Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Tại sao kẽm lại quan trọng đối với cơ thể trẻ? Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm là một trong những vi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 10 trẻ em dưới 5 tuổi thì có đến 7 trẻ thiếu loại vi chất quan trọng này dù cho vai trò của kẽm là vô cùng quan trọng. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào? Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ? Cùng H&H Nutrition theo dõi bài biết sau nhé!

Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?
Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?

Tại sao kẽm lại quan trọng đối với cơ thể trẻ

  • Kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch phát triển và duy trì hoạt động có hiệu quả để từ đó bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho B và lympho T có tác dụng giúp vết thương mau lành, tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Ở trẻ, thiếu kẽm sẽ dẫn tới hiện tượng thực bào bị suy giảm, hoạt hóa đại thực bào. Vì vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do Ɩàm tổn thương chức năng của hệ miễn dịch. Nếu bổ sung kẽm đầy đủ, có thể giảm tỷ lệ tử vong trên 50%, giảm 41% khả năng mắc viêm phổi.

Một số bệnh lý gặp phải khi trẻ bị thiếu kẽm:

  • Việc thiếu kẽm sẽ làm suy yếu các tế bào trên da đầu, khiến cho tóc bị khô, gãy – một trong những lý do chính gây ra rụng tóc.
  • Đồng thời, kẽm còn vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ:
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp và điều hòa chức năng của các hormone kích thích tăng trưởng và tăng trưởng.
  • Khi bị thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị và làm mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn ở trẻ. Từ đó làm cho trẻ trở nên lười ăn, biếng ăn,.. hậu quả lớn hơn là gây ra suy dinh dưỡng.
  • Tăng cường sự hấp thu, phân chia tế bào và tổng hợp đạm. Trong trường hợp thiếu kẽm làm cho sự phân chia tế bào khó xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao ở trẻ. Giúp thúc đẩy sự tăng trưởng về thể chất bằng những tác động của hệ tiêu hóa.

Khi nào cần phải bổ sung kẽm cho trẻ?

Ở trẻ em, các bậc cha mẹ có thể nhận thấy một số những biểu hiện cụ thể, điển hình của việc thiếu kẽm như: Tình trạng biếng ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương, tiêu chảy kéo dài, rụng tóc, hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, cơ quan sinh dục chậm phát triển, thị lực kém, rối loạn giấc ngủ, hay khóc về đêm, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai chân (vảy cá),…

Những biểu hiện này khiến ba mẹ thường lầm tưởng với những hiện tượng thông thường ở trẻ nhỏ nên thường không chú ý mà bỏ qua. Vì thế, ngay khi trẻ có một số biểu hiện trên, cần nhanh chóng bổ sung kẽm ngay cho trẻ.

Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?
Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ

Cách bổ sung kẽm cho trẻ? 

Việc phòng ngừa sự  thiếu hụt nguồn kẽm ở trẻ là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ nên lưu ý rằng kẽm không phải là vi chất có sẵn trong cơ thể của trẻ, do đó cần phải bổ sung vi chất này dưới nhiều dạng khác nhau cho trẻ. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và tuỳ mỗi độ tuổi khác nhau mà lượng kẽm cần thiết cho trẻ cũng khác nhau.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu về kẽm của trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi:

  • Trẻ dưới 6 tháng: 2 mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Đối với bé trai cần 11mg/ngày, bé gái cần 9mg/ngày là đủ.

Đồng thời, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cách bổ sung nguồn kẽm đúng và tốt nhất, giúp dễ hấp thu nhất chính là nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm để thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của trẻ.

* Một số lưu ý trong quá trình bổ sung kẽm cho trẻ:

  • Không kết hợp, bổ sung đồng thời: canxi và kẽm; kẽm và sắt (thời điểm tốt nhất là bổ sung sắt sau 2 tiếng bổ sung kẽm). 
  • Để nâng cao hiệu quả hấp thu của nhau, nên kết hợp kẽm với Vitamin C.

Ăn gì để bổ sung kẽm cho trẻ?

  • Nguồn sữa mẹ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ thiếu kẽm vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Mẹ có thể nuôi con hoàn toàn chỉ bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng.

Ngoài ra, kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ tuy nhiên cơ thể lại không có khả năng tự sản sinh loại vi chất này. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên bổ sung kẽm cho con qua thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây Ɩà một số thực phẩm giàu chất kẽm tăng hấp thu cho trẻ nên mà cha mẹ có thể đưa vào trong thực đơn mỗi ngày của con và chế biến chúng sao cho hấp dẫn nhất.

  • Các loại hải sản giàu chất kẽm: 

Hàu, tôm, cua, sò, hến,… Trong đó, Hàu Ɩà một loại hải sản đứng đầu trong top những thực phẩm giàu chất kẽm. Thịt cua giàu chất dinh dưỡng giúp cơ bắp và tim của trẻ hoạt động  một cách tốt nhất.

  • Các loại thịt: 

Thịt bò, thịt heo nạc, thịt gà,… Thịt bò có chứa kẽm giúp tăng hấp thu cho trẻ, hỗ trợ cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

  • Các loại đậu, hạt: 

Đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng, đậu xanh, hạt bí, hạt kê, hạt chia, hạt điều, đậu phộng,… Những loại đậu này có màu sắc nổi bật sẽ  giúp kích thích thị giác của trẻ, khiến trẻ ăn ngon hơn.

  • Rau củ quả giàu kẽm:  

Nấm, khoai tây, bí ngô, bông cải xanh, rau chân vịt, đậu Hà Lan, cải bó xôi, bơ, măng tây và tỏi rất giàu kẽm cũng như vitamin và các khoáng chất,…

Liên hệ ngay với H&H Nutrition nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng hàng ngày của bé. H&H Nutrition là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng và những sản phẩm dinh dưỡng an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition