Ăn gì để diệt tế bào ung thư?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị ung thư. Vậy ăn gì để diệt tế bào ung thư? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Ung thư phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Thế nhưng phần lớn người mắc ung thư đều đến khám ở giai đoạn muộn và các biện pháp can thiệp gần như là vô hiệu.

Ăn gì để diệt tế bào ung thư hiệu quả

Một chế độ ăn uống đa dạng với các thực phẩm giàu dưỡng chất, nguyên chất có thể giúp làm giảm nguy cơ hình thành và phát triển ung thư. Sau đây là một số thực phẩm tốt cho sức khỏe, vừa giàu dưỡng chất vừa có thể ngăn ngừa ung thư mà mọi người nên lưu lại cho mình.

Thực đơn cho người ung thư buồng trứng

Bông cải xanh

Trong bông cải xanh có chứa chất sulforaphane – hợp chất thực vật được tìm thấy trong các loại rau họ cải có đặc tính chống ung thư mạnh. Chất này được chứng minh là có thể gây chết tế bào ung thư và làm giảm kích thước khối u trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Hơn nữa, các chuyên gia cũng khuyến khích ăn nhiều rau họ cải để có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Cà rốt

Cà rốt là loại củ giàu dinh dưỡng, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ cà rốt và giảm nguy cơ ung thư dạ dày đến 26%. Và nghiên cứu khác cũng cho thấy ăn nhiều cà rốt có liên quan đến tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 18%.

Đậu

Các loại đậu chứa nhiều chất xơ – chất này có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu trên người và động vật đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều đậu còn có thể làm giảm nguy cơ khối u đại trực tràng và ung thư ruột kết.

Quả mọng

Quả mọng có chứa nhiều anthocyanin – sắc tố thực vật có đặc tính chống oxy hóa và chất này có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Qua một số nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã phát hiện ra rằng, sắc tố thực vật có trong quả mọng có thể làm giảm sự phát triển và lây lan của một số loại ung thư. Một số loại quả mọng: mâm xôi đen,mâm xôi đỏ, việt quất, dâu tây, nho,…

Quế

Quế nổi tiếng là có lợi cho sức khỏe, bao gồm khả năng giảm lượng đường trong máu và giảm viêm. Ở Việt Nam, quế được sử dụng nhiều trong Đông y, chế biến món ăn vừa để tăng hương vị vừa có tác dụng với sức khỏe.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã phát hiện ra, chiết xuất của quế có thể có đặc tính chống lại ung thư và có thể giúp làm giảm sự phát triển cũng như lan rộng của khối u. Tuy nhiên, để nhận định quế có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư ở người còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Quả hạch

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ tăng cường nhiều loại hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Trong đó, các loại hạt như quả hạch Brazil, quả óc chó,… chứa nhiều selen có khả năng chống lại tế bào ung thư và làm nguy cơ mắc ung thư.

Dầu oliu

Dầu oliu chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi dầu oliu là một trong những thực phẩm chủ yếu có trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn nhiều dầu oliu  có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.

Nghệ

Củ nghệ là loại củ quen thuộc thường được dùng làm thuốc, mỹ phẩm hoặc gia vị chế biến món ăn. Nghệ còn nổi tiếng tốt cho sức khỏe bởi có chứa curcumin. Curcumin là hoạt chất hóa học có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và thậm chí là ung thư. Qua nghiên cứu, curcumin được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Quả có múi

Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng chất xơ có lợi cho sức khỏe. Việc tiêu thụ nhiều các loại trái cây này không chỉ gia tăng sức đề kháng, mà còn được chứng minh có thể làm già nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, dạ dày, đường tiêu hóa và đường hô hấp trên.

Hạt lanh

Hạt lanh chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch. Do đó, loại hạt này hay dầu từ hạt này được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt lanh có thể làm giảm sự phát triển ung thư vú và tuyến tiền liệt. Hơn nữa, hạt lanh giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Cà chua

Cà chua chứa nhiều hợp chất lycopen – đây là hợp chất tạo nên màu đỏ cho cà chua và cũng là chất có khả năng chống ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều cà chua có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Để giúp tăng lượng ăn vào, mọi người có thể ăn cà chua sống hoặc hấp chín vào chế độ ăn hàng ngày. Khi ăn, mọi người có thể kết hợp cà chua ăn với bánh mì sandwich, salad,….

Tỏi

Tỏi cũng là một trong những thực phẩm, gia vị nổi tiếng tốt cho sức khỏe. Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin – hợp chất được chứng minh là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư trong nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày và đại trực tràng.

Cá béo

Các loài cá béo giàu dinh dưỡng, nhất là chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cam,… chứa các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, acid béo omega 3 có tác dụng bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ mắc ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên đặt xây dựng thực đơn ăn uống với ít nhất 2 bữa ăn cá trong tuần để được cung cấp dinh dưỡng tối ưu cũng như giảm nguy cơ mắc ung thư.

Hầu hết các thực phẩm có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư đều chứa những chất, dưỡng chất đặc biệt. Việc tiêu thụ với hàm lượng cân đối, phù hợp sẽ vừa giúp mọi người nâng cao sức khỏe toàn thân và giảm được nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm: Top 5 loại sữa dành cho người sau phẫu thuật UNG THƯ được chuyên gia tin dùng

Các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư

Ung thư là một trong những căn bệnh khiến nhiều người lo sợ và có thể nói là nỗi ám ảnh. Bởi đây là căn bệnh âm thầm, phức tạp gây nên nhiều hậu quả cho sức khỏe của người bệnh.

Bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân gây ra, cho đến nay vẫn chưa rõ các nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Song, bên cạnh các yếu tố di truyền thì các yếu tố về bên ngoài chiếm đến 80-90%. Một trong những yếu tố lối sống quan trọng nhất cần được xem xét chính là chế độ ăn uống của mỗi người. Bởi có một lượng lớn nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thực phẩm có liên quan cao đến mắc ung thư.

Để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, mọi người có thể tìm hiểu một số thực phẩm tăng nguy cơ ung thư như sau:

Thịt chế biến

Thịt chế biến là các loại thịt được đem đi chế biến bằng cách xông khói, ướp muối, xử lý và đóng hộp. Hầu hết các loại thịt chế biến là thịt đỏ. Các loại thịt chế biến phổ biến hiện nay bao gồm: xúc xích, thịt heo xông khói, lạp xưởng, giăm bông, thịt bò bắp, thịt bò khô, thịt hộp,…

Các phương pháp được sử dụng để chế biến các loại thịt có thể tạo ra chất gây ung thư. Chẳng hạn, theo một báo cáo năm 2018, xử lý thịt bằng nitrit có thể tạo ra chất gây ung thư N-nitroso. Thịt hun khói cũng có thể chứa chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) gây ung thư.

Và theo một đánh giá năm 2019, thịt chế biến sẵn là yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư đại trực tràng. Và một đánh giá khác vào năm 2019 cũng phát hiện rằng các loại thịt chế biến có liên quan đến ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, đánh giá vào năm 2018, các nhà nghiên cứu cũng xác định việc tiêu thụ nhiều thịt chế biến có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú.

Đồ chiên

Khi các thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao, nhất là quá trình chiên, nướng, quay,… sẽ sinh ra hợp chất acrylamide. Đây mà một trong những chất tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tiêu thụ nhiều.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột chiên có hàm lượng acrylamide cao bao gồm khoai tây chiên, snack khoai tây,…

Theo một nghiên cứu năm 2020, acrylamide làm hỏng DNA và gây ra apoptosis hoặc gây chết tế bào. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều đồ ăn chiên rán còn gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tiểu đường. Các loại bệnh này có thể thúc đẩy gia tăng viêm nhiễm, oxy hóa dẫn đến tăng nguy cơ ung thư.

Thực phẩm nấu quá chín

Thực phẩm nấu quá chín, đặc biệt là thịt có thể tạo ra chất gây ung thư. Theo một bài viết năm 2020, thịt nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra PAH gây ung thư và các amin dị vòng (HCA). Những chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi DNA của tế bào.

Các phương pháp nấu chín thức ăn ở nhiệt độ cao hoặc trên ngọn lửa trần: nướng bằng vỉ trực tiếp trên lửa, BBQ, chiên bằng chảo,…

Đường và carbohydrate tinh chế

Thực phẩm chứa đường   tinh chế có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ gây ung thư. Một số thực phẩm chứa đường   tinh chế bao gồm: đồ uống có đường, đồ nướng, mì ống trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, ngũ cốc có đường,…

Việc tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2. Các nghiên cứu cho thấy, cả 2 tình trạng này đều thúc đẩy viêm nhiễm, oxy hóa dẫn đến nguy cơ mắc ung thư. Theo một nghiên cứu năm 2019, bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Rượu

Khi uống rượu vào cơ thể, gan sẽ phân hủy rượu thành acetaldehyde – một hợp chất gây ung thư. Theo một đánh giá vào năm 2017, acetaldehyde thúc đẩy tổn thương DNA và tình trạng oxy hóa. Điều này làm cản trở khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho cơ thể khó nhắm mục tiêu chống lại các tế bào tiền ung thư và ung thư.

Đối với nữ giới, rượu làm gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể theo nghiên cứu vào năm 2015. Điều này có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen.

Nhìn chung các thực phẩm kể trên đều là những thực phẩm được nhiều người yêu thích và bổ sung hàng ngày. Song, các thực phẩm này lại không giàu dinh dưỡng mà còn chứa hợp chất, các chất gia tăng nguy cơ ung thư. Do đó, việc tìm hiểu các thực phẩm gia tăng nguy cơ ung thư này sẽ giúp mọi người xây dựng khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm phù hợp, lành mạnh hơn.

Làm thế nào để một chế độ ăn uống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư?

Những gì chúng ta ăn và uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách. Đối với hầu hết tất cả mọi người, điều có thể thấy rõ nhất là chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng. Giữ cân nặng hợp lý là rất quan trọng vì béo phì là nguyên nhân của 13 loại ung thư khác nhau. Có một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giữ cân nặng hợp lý hoặc giảm cân, có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của những gì ăn vào đối với nguy cơ ung thư là rất khó vì chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống rất đa dạng. Nhưng có bằng chứng tốt cho thấy rằng có một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư hệ thống tiêu hóa.

ĂN GÌ ĐỂ DIỆT TẾ BÀO UNG THƯ?
Thực đơn cho người ung thư

Một số thực phẩm có liên quan trực tiếp đến ung thư, tuy nhiên cũng có rất nhiều loại thực phẩm có thể tiêu diệt hoặc ngăn ngừa ung thư. Vậy ăn gì để diệt tế bào ung thư? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu thêm ở phần tiếp theo nhé!

Xem thêm: Tầm quan trọng của thiết kế thực đơn cho người ung thư

Lưu ý khi thiết kế thực đơn cho người ung thư

Một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư từ 10-20%. Do đó, khi xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày, mọi người cần chú ý một số điều sau:

Hạn chế tiêu thụ rượu

Cứ 10g rượu (dưới dạng ethanol) tiêu thụ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư miệng, hầu họng và thanh quản, thực quản (ung thư biểu mô tế bào vảy), gan, đại trực tràng và vú  lên 4-25%. Do đó, mọi người cần hạn chế  tất cả các loại đồ uống có cồn, cho dù là bia, rượu vang, rượu mạnh hoặc bất kỳ đồ uống có cồn nào khác.

Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh

bánh mì kẹp thịt, gà rán, khoai tây chiên, soda, nước ngọt,…. giàu năng lượng, đường và carbohydrate tinh chế là nguyên nhân gây tăng cân, thừa cân, béo phì, là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh ung thư.

Hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến

Thịt đỏ bao gồm tất cả các loại thịt cơ của động vật có vú như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, thịt cừu, ngựa và dê. Các loại thịt chế biến:  xúc xích, lạp xưởng, giăm bông, thịt xông khói,… Bởi nhóm thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Hạn chế đồ uống có đường

Đồ uống có đường là nguyên nhân gây tăng cân, thừa cân và béo phì ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là khi tiêu thụ thường xuyên hoặc với khẩu phần lớn. Khi bị béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Tránh hút thuốc lá

Việc tuân thủ lựa chọn thực phẩm lành mạnh, phù hợp và hạn chế các thực phẩm gia tăng nguy cơ ung thư trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này giúp mọi người có sức khỏe tốt và ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, tiểu đường,… đặc biệt là phòng chống ung thư.

Các loại sữa tốt cho bệnh nhân ung thư

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nếu như mắc ung thư, người bệnh vẫn có thể chọn bổ sung thêm sữa. Sữa là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất, cung cấp năng lượng phù hợp cho người bệnh đáp ứng các hoạt động hàng ngày. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư thường mệt mỏi, suy kiệt, chán ăn,… sữa là là sự lựa chọn hoàn hảo thay các bữa ăn cho người bệnh.

Việc lựa chọn sữa cho người bệnh ung thư cũng cần chú ý để chọn sản phẩm phù hợp, công thức thiết kế chuyên biệt. Sau đây là một số sản phẩm sữa được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên bổ sung cho người bệnh ung thư:

Sữa Supportan

Sữa supportan là sản phẩm sữa nước được thiết kế chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư. Sữa là sản phẩm y học được nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Sữa cao năng lượng với chai 200ml cung cấp đến 300Kcal cùng với đa dạng dưỡng chất giúp người bệnh bổ sung năng lượng, nâng cao khả năng chống viêm nhiễm, hỗ trợ chức năng miễn dịch của cơ thể, chống mệt mỏi, suy kiệt, tụt cơ,… Đặc biệt chứa hàm lượng cao EPA cao giúp giảm tình trạng suy mòn khối cơ do ung thư. Từ đó, người bệnh được cải thiện về sức khỏe,, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

Sữa Delical

ung-thu-mat-song-duoc-bao-lau
Sữa Delical cho bệnh nhân ung thư

Sữa Delical cũng là sản phẩm sữa nước nhập khẩu từ Pháp. Đây là dòng sữa cao năng lượng với chai 200ml cung cấp đến 300Kcal cùng với đa dạng chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó, giúp người bệnh cung cấp năng lượng cùng dưỡng chất chống lại suy dinh dưỡng, giảm các biến chứng khi điều trị, đảm bảo sức khỏe người bệnh có khả năng chống lại bệnh và đáp ứng hiệu quả điều trị.

Sữa Fortimel

Sữa Fortimel hiện nay có 2 loại: sữa nước và sữa bột nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh. Sữa là sản phẩm của thương hiệu Nutricia Hà Lan được nhập khẩu trực tiếp nguyên hộp về Việt Nam. Sữa Fortimel cũng là dòng sữa cao năng lượng với 200ml cung cấp đến 300Kcal cùng các dưỡng chất cần thiết: chất đạm, chất béo, carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất,… giúp người bệnh củng cố sức khỏe, tăng cường miễn dịch, chống suy kiệt,…

Bên cạnh các dòng sữa kể trên, để chọn các sản phẩm sữa phù hợp, người thân và người bệnh có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ. Dựa vào thể trạng, tình hình sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ tư vấn bổ sung sản phẩm sữa phù hợp.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cùng chuyên gia

Đối với bệnh nhân ung thư sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ của quá xạ trị, hóa trị, sau phẫu thuật  nên thường mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác, buồn nôn, nôn ói… Nếu như không có chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh nhanh chóng bị suy kiệt, suy dinh dưỡng và không có đủ sức chống chọi lại bệnh. Vì vậy, việc tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ dinh dưỡng, chuyên gia là điều vô cùng cần thiết nhằm giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện NRECI cung cấp dịch vụ tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh theo nhu cầu dinh dưỡng, thể trạng, sức khỏe,…. Đến với Viện, người bệnh sẽ được thăm khám dinh dưỡng, tư vấn chuyên biệt cùng bác sĩ. Trong suốt quá trình điều trị dinh dưỡng, bác sĩ luôn đồng hành cùng người bệnh để xem xét tình trạng, khả năng đáp ứng dinh dưỡng của người bệnh nhằm mang đến hiệu quả sức khỏe tốt nhất, đáp ứng điều trị khả quan.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Ăn gì để diệt tế bào ung thư?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (3 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition