Nên ăn gì để giảm stress? Làm cách nào để giảm stress hiệu quả?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Làm cách nào để giảm stress hiệu quả? Ăn gì để giảm stress? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé!

Stress là trạng thái căng thẳng về thần kinh và cảm xúc do nhiều nguyên nhân khác nhau từ môi trường sống. Đây là phản ứng sinh lý, tâm lý bình thường của một người khi họ cố gắng thích nghi với những thay đổi, áp lực từ bên trong hoặc bên ngoài. Stress có thể là động lực tích cực giúp kích thích tập trung vào việc giải quyết các vấn đề đang xảy ra.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ không những về thể chất mà còn về tâm lý và thậm chí có thể gây trầm cảm. Hôm nay H&H Nutrition sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về việc ăn gì để giảm stress thông qua nội dung dưới đây!

Ăn gì để giảm stress? Làm cách nào để giảm stress hiệu quả?
Ăn gì để giảm stress?

Đâu là những nguyên nhân gây stress?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên stress tâm lý. Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là:

Yếu tố bên trong

  • Sức khỏe: nếu thường xuyên rơi vào tình trạng không tốt như bị ốm đau, thiếu chất, mắc bệnh hiểm nghèo, hay cụ thể nhất chúng ta có thể thấy nhiều ở Việt Nam trong vòng 1 năm trở lại đây là stress hậu covid khi tình hình dịch bệnh kéo dài.
  • Tâm lý: Người thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội, suy nghĩ tiêu cực về bản thân hay những người quá cầu toàn tự tạo áp lực cho bản thân sẽ dễ bị stress hơn những người còn lại.

Yếu tố bên ngoài

  • Tài chính: không phải là một tác nhân gây stress xa lạ với chúng ta. Theo hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho thấy có tới 72% người Mỹ luôn gặp căng thẳng về tài chính. Tỉ lệ này cũng có thể gặp tương tự ở các quốc gia khác trên toàn thế giới. Những người gặp vấn đề này thường hay tranh luận, cáu gắt với người thân về vấn đề tiền bạc, e ngại hoặc sợ hãi khi mở email, điện thoại, cảm thấy lo lắng quá mức về tiền bạc,…
  • Công việc: khi xã hội càng phát triển, con người ngày càng dành nhiều thời gian cho công việc hơn, đó chính là điều kiện cho sự gia tăng stress. Phát sinh stress khi công việc quá tải, công việc thiếu an toàn, áp lực từ cấp trên,…  cộng thêm các vấn đề về sức khỏe, cuộc sống cá nhân có thể khiến stress nặng hơn. Khi làm việc người bệnh thường thấy mệt mỏi, đau nhức đầu, giảm khả năng tập trung, năng suất làm việc giảm sút,… Đây cũng là nguyên nhân gây stress ở sinh viên – nhóm người phải đối mặt với nhiều áp lực về bài vở, chi phí sinh hoạt, việc làm thêm,… Tình trạng này khá phổ biến ở sinh viên Việt Nam.
  • Các mối quan hệ cá nhân: là nguyên nhân không nhỏ gây nên stress. Người thân, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, mối quan hệ cấp trên cấp dưới,… đều có thể gây stress cho chúng ta. Bên cạnh những mối quan hệ gần gũi, hiện nay có một thực trạng đáng báo động đó là stress từ các mối quan hệ với những người xa lạ do sự phát triển không ngừng các trang mạng xã hội như Facebook, youtube, tiktok…. Thì hiện trạng “Bạo lực mạng” (cyber bullying) hay “quấy rối mạng” (cyber harassment) đang tăng đến mức đáng báo động gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người hứng chịu.
  • Nuôi dạy con cái: là vấn đề mà bậc cha mẹ nào cũng phải đối mặt bởi cùng một lúc, họ phải đảm nhiệm nhiều vai trò cả trong gia đình và xã hội. Nguồn gốc của stress trong việc nuôi dạy con cái có thể đến từ nhiều yếu tố như khó khăn về tài chính, về mối quan hệ vợ chồng, hay mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái,…
  • Những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của chính bản thân: Có thể bạn không để ý nhưng những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân của stress. Sự bận rộn, thiếu thời gian chăm sóc bản thân,… tuy nhỏ nhưng tác động rất lớn. Nếu vấn đề này không được giải quyết thì có để lại hậu quả dai dẳng cho chính bản thân bạn.

Stress kéo dài ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sống?

Khi stress ở mức độ vừa nó sẽ làm tăng tiết các hormone stress có tác dụng tích cực làm tăng sự tập trung xử lý vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên nếu phải tiếp nhận những tác động căng thẳng kéo dài và tần suất thường xuyên sẽ khiến cơ thể hình thành những thói quen không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tim, đột quỵ…
  • Làm cho các bệnh lý nền như: hen suyễn, đái tháo đường,… trở nên trầm trọng hơn
  • Tăng tích lũy mỡ thừa dẫn tới bệnh lý béo phì
  • Stress gây mất ngủ thường xuyên khiến não trở nên kém linh hoạt, có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dễ dẫn đến hiện tượng trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Gây ra các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu migraine
  • Các vấn đề về da và tóc như mụn trứng cá, rụng tóc,…
  • Trong một số trường hợp, stress có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh lý đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích,…
  • Rối loạn chức năng tình dục, cũng như kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Tăng tốc độ lão hoá,…

Stress là tình trạng không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không có những biến chuyển tích cực về tâm lý hay nói cách khác là không có cách xả stress hiệu quả thì những ảnh hưởng này sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề nguy hại về mặt sức khoẻ.

Nên ăn gì để giảm stress? Làm cách nào để giảm stress hiệu quả?

Nên ăn gì để giảm stress?

Đây có lẽ là mối bận tâm và thắc mắc của nhiều người bởi lẽ tình trạng stress trong cuộc sống đang ngày càng gia tăng. Thực tế, có nhiều cách để giảm stress, trong đó chế độ ăn đóng một vai trò nhất định. Một số loại thực phẩm giúp giảm stress hiệu quả mà bạn nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày vì không những bảo vệ cơ thể bạn trước tình trạng căng thẳng, áp lực, mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Những loại thực phẩm giúp giảm stress:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: như bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt,… cung cấp nhiều serotonin – loại hormone giúp giảm các hormone gây căng thẳng, ngoài ra còn giúp ổn định đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Chất đường bột: khi căng thẳng, đồ ăn ngọt chứa đường bột lại trở thành thực phẩm giảm stress vì giúp cơ thể sản sinh nhanh serotonin nhờ đó làm dịu tình trạng căng thẳng. Lưu ý rằng, chất đường bột là loại carbohydrate đơn, có thể gây tăng đường huyết, đồng thời hiệu quả giảm stress của nó cũng không kéo dài. Vì vậy tránh dùng nhiều và biến nó thành một thói quen không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trái cây: khả năng kiềm chế mức độ gia tăng hormone căng thẳng thường có ở những loại trái cây giàu vitamin C như cam, việt quất, bưởi, dâu tây, ổi,… không những thế đây còn những là thực phẩm giàu vitamin A, C, E, K cùng các khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra quả bơ là cũng một trong những loại thực phẩm giảm stress vì hàm lượng kali cao. Tuy nhiên, chỉ nên ăn bơ với một lượng vừa phải vì lượng chất béo có nhiều trong quả bơ có thể khiến bạn tăng cân.
  • Các loại rau, củ: thiếu Magie cũng có thể làm giảm tuần máu lên não, gây mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng. Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu magie có trong các loại rau xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh, rau cải xoăn,…
  • Tỏi: Tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh giúp tăng hàm lượng glutathione. Chất chống oxy hóa này là một phần của hệ thống bảo vệ đầu tiên của cơ thể bạn chống lại căng thẳng. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy tỏi giúp chống lại căng thẳng và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về con người.
  • Atiso: Atiso là một nguồn chất xơ cực kỳ dồi dào và đặc biệt là rất giàu prebiotics, một loại chất xơ nuôi các vi khuẩn thân thiện trong đường ruột của bạn Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng prebiotics như fructooligosaccharides (FOSs), tập trung trong atiso, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. Thêm vào đó, một đánh giá đã chứng minh rằng những người ăn 5 gam prebiotics trở lên mỗi ngày đã cải thiện được các triệu chứng lo âu và trầm cảm, cũng như chế độ ăn chất lượng cao, giàu prebiotic có thể giảm nguy cơ căng thẳng. Atiso cũng chứa nhiều kali, magiê và vitamin C và K, tất cả đều cần thiết cho phản ứng căng thẳng lành mạnh.
  • Khoai lang cũng là một loại thực phẩm giảm căng thẳng với hàm lượng chất xơ và beta carotene cao giúp chuyển hóa đạm và kích thích cơ thể sản sinh serotonin để điều chỉnh tâm trạng, giúp ngủ ngon, tăng cường trí nhớ, giảm stress, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn nên chế biến khoai lang dưới dạng luộc hoặc hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này nhé.
  • Các loại cá béo có thể kể đến như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích,… có chứa hàm lượng omega 3 cao giúp ngăn chặn sự gia tăng các hormone gây căng thẳng, trầm cảm, đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, trong cá béo còn chứa vitamin D cao, có tác dụng cải thiện tâm trạng rất tốt.
  • Một số loại như trà xanh các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi dùng trà đen nhiều hơn giúp mang lại cảm giác bình tĩnh, làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng. Trà xanh không những giúp cơ thể giảm mệt mỏi, dễ chịu và thoải mái hơn mà còn là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa….

Thực phẩm chức năng giúp giảm căng thẳng – Doppelherz  Aktiv Anti Stress

Doppelherz  Aktiv Anti Stress có thành phần chủ yếu là các thảo dược thiên nhiên, bao gồm chiết xuất lá bạch quả, chiết xuất lá tía tô đất và các vitamin nhóm B. Trong đó, bạch quả là loại thảo mộc được sử dụng trong y học truyền thống lâu đời cùng các vitamin nhóm B giúp tăng tuần hoàn máu, duy trì chức năng não bộ, giảm tình trạng căng thẳng, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Thành phần chiết xuất từ lá tía tô đất giúp tăng cường miễn dịch, giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ cũng như phòng ngừa bệnh Alzheimer hữu hiệu. Sản phẩm có chứa tới 27 vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Uống Doppelherz  Aktiv Anti Stress mỗi ngày sẽ giúp tinh thần tập trung, tỉnh táo giúp bạn đạt hiệu quả cao trong công việc, và giảm bớt nguy cơ bị stress. Lưu ý không dùng sản phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi, người đang sử dụng thuốc kháng đông, chất dẫn xuất counmarin, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ăn gì để giảm stress?
Doppelherz Anti Stress

>>> Xem chi tiết sản phẩm: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/doppelherz-aktiv-anti-stress/

Làm cách nào để giảm stress hiệu quả?

Bạn nên kết hợp một chế độ ăn uống khoa học cùng với là một số hoạt động đơn giản nhưng có thể giảm stress vô cùng hiệu quả dưới đây:

  • Tập thể dục: có thể đem lại nhiều lợi ích mà bạn không thể ngờ tới. Thực tế cho thấy những người tập thể dục thường xuyên ít gặp phải lo lắng hơn những người không tập thể dục. Có sự khác biệt này là do tập thể dục làm giảm hormone stress về lâu dài, giúp giải phóng endorphin – hormone cải thiện tâm trạng và hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, tập thể dục còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cảm giác tự tin từ đó giúp cho tinh thần bạn được thoải mái hơn.
  • Yoga: lợi ích của yoga đối với căng thẳng và lo lắng dường như có liên quan đến tác dụng của nó đối với hệ thống thần kinh giúp giảm mức cortisol, huyết áp và nhịp tim và tăng axit gamma-aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh bị giảm khi bị stress.
  • Sử dụng tinh dầu hoặc đốt một cây nến thơm có thể giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng và giúp cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo số mùi hương nhẹ nhàng như: hoa hồng, hoa oải hương, trầm hương, gỗ đàn hương, cam hoặc hoa cam,…
  • Giảm tiêu thụ caffein: caffeine là một chất kích thích được tìm thấy trong cà phê, trà, sôcôla và nước tăng lực. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên sử dụng liều cao có thể khiến bạn thấy lo lắng, bồn chồn.
  • Dành thời gian cho bạn bè và gia đình: một nghiên cứu cho thấy, đối với phụ nữ nói riêng, dành thời gian cho bạn bè và trẻ em giúp giải phóng oxytocin, một loại hormone giúp giảm căng thẳng tự nhiên. Một nghiên cứu khác cho thấy đàn ông và phụ nữ có ít mối quan hệ xã hội nhất có nhiều khả năng bị trầm cảm và lo lắng.
  • Sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình có thể giúp bạn vượt qua thời gian căng thẳng.
Ăn gì để giảm stress?
Làm cách nào để giảm stress hiệu quả?
  • Suy nghĩ tích cực hơn và học cách từ chối: Lòng biết ơn có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng bằng cách tập trung suy nghĩ của bạn vào những gì tích cực trong cuộc sống, lúc này bạn đừng tiếc đi một nụ cười nhé, vì cười có nhiều tác động tới cảm xúc và có thể giúp giảm bớt stress. Bạn cũng nên học cách chọn lọc những gì bạn có thể đảm nhận và từ chối những trách nhiệm có thể khiến bạn quá tải để giảm bớt áp lực cho bản thân nhé!
  • Ngoài ra bạn cũng có thể giảm stress bằng việc thư giãn khi nghe những loại nhạc không lời có nhịp chậm, chơi đùa với thú cưng,…
  • Tuy nhiên nếu bạn đã cố gắng thử nhiều cách để kiểm soát stress nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn, lời khuyên lúc này là bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời nhé.

Hy vọng bài viết của H&H Nutrition với những nội dung trên đây có thể giúp bạn đọc tìm ra đáp án cho câu hỏi ăn gì để giảm stress để từ đó lựa chọn ra những phương pháp và thực phẩm giúp giảm stress hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Nên ăn gì để giảm stress? Làm cách nào để giảm stress hiệu quả?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition