Đây là một dạng nhiễm trùng do nấm có tính truyền nhiễm. Trẻ có thể bị lây từ bố mẹ hoặc từ trẻ này sang trẻ khác khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Xem thêm: Cải thiện miễn dịch ngăn ngừa nấm da đầu

trẻ bị rụng tóc
Nấm da đầu là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến ở trẻ

Rụng tóc giang mai

Ở những trẻ bị giang mai thời kỳ thứ hai, các tổn thương ngoài da như đào ban, sẩn cũng có thể xuất hiện ở vùng da đầu. Những tổn thương này dẫn đến trẻ bị rụng tóc theo kiểu “rừng thưa”.

Rụng tóc do tia xạ hóa chất

Gặp ở các trẻ đang mắc bệnh mà cần điều trị bằng tia xạ hoá chất. Những trường hợp này tình trạng rụng tóc của trẻ sẽ hết khi trẻ ngừng hoá chất và tóc bắt đầu mọc trở lại.

Rụng tóc do lupus ban đỏ

Trong bệnh lupus ban đỏ tổn thương rụng tóc có sẹo là ban đỏ, teo da, nút sừng nang lông, giãn mạch, tăng và giảm sắc tố tại chỗ, tóc khô, thưa và dễ gãy. Khi trẻ bị rụng tóc do lupus ban đỏ có thể có hoặc không kèm theo biểu hiện khác của lupus.

Rụng tóc do nội tiết

Trẻ bị rụng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tuyến yên hoặc suy giáp – trạng thái thể hiện hormone tuyến giáp không hoạt động bình thường.Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu.

Trẻ bị rụng tóc do thiếu vitamin

Việc thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết như: Vitamin H (biotin), một trong các loại vitamin B, kẽm, sắt cũng là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ em. Ngoài ra, trẻ bị rụng tóc kết hợp với các triệu chứng khác như chậm mọc răng, chậm vận động, thóp rộng mềm, trẻ sinh non,… có thể là do thiếu canxi.

Xem thêm: Bổ sung canxi, giải pháp phát triển toàn diện

Cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ bị rụng tóc ở trẻ nhỏ do thay đổi hóc môn

Cha mẹ không cần làm gì, khi trẻ lớn lên trẻ sẽ mọc tóc và tình trạng rụng tóc của trẻ sẽ dần được cải thiện.

Với rụng tóc ở trẻ nhỏ do tư thế nằm

Mẹ nên đặt bé ngủ ở nhiều tư thế khác nhau, chẳng hạn như: nằm ngửa, nghiêng trái, nghiêng phải. Khi trẻ lớn dần, trẻ có thể bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên tình trạng trẻ bị rụng tóc do tư thế nằm sẽ giảm dần.

Mẹ cũng nên tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (nằm khi trẻ tỉnh và bụng đói). Tư thế nằm sấp cũng giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn và hạn chế rụng tóc ở trẻ.

Tạo cho trẻ môi trường sống thoải mái lành mạnh

Để tránh những căng thẳng stress ở trẻ từ đó giảm thiểu thói quen bứt tóc làm hạn chế việc trẻ bị rụng tóc.

Đối với các bé nhỏ

Mẹ không nên cho bé làm tóc, tiếp xúc với hoá chất làm tóc quá sớm do tóc của bé còn yếu và mỏng nên rất dễ bị gãy rụng. Mẹ cũng không nên buộc tóc cho trẻ quá chặt, thường xuyên đổi kiểu những buộc thoải mái để hạn chế việc rụng tóc ở trẻ.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, vitamin, chất khoáng để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và một mái tóc khỏe.
  • Không cho trẻ sử dụng chung đồ cá nhân với người lớn hoặc các trẻ khác để tránh tình trạng trẻ bị lây nhiễm bệnh nấm da đầu . Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  • Sử dụng loại dầu gội phù hợp với trẻ để tránh tình trạng trẻ bị rụng tóc do không hợp hoá chất có trong dầu gội

Đối với trẻ lớn

Có thể hướng dẫn trẻ massage da đầu, chải tóc nhẹ nhàng

Đối với các trẻ bị rụng tóc do nguyên nhân bệnh lý cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được các bác sĩ khám tư vấn và điều trị kịp thời.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Trẻ rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng.
  • Trẻ rụng tóc nhiều, hói kèm theo các biểu hiện bất thường như đỏ da đầu, bong vảy, mệt mỏi, mẩn đỏ dọc theo sống mũi, sốt, rụng lông mày và lông mi,…

Trên đây là một chia sẻ của chúng tôi về tình trạng rụng tóc ở trẻ nhỏ. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

Xem thêm: Các bài viết khác về Rụng tóc ở trẻ em

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    5+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng RỤNG TÓC ở trẻ nhỏ




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5