5+ Thông tin hữu ích mẹ cần biết về trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

Tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị tiêu chảy sau khi chích ngừa? Tình trạng này có nguy hiểm gì không? Có cần đưa trẻ đi khám không?

Để trẻ có sức khỏe tốt và để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện thì việc tiêm chủng là rất cần thiết. Cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, vacxin đã trở thành một vũ khí hữu hiệu, mạnh mẽ nhất trong công tác phòng chống bệnh ở trẻ.

Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có hiểu biết đầy đủ về vacxin dẫn đến những băn khoăn lo lắng khi trẻ có những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng như: sốt, biếng ăn, quấy khóc, tiêu chảy sau khi tiêm phòng cũng làm phụ huynh rất lo lắng.

Xem thêm:

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Nhận biết trẻ bị tiêu chảy sau tiêm phòng cho trẻ để tránh nhầm lẫn

Nhận biết trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

Thông thường, trẻ dưới 1 tuổi trung bình đi ngoài khoảng 2-3 lần/ngày, tính chất phân tùy thuộc vào chế độ ăn của trẻ. Với trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên đi ngoài ra phân có tình trạng hoa cà hoa cải. Nếu trong thời gian này cha mẹ tiêm phòng cho bé mà vẫn còn tình trạng trên cũng không nên quá lo lắng.

Sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết trẻ có bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng hay không:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn so với bình thường,trong phân có nhiều nước (phân ở dạng lỏng hơn), có mùi tanh hơn so với bình thường hoặc phân có màu sắc khác thường, dính máu…
  • Trẻ có dấu hiệu bỏ bú, ít hoặc không chịu chơi đùa
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô và háo nước.

Ngoài ra, cha mẹ có thể theo dõi xem trẻ có bị sốt, li bì, quấy khóc hay không.

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Hãy giúp trẻ không bị mất nước khi trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu tiêm phòng (chích ngừa) là phương pháp dẫn truyền kháng nguyên vào cơ thể nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch để chống lại các mầm bệnh, virus, vi khuẩn gây bệnh…

Nhưng vacxin cũng là 1 loại thuốc nên khi vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng nhất định. Vì thế, trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng có thể xảy ra.

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Phòng bệnh đúng cách cho trẻ sẽ giúp trẻ ít bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng

Trẻ thường bị tiêu chảy sau khi chích ngừa những mũi vacxin nào?

Thực tế, trẻ có thể bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng bất cứ mũi vacxin nào. Đây là tình trạng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng mà không phải do chất lượng của vacxin hay kĩ thuật của nhân viên y tế.

Một số mũi vacxin hay có tác dụng phụ tiêu chảy như: vacxin mũi 5in1 hoặc vacxin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Tìm hiểu về tiêu chảy ở trẻ sau khi tiêm phòng là điều quan trọng

Trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng có nguy hiểm không?

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng, chúng ta có thể thấy đây là một trong những phản ứng của cơ thể có thể xảy ra nên cha mẹ không nên quá lo lắng.

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Dấu hiệu để biết trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng thường hay bị nhầm lẫn

Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng?

Khi trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng, đa số các bậc cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng, bất an cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là bé đầu lòng. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà bình tĩnh để giải quyết.

  • Bổ sung nước: Trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng có thể bị thiếu nước. Vì thế cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ.
    • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Việc bổ sung nước cho trẻ chủ yếu thông qua việc bú sữa mẹ do thành phần sữa mẹ có 80% là nước.
    • Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Nếu trẻ đã ăn dặm, chỉ cần cho bé ăn thức ăn đơn giản như: rau xanh, thịt nạc… Kết hợp với việc cho trẻ bú sữa mẹ và có thể bổ sung thêm nước cho trẻ từ bên ngoài.

Xem thêm: Oresol – cách sử dụng hiệu quả bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

  • Theo dõi tình trạng phân của trẻ: Trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng thường không lẫn máu. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng phân sau mỗi lần trẻ đi ngoài để phát hiện dấu hiệu bất thường khi bé bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng.
  • Giữ cho trẻ sạch sẽ: Hạn chế đóng bỉm lâu khi trẻ bị tiêu chảy, vì phân sẽ dính và ngấm ngược vào da trẻ, gây hiện tượng ngứa ngáy hoặc hăm tã ở trẻ. Một mẹo nhỏ cho các cha mẹ là nên dùng tã vải cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ hậu môn và phần mông sau bằng nước ấm. Sau đó dùng khăn xô mềm lau khô cho trẻ.
  • Chế độ ăn uống của mẹ: Mẹ không nên sử dụng đồ ăn lạnh bụng và có chế độ dinh dưỡng hợp lí nếu trẻ còn bú mẹ.

Xem thêm: Chế độ ăn phù hợp cho mẹ trẻ bé khi trẻ bị tiêu chảy

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Thường các trường hợp trẻ tiêu chảy sau khi tiêm phòng sẽ chấm dứt sau vài ngày. Còn nếu tình trạng của bé không cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như:

  • Tình trạng tiêu chảy sau khi tiêm phòng kéo dài hơn 1 tuần.
  • Trẻ sốt cao, nôn nhiều, mất nước (khóc không có nước mắt, môi khô…)
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng có lẫn máu
  • Trẻ quấy khóc nhiều giờ, người tím tái,….

Sau khi trẻ tiêm phòng xong, cha mẹ nên theo dõi bé thường xuyên và khi trẻ có những dấu hiệu bất thường kể trên nên đưa trẻ đi khám để tránh các biến chứng nguy hiểm.

trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng
Trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng nên đổi chế độ ăn phù hợp

Trên đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition, chúng tôi hi vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ thêm những kiến thức về hiện tượng trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition