Phẫu thuật xong nên ăn gì? Ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Những lưu ý và chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đang thắc mắc. Dù là mổ nhỏ hay lớn, ngoài chăm sóc vệ sinh vết mổ, người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng khả năng phục hồi cho cơ thể. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về vai trò của dinh dưỡng với vết mổ qua bài viết dưới đây.

Các bước cơ bản chăm sóc vết thương

Chăm sóc vết thương sau mổ là cách bạn có thể hạn chế các hậu quả nghiêm trọng về sau. Bên cạnh đó, quá trình sơ thực hiện cần lưu ý hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Để thực hiện chăm sóc vết thương, bạn cần thực hiện trình tự các bước sau:

Tháo, thay băng cho vết thương sau mổ

Các vết thương sau mổ thường sẽ được băng kín, nhằm bảo vệ tốt cho vết thương cũng như hạn chế va chạm. Tiến hành thay băng mới không những đảm bảo vệ sinh cho vết mổ mà còn giúp hạn chế tình trạng mô mới mọc ăn sâu vào băng cũ. Do đó, bạn cần tuân thủ cách băng bó vết thương đúng chuẩn y khoa, cùng một số lưu ý:

  • Thay băng mới cần phải thực nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật. Chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, với băng bẩn thì sử dụng kẹp để lấy băng ra nhằm tránh gây tình trạng nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
  • Thay băng mỗi ngày hay 2 ngày/lần (tùy thuộc vào chỉ định đến từ bác sĩ chuyên môn).
  • Trước khi mở băng, thay băng vết mổ bạn cần rửa sạch tay với xà phòng.
  • Không được làm ướt băng hay bẩn băng.
  • Nếu vết thương được các bác sĩ băng bằng băng dính, tuyệt đối không được bóc mà cần để phần băng dính đó bong ra tự nhiên.

Thực hiện vệ sinh vết thương

Bước quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chăm sóc vết thương mổ sau phẫu thuật tại nhà. Vết mổ sẽ cần được rửa cũng như vệ sinh đúng cách, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tránh làm tổn thương mô cũng như hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.

Khi vệ sinh, rửa vết mổ sẽ cần lưu ý:

  • Rửa vết thương nhẹ nhàng từ đỉnh đến đáy theo đường thẳng, rửa từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch hơn.
  • Nhằm hạn chế các tổn thương đến vết mổ, bạn cần sử dụng miếng gạc, băng y tế có độ mềm cao hay tăm bông để hỗ trợ rửa sạch vết thương.

Bôi thuốc, băng lại vết thương

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết mổ, người chăm sóc cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, và đồng thời băng kín lại vết thương bằng băng gạc hoặc sử dụng băng keo y tế.

Một lưu ý là bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc không có sự chỉ định đến từ bác sĩ bôi lên vết thương. Điều này sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn khiến cho vết thương mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.

Dưỡng ẩm cho vết thương

Bước chăm sóc này chỉ nên áp dụng khi vết thương đã không còn hiện tượng chảy dịch, đã khô lại. Theo các chuyên gia, kem dưỡng sẽ có độ ẩm phù hợp giúp vết mổ nhanh chóng lành hơn. Bạn nên chọn các loại sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như lô hội, tràm trà, hay theo ý kiến từ bác sĩ. Vừa có khả năng dưỡng ẩm mà vừa có tác dụng kích thích giúp vết mổ nhanh chóng liền da.

Những lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Dinh dưỡng sau phẫu thuật có vai trò giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục sức khỏe. Một vài lưu ý về chế độ ăn mà người bệnh có tham khảo:

  • Ăn uống đầy đủ hàm lượng protein cần thiết: Đây là điều rất quan trọng vì sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nhiều protein giúp nhanh lành vết thương. Giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng, phục hồi vết thương sau mổ. Chính vì vậy, người bệnh cần ăn những món ăn nhiều protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…) trong thực đơn hằng ngày.
  • Cung cấp đầy đủ năng lượng: Những người bệnh sau phẫu thuật cần cung cấp 10-50% nhu cầu năng lượng, thậm chí 100% so với những người thường tuỳ vào phẫu thuật nhỏ hay lớn. Những thức ăn giàu năng lượng sẽ giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sức khoẻ, tăng khả năng lành vết thương sau mổ.
  • Ăn nhiều thực phẩm Glucid: Glucid ngoài cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, còn giúp tích trữ glycogen, hỗ trợ bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Những người bị suy dinh dưỡng nặng, kể cả trước và sau phẫu thuật đều cần bổ sung nguồn dinh dưỡng cao trong thời gian dài đến khi hồi phục sức khỏe.

Ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Những thực phẩm mau lành vết thương

Ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Người bệnh thường bị giảm sức khỏe sau mổ. Chính vì vậy, bổ sung nguồn dinh dưỡng sau mổ sẽ giúp cơ thể phục hồi vết thương, tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch nhanh chóng:

Protein (chất đạm)

Đây là chất giúp tổng hợp collagen, khối cơ thúc đẩy phục hồi vết thương, sửa chữa mô cơ hư hỏng, tạo kháng thể chống lại viêm nhiễm. Protein nạc thường được tìm thấy ở các loại thịt như: Thịt gà, thịt heo, cá, trứng, sữa,… Ngoài thịt, protein cũng xuất hiện ở các loại như: đậu hũ, đậu đỗ,….

Chất xơ từ trái cây, rau quả

Đây là chất giúp ngăn ngừa biến chứng táo bón cho người bệnh sau mổ. Táo bón gây khó chịu, làm tăng các cơn đau khiến người bệnh phải nhập viện. Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ kết hợp với lượng nước cần uống hằng ngày, người bệnh sẽ ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Trái cây
  • Rau quả
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Khoai củ
Phẫu thuật xong nên ăn gì? Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?
Bổ sung các loại trái cây, rau quả

Xem thêm: Sau mổ nên ăn gì? Nhóm thực phẩm tốt giúp mau lành vết thương

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại vitamin khác nhau có chức năng khác nhau, giúp phục hồi vết thương sau mổ:

  • Vitamin A: Thường tìm thấy trong cà rốt, khoai lang, ớt chuông đỏ, các loại rau màu xanh,…giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Vitamin C: Nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu là kiwi, cam, cà chua,…giúp tạo ra collagen trong xương, cơ, sụn; tăng khả năng chữa lành vết thương sau mổ.
  • Vitamin D: Người bệnh có thể cung cấp vitamin D thông qua các sản phẩm sữa bổ sung, cá ngừ, cá hồi hoặc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời 10 phút 2 lần/ tuần. Đây là dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Canxi: Hàm lượng canxi từ sữa, các sản phẩm sữa hoặc rau xanh giúp tăng khả năng phục hồi mô mềm, hạn chế co cơ.
  • Kẽm, đồng: Các loại thực phẩm như hàu, cá, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, đậu, khoai tây, rau lá xanh đậm,…cung cấp hàm lượng kẽm, đồng cho cơ thể. Đồng thời, chúng cũng tăng sự hình thành collagen, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tạo sự toàn vẹn xương khớp.

Thực phẩm nên tránh trong quá trình hồi phục vết thương

Để quá trình hồi phục vết thương được nhanh hơn bạn sẽ cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, sẽ có một số món ăn bạn cần tránh để không làm ảnh hưởng đến tốc độ lành thương. Cụ thể:

Không ăn rau muống

Rau muống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, sinh da thịt vì có tính mát. Do đó, với những trường hợp vết thương hở sẽ cần tránh các loại rau này để không bị lồi thịt ở vết thương hở.

Nên tránh ăn đồ tanh, hải sản

Hải sản được coi là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi vết thương đang hở thì loại thực phẩm này có khả năng gây ngứa, khó chịu và lâu liền hơn, đồng thời có thể để lại sẹo.

Không ăn bánh kẹo ngọt, thịt hun khói

Những thực phẩm này có khả năng làm cho cơ thể mất đi các khoáng chất, vitamin cần thiết trong quá trình tái tạo tế bào, khiến vết thương lâu lành hơn.

Cần tránh ăn thịt gà

Thịt gà có thể làm cho vết thương ngứa, mất nhiều thời gian để lành hơn. Do đó, tốt nhất bạn cần tránh ăn loại thực phẩm này.

Kiêng bổ sung trứng

Trứng cũng là loại thực phẩm bạn nên cho vào danh sách hạn chế trong thời kỳ vết thương đang lên da non. Bởi trứng có tính thúc đẩy tăng sinh mô sợi collagen, sinh ra nhiều thịt dẫn đến thừa da và gây sẹo lồi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tránh ăn thịt bò

Thịt bò được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe nhưng đối với vết thương hở sẽ bị thâm, hình thành sẹo. Do đó những đang có vết thương hở thì cần kiêng, tránh sử dụng.

Tránh ăn các món được chế biến từ gạo nếp

Chắc hẳn nhiều người từng nghe qua gạo nếp dễ làm vết thương bị sưng hơn và để lại sẹo xấu. Các món gạo nếp có tính nóng khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu ăn các thực phẩm từ gạo nếp thường xuyên sẽ dễ tạo sẹo lồi. Vì lúc này vết thương đang lên da non, bạn cần tránh ăn để hạn chế sẹo xấu trên da.

Để quá trình chăm sóc vết thương tại nhà đạt được hiệu quả cao, thông qua quá trình thăm khám bạn cần ghi nhớ rõ các hướng dẫn từ bác sĩ và các chỉ định thực phẩm bổ sung trong quá trình này. Mục đích giúp các vết thương nhanh chóng lành lại và không để lại sẹo hay vết thâm về sau.

Phẫu thuật xong nên ăn gì? Các loại sữa giúp mau lành vết thương sau mổ

Sữa Fresubin 2Kcal Fibre Cappuccino 200ml

Đây là dòng sữa cung cấp năng lượng cho người suy dinh dưỡng, người có nguy cơ suy dinh dưỡng, người bệnh có nhu cầu năng lượng và protein. Sản phẩm còn hỗ trợ cho những người bệnh chạy thận nhân tạo cần bổ sung dinh dưỡng sau quá trình lọc máu. Sữa có công dụng như sau:

  • Đáp ứng nhu cầu năng lượng cho người bệnh.
  • Cải thiện chức năng vận động, tái tạo và duy trì khối cơ.
  • Cung cấp vitamin, khoáng chất giúp cải thiện hấp thu và tăng cường miễn dịch.
Phẫu thuật xong nên ăn gì? Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?
Sữa Fresubin 2Kcal Fibre Cappuccino 200ml

Chi tiết sản phẩm tại: Sữa FRESUBIN FIBRE DRINK 2kcal cho người SUY DINH DƯỠNG và bệnh nhân UNG THƯ

Sữa Fortimel Protein 125ml

Đây là sữa dành cho người sau phẫu thuật với hàm lượng dinh dưỡng cao, được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Sữa giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi vết thương sau mổ. Ngoài ra, sữa còn nhiều công dựng như:

  • Tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Hạn chế tình trạng táo bón, thúc đẩy tiêu hóa, đào thải độc tố.
  • Hợp chất choline trong sữa giúp bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe nhờ các thành phần protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh, carbohydrate.
  • Cung cấp đầy đủ calo cho cơ thể.
  • Thể tích nhỏ nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với người biếng ăn, ăn ít.
Phẫu thuật xong nên ăn gì? Ăn gì mau lành vết thương sau mổ?
Fortimel Protein

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa Fortimel Protein 125ml – Dinh dưỡng cao năng lượng cho người sau phẫu thuật, người già

Sữa Fortimel Protein 125ml được bán rộng rãi trên thị trường, giúp phục hồi vết thương sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn địa chỉ uy tín, người bệnh có thể mua phải sữa giả, sữa kém chất lượng. H&H Nutrition là nơi cung cấp sản phẩm sữa chính hãng, chất lượng trên thị trường. Khi mua hàng tại đây, người bệnh sẽ được tư vấn dinh dưỡng, cách sử dụng, cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe sau phẫu thuật.

Bí quyết để vết thương mau lành và không để lại sẹo

Khi tập trung vào việc làm lành vết thương, điều quan trọng là bạn phải có cho mình một chế độ ăn cân bằng, gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhằm hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Cụ thể:

Chế độ ăn đủ năng lượng

Quá trình lành thương sẽ cần sự góp sức của năng lượng. Do đó, bạn sẽ cần nhiều calo hơn mức bình thường. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, tất cả mọi người đều cần đủ lượng calo, protein nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động một ngày dài. Calo cung cấp năng lượng giữ cho cơ thể hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình lành thương tốt hơn.

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng và vẫn có giá trị dinh dưỡng. Cụ thể các thực phẩm có chất béo lành mạnh như bơ, quả hạch, phô mai, bơ hạt (bơ đậu phộng, hạnh nhân),… Nhu cầu calo sẽ thay đổi tùy theo kích thước, mức độ vết thương. Thăm khám với các bác sĩ để được xác định và tư vấn về chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Tập trung vào chất đạm

Protein sẽ giúp sửa chữa các mô, đây chính xác là những gì bạn cần khi đang muốn lành vết thương. Protein rất quan trọng trong việc duy trì, sửa chữa các mô cơ thể. Đồng thời nó cũng quan trọng đối với quá trình phục hồi da, tăng khả năng miễn dịch. Việc hấp thụ không đủ protein sẽ làm suy giảm quá trình hình thành collagen cũng như làm chậm quá trình lành thương.

Một số lời khuyên mà chuyên gia tư vấn dinh dưỡng muốn bạn lưu ý:

  • Chú ý bổ sung đạm: Vì protein rất quan trọng đối với việc lành thương, do đó hãy làm đa dạng nguồn protein trong mỗi bữa ăn.
  • Bổ sung thêm ít hạt vào các món salad để tăng hàm lượng protein.
  • Bổ sung sữa vào các bữa ăn nhẹ (Nếu bạn đang uống các loại sữa thay thế như sữa hạnh nhân thì hãy đảm bảo chúng có bổ sung protein từ đậu. Bởi nhiều loại sữa thay thế không đảm bảo cung cấp đủ protein).
  • Để dễ dàng bổ sung protein, bạn có thể chuyển sang ăn phô mai, bơ đậu phộng, sữa chua Hy Lạp, các loại hạt,…

Một điểm lưu ý là nhu cầu bổ sung protein mỗi người sẽ phụ thuộc vào yếu tố như tuổi tác, cân nặng, mức độ hoạt động. Nếu ăn quá nhiều đạm có thể gây nên tình trạng mất nước, tăng cân. Do đó, hãy bổ sung dinh dưỡng thông qua tư vấn đến từ chuyên gia, bác sĩ để có được quá trình hồi phục hiệu quả.

Cần quản lý lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường trong máu tối ưu là điều quan trọng nhằm đảm bảo vết thương của bạn lành tốt. Nếu lượng đường không được kiểm soát tốt có thể khiến vết thương khó lành, máu lưu thông kém,… Do đó, cần kiêng các loại bánh kẹo ngọt khi đang có vết thương hở Đồng thời, hãy chú ý làm theo hướng dẫn từ bác sĩ và tuân thủ các chỉ định tại nhà.

Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết

Khi chọn các thực phẩm ăn gì mau lành vết thương, hãy đảm bảo bạn bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Đặc biệt là những chất quan trọng nhất để chữa lành vết thương. Bởi việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng có thể gây tác động tiêu cực đến việc chữa lành vết thương.

  • Vitamin C: Có nhiều người nghĩ vitamin C như một chất tăng cường miễn dịch, tuy nhiên nó cũng hỗ trợ sản sinh collagen. Thiếu hụt vitamin C sẽ làm chậm quá trình lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó bạn nên bổ sung vitamin C qua ớt chuông,cà chua,cam, quýt, ổi, bông cải xanh, rau chân vịt, kiwi,
  • Vitamin A: Loại vitamin này cũng hỗ trợ kích thích sản sinh ra collagen, lượng vitamin A thấp cũng dẫn đến quá trình lành thương diễn ra lâu hơn. Bạn có thể nhận đủ lượng vitamin A thông qua các thực phẩm: Dưa lưới, quả mơ, cà rốt, xoài, đào, bó ngô, gan, trứng, phô mai,… Một lưu ý tốt nhất là bạn nên bổ sung vitamin A thông qua ăn uống. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A dạng bổ sung có thể gây khô da, đau xương, mờ mắt
  • Kẽm: Cũng giống với vitamin C, hoạt chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, đồng thời cũng là chìa khóa hỗ trợ làm lành vết thương. Kẽm có vai trò tổng hợp protein, collagen cũng như sự phát triển và chữa lành mô. Tốt nhất, bạn có thể bổ sung kẽm thông qua thực phẩm: Thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt gia cầm, cá,…
  • Sắt: Sắt cung cấp oxy cho vết thương và hỗ trợ vết thương nhanh lành. Các nguồn sắt tốt gồm: Cá, thịt đỏ, trứng, bánh mì nguyên hạt, quả hạch, hoa quả, các loại rau có màu sẫm,…

Có thể thấy, thực phẩm đa dạng sẽ hỗ trợ quá trình lành thương được tốt hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý đa dạng các loại thực phẩm theo như hướng dẫn từ bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Thời gian cần thiết để vết thương hoàn toàn lành

Vết thương bao lâu thì lành hoàn toàn sẽ còn phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố như vị trí xảy ra vết thương, miệng vết thương lớn hay nhỏ, mức độ tổn thương ở mức nông hay sâu. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì vết thương sẽ liền sau 3 tháng, lúc này dấu hiệu là da và mô khỏe hơn (khoảng 80%) so với làn da trước khi bị thương. Cụ thể:

Vết thương bị trầy xước

Với những vết thương nông, nhỏ do bị trầy xước như đứt tay, va chạm đồ vật,… Nếu không bị chảy máu nhiều, tổn thương sâu thì có thể nhanh chóng lành trong khoảng từ 5 đến 15 ngày. Thời gian hồi phục sẽ tùy vào cách bạn chăm sóc vết thương, cơ địa từng người cũng như thông qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mỗi ngày.

Vết thương cần khâu, cắt chỉ

Những vết thương hở sâu (sẽ có trường hợp cần phải khâu lại nhằm ngăn nhiễm trùng, cố định vết thương giúp nó nhanh lành hơn). Với những vết thương cần khâu thì bác sĩ có thể sử dụng chỉ tự tiêu, hay chỉ không tiêu. Các vết thương với chỉ tự tiêu thường sau khoảng 7 đến 10 ngày đã có dấu hiệu khô và liền miệng.

Mặt khác, với những vết thương lớn và sâu hơn, cần tiến hành phẫu thuật thì bác sĩ sẽ sử dụng chỉ không tiêu. Điều này sẽ giúp hạn chế các biến chứng xảy ra, sau khoảng 10 đến 21 ngày thì vết thương có thể được cắt chỉ. Quá trình này cần được tiến hành bởi bác sĩ, bạn tuyệt đối không tự chí làm tại nhà, tránh rủi ro không mong muốn.

Để vết thương nhanh lành, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chăm sóc, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ nước và vitamin C cho cơ thể. Bên cạnh đó, cần hạn chế các tác động tiêu cực bên ngoài vào vết thương đang trong quá trình hồi phục, không gãi, bóc, cậy,… Vì có thể gây sẹo cho cơ thể. Đồng thời, bạn có thể tham khảo thêm với bác sĩ các loại thuốc bôi ngoài da nhằm hỗ trợ xóa sẹo, làm mờ vết thương.

Tóm lại quá trình lành thương sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh việc chăm sóc vết thương đúng cách, bạn nên biết mình phải ăn gì mau lành vết thương, cũng như tránh các loại thực phẩm gây cản trở quá trình lành thương. Hy vọng có thể hỗ trợ bạn biết thêm các thông tin cần thiết, trong trường hợp vết thương nặng bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, xử lý. Mặt khác, H&H Nutrition với các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn biết thêm các thông tin dinh dưỡng, nhằm giúp quá trình lành thương an toàn. Do đó, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Tư vấn dinh dưỡng cùng H&H

Dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng, giúp phục hồi vết thương, ngăn ngừa biến chứng. Chính vì vậy, thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo mô, phục hồi những cấu trúc bị tổn thương nhanh chóng.

H&H Nutrition sẽ là nơi đáng tin cậy để người bệnh gặp gỡ và được chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia trong tư vấn dinh dưỡng. Họ sẽ giúp người bệnh đưa ra những giải pháp an toàn, cụ thể tùy vào mức độ bệnh, thói quen, tài chính và sở thích ăn uống.

Những thông tin về ăn gì mau lành vết thương sau mổ giúp người bệnh hiểu hơn về tầm quan trọng của thực phẩm sau phẫu thuật. Qua bài viết này, người bệnh sẽ có thể thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho mình giúp tăng khả năng hồi phục vết thương. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng của chúng tôi để nhận được sự giải đáp nhanh nhất.

Bài viết liên quan: 

 

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Phẫu thuật xong nên ăn gì? Ăn gì mau lành vết thương sau mổ? Những lưu ý và chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group:

    Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    ĂN SẠCH – SỐNG KHỎE

    đánh giá post

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition