Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật? Tham khảo tư vấn dinh dưỡng tối ưu nhất

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần chú trọng ăn uống để phục hồi sức khoẻ và làm lành vết thương. Vậy ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật? Hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Người bệnh khi phẫu thuật xong có sức đề kháng yếu và dễ tổn thương. Do đó, cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ và hợp lý với từng thể trạng. Vậy Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật? Hãy cùng H&H Nutrition tham khảo thiết kế thực đơn dinh dưỡng sữa cho người sau phẫu thuật dưới đây nhé!

Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật 

Ăn nhiều chất đạm, đủ chất béo tốt

Điều đầu tiên người bệnh cần tuân thủ đó là ăn đầy đủ chất đạm (protein). Có thể tìm thấy chất đạm ở các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, chim cút,… Bên cạnh đó, nguồn protein từ hải sản như cua, tôm, cá cũng là chất đạm giá trị sinh học cao.

Nếu người bệnh ăn chay hoặc không thích thịt, có thể bổ sung protein từ thực vật. Một số nguồn protein thực vật dễ tìm như các loại hạt: hạt lạc, đậu xanh, đậu đỏ,…

Ngoài ra, sữa cũng bổ sung một hàm lượng protein khá đủ cho người bệnh. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại sữa phù hợp cho hệ tiêu hoá cũng như thể trạng cơ thể.

Đối với chất béo, người bệnh chỉ nên dùng chất béo tốt như dầu cá hay nguồn gốc từ các loại hạt. Sử dụng chất béo từ động vật như lợn, vịt,… có thể gây rối loạn mỡ máu, không tốt cho người bệnh. 

Dung nạp vitamin và khoáng chất

Đối với người bệnh, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là điều cực kỳ cần thiết. Ăn nhiều trái cây, rau củ quả sẽ giúp cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng giúp lành vết mổ. Các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng đồ tươi thay vì đồ đông lạnh, đóng hộp.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều trái cây và rau quả cũng có thể khiến hệ tiêu hoá nhiều hơi, phải trung tiện nhiều. Người bệnh chỉ nên ăn đủ lượng như hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Trong các loại vitamin, vitamin C là cứu tinh của vấn đề oxy hoá và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp tăng cường miễn dịch, đề kháng và giảm nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể tìm thấy vitamin C nhiều ở bưởi, chanh, kiwi, cam, ổi,… 

Ngoài vitamin C, bổ sung beta-caroten cũng là một cách giúp làm lành sẹo và vết mổ. Đó là do chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, người bệnh tham khảo vitamin A từ cà rốt, đu đủ, bí đỏ,…

Bổ sung đủ chất đường và nhiều chất xơ

Người bệnh bổ sung chất đường bột từ các loại ngũ cốc hay cơm, đậu xanh, đậu đen, bánh mì, xôi,… Ngũ cốc nên dùng là ngũ cốc thô, chưa qua tinh thế, còn nguyên hạt.

Ăn ít các loại đường không tốt như đường kính, bánh, kẹo, nước ngọt. Vì các loại thực phẩm này chính là nguy cơ tiềm ẩn làm tăng đường huyết, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển làm nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật.

Người bệnh còn cần bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh. Chất xơ không những giúp cho quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi mà còn chống táo bón. 

Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật?
Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật?

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Dưới đây là những tư vấn dinh dưỡng cho thực đơn đến từ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ H&H Nutrition mà bệnh nhân có thể tham khảo. 

Ăn lỏng trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, đặc biệt là những loại phẫu thuật tại đường tiêu hoá là điều tối thiểu cần thiết đối với người bệnh. Sau đó, dần dần chuyển sang ăn rắn theo thời gian. Chế độ ăn sau phẫu thuật sẽ khác nhau tùy thể trạng mỗi bệnh nhân, từ mức độ mổ cho tới tốc độ phục hồi:

  • Sau phẫu thuật từ 24-48 giờ: tuỳ vào tính chất, quy mô cuộc phẫu thuật và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.
  • Sau 3-7 ngày phẫu thuật: người bệnh ăn thức ăn lỏng như sữa, sữa đậu nành, sữa chua không đường.
  • Sau 1-2 tuần phẫu thuật: người bệnh có thể chuyển sang thực phẩm xay nhuyễn hoặc nghiền. Đó có thể là cháo, cá xay/nghiền nhỏ, phô mai ít béo, sữa tách béo với bột protein, ngũ cốc nóng, ít béo như yến mạch hoặc trái cây và rau quả xay nhuyễn,…
  • Sau 2 tuần phẫu thuật: người bệnh đã có thể bổ sung thực phẩm mềm vào chế độ ăn. Có thể ăn thịt viên mềm, trứng luộc hoặc xào, rau quả nấu chín, gọt vỏ, trái cây mềm, gọt vỏ,…
  • 1 tháng sau phẫu thuật: ở giai đoạn này, người bệnh đã có thể ăn thực phẩm rắn. Tuy nhiên, cần tập trung bổ sung thực phẩm tự nhiên ví dụ như cây họ đậu, trái cây và rau tươi, các loại ngũ cốc,…
  • Sau 2 tháng phẫu thuật : người bệnh tiếp tục ăn uống cân bằng, điều độ bao gồm các loại thực phẩm rắn nhưng chú ý bổ sung nhiều rau quả tươi, chất đạm và chất béo tốt.

Sữa dành cho người sau phẫu thuật được bác sĩ khuyên dùng 

Sữa Fortimel Protein 125ml là sữa cho người sau phẫu thuật với hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể chuyển hoá dễ dàng. Bên cạnh đó, xây dựng được khối cơ cho người bệnh. Uống sữa mỗi ngày giúp tăng đề kháng và phòng ngừa loãng xương.

Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật?
Sữa dành cho người sau mổ Fortimel Protein

Sữa Fortimel Protein dành cho người già, người sau phẫu thuật hay bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Sản phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng và cải thiện năng lượng cho bệnh nhân. Đặc biệt, đây cũng là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy.

Ngoài lượng lớn protein và chất béo tốt, sữa Fortimel Protein còn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Sản phẩm đảm bảo cho quá trình phục hồi và làm lành vết thương sau phẫu thuật một cách nhanh chóng.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: Sữa Fortimel Protein 125ml – Dinh dưỡng cao năng lượng cho người sau phẫu thuật, người già

Tư vấn dinh dưỡng cùng H&H Nutrition 

H&H Nutrition cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho tất cả đối tượng từ trẻ em đến người lớn, từ người khoẻ mạnh đến người suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người mắc bệnh ung thư. Chuyên gia của chúng tôi thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, bệnh lý từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, thực đơn còn điều chỉnh theo mục tiêu, thói quen, sở thích hay khả năng tài chính. 

Trên đây là những giải đáp và chia sẻ khoa học xung quanh vấn đề “Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật”. H&H Nutrtion hy vọng rằng những thông tin trên bổ ích và thiết thực đối với quý khách hàng.


Bài viết liên quan:


BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Ăn gì mau lành vết thương sau phẫu thuật? Tham khảo tư vấn dinh dưỡng tối ưu nhất




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage:

    Group:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition