VITAMIN-Bạn có thể dùng quá liều Vitamin không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Bổ sung Vitamin bằng đường uống đã trở thành thói quen hằng ngày trong cuộc sống hiện đại. Dù đã có hướng dẫn về liều an toàn trên các sản phẩm, nhưng thực tế nhiều người đang sử quá liều khuyến nghị gây nguy hiểm.

Các thực phẩm bổ sung Vitamin điều được gắn nhãn hướng dẫn sử dụng, nhưng người dùng vẫn đang lạm dụng và sử dụng quá liều so với khuyến cáo. Vậy nên nếu bạn sử dụng quá liều Vitamin so với yêu cầu của cơ thể có còn an toàn không, có tác hại gì, rủi ro tiềm ẩn nếu dùng liều cao. Thì hôm nay H&H Nutrition sẽ chia sẻ với các bạn qua bài viết dưới đây

VITAMIN-Bạn có thể dùng quá liều Vitamin không?

Vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước

13 loại vitamin đã biết được chia thành 2 loại – tan trong dầu và tan trong nước.

Vitamin tan trong nước

Các loại vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C, cùng 8 loại vitamin nhóm B:

  • Vitamin B1 (thiamine)
  • Vitamin B2 (riboflavin)
  • Vitamin B3 (niacin)
  • Vitamin B5 (axit pantothenic)
  • Vitamin B6 (pyridoxine)
  • Vitamin B7 (biotin)
  • Vitamin B9 (folate)
  • Vitamin B12 (cobalamin)

Chúng được bài tiết qua nước tiểu, ít tích trữ trong cơ thể nên ít gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng nếu dùng ở liều cao. Nhưng một số chất vẫn có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ, dùng vitamin B6 liều rất cao gây tổn thương thần kinh không thể phục hồi, hay một lượng lớn niacin có thể gây tổn thương gan.

Vitamin tan trong dầu

Có bốn loại vitamin tan trong dầu:

Các vitamin tan trong dầu có thể tích tụ trong cơ thể, nên dễ ngộ độc hơn các vitamin tan trong nước.

Dù hiếm gặp nhưng quá nhiều vitamin A, D, E có thể dẫn đến các tác dụng phụ có hại.
Không có ngưỡng hấp thụ trên (UL) của vitamin K. UL chỉ liều lượng tối đa của một chất dinh dưỡng, mà không gây hại cho hầu hết mọi người.

Nguy cơ tiềm ẩn khi dùng quá nhiều vitamin

Trong thực phẩm, những chất dinh dưỡng này không có khả năng gây hại, ngay cả khi ăn lượng lớn.

Tuy nhiên, khi dùng ở dạng thực phẩm bổ sung, rất dễ quá nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá nhiều vitamin tan trong nước

Khi bổ sung quá liều, một số vitamin tan trong nước có thể gây ra tác dụng phụ.

  • Vitamin C: dùng liều cao gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, khó tiêu), chuột rút, buồn nôn và nôn, đau nửa đầu

vitamin cDùng quá liều Vitamin C

  • Vitamin B3 (niacin): niacin (dạng axit nicotinic) dẫn đến huyết áp cao, đau bụng, giảm thị lực và tổn thương gan khi dùng 1-3 gam mỗi ngày.
  • Vitamin B6 (pyridoxine). Gây ra các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng, tổn thương da, nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn và ợ chua, với 1–6 gam mỗi ngày.
  • Vitamin B9 (folate). Ảnh hưởng đến chức năng tâm thần, hệ thống miễn dịch và che giấu sự thiếu hụt vitamin B12.

Đây là những tác dụng phụ mà người khỏe mạnh có thể gặp. Những người có bệnh lý có thể gặp các phản ứng nguy hiểm hơn. Ví dụ, vitamin C không gây độc ở người khỏe mạnh, nhưng có thể gây tổn thương mô và các bất thường về tim gây tử vong ở những người mắc bệnh về máu gây ứ sắt.

Giống như vitamin K, một số vitamin không có mức tiêu thụ trên (UL), gồm vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B5 (axit pantothenic), vitamin B7 (biotin) và vitamin B12 (cobalamin). Dù vậy, một số có thể tương tác với thuốc và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. nên vẫn cần thận trọng với tất cả các thực phẩm bổ sung.

Tác dụng phụ liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin tan trong dầu

Vì các vitamin tan trong dầu có thể tích tụ trong các mô và gây hại nhiều hơn khi dùng ở liều cao trong thời gian dài.

Vitamin tan trong dầu có khả năng gây hại ở liều cao. Dưới đây là một số tác dụng phụ liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều vitamin tan trong dầu:

VITAMIN-Bạn có thể dùng quá liều Vitamin không?Ngộ độc vitamin A liều cao

  • Vitamin A: Ngộ độc vitamin A có các triệu chứng gồm buồn nôn, tăng áp lực nội sọ, hôn mê và thậm chí tử vong.
  • Vitamin D: gây giảm cân, chán ăn, rối loạn  nhịp tim, tăng nồng độ canxi trong máu, tổn thương các cơ quan.
  • Vitamin E: Vitamin E liều cao gây cản trở quá trình đông máu, gây xuất huyết và dẫn đến đột quỵ xuất huyết.
  • Vitamin K có khả năng gây độc thấp, nhưng nó tương tác với một số loại thuốc như warfarin và thuốc kháng sinh.

Uống quá nhiều có thể gây chết người không?

Rất hiếm khi tử vong do quá liều vitamin, nhưng đã có báo cáo về trường hợp tử vong liên quan đến ngộ độc vitamin. Ví dụ:

Chứng tăng vitamin A do dùng liều lớn hơn 200 mg, hoặc sử dụng mãn tính hơn 10 lần so với lượng khuyến cáo hàng ngày. Ngộ độc vitamin A dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng áp lực tủy sống, hôn mê và tổn thương cơ quan, gây tử vong.

Sử dụng vitamin D – hơn 50.000 IU mỗi ngày trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng canxi máu, tử vong.

Dùng quá liều vitamin khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ đến tử vong, như tổn thương gan. Ví dụ trên 5 gam Niacin phóng thích chậm có thể dẫn đến toan chuyển hóa, suy gan cấp – cả hai đều có thể gây tử vong.
Vì vậy, cần thận trọng khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Làm sao để bổ sung an toàn

vitamin

Cách tốt nhất để nhận các chất dinh dưỡng bạn cần là có một chế độ ăn uống đầy đủ. Bổ sung vitamin khi có các vấn đề như: tuổi tác, rối loạn di truyền, điều kiện y tế và chế độ ăn uống… làm tăng nhu cầu về chất dinh dưỡng nhất định.

Dưới đây là lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) và mức dung nạp trên có thể dung nạp được (UL) cho các vitamin tan trong chất béo và tan trong nước.

Đa số vitamin thường an toàn miễn là dùng đúng cách. Không nên tiêu thụ nhiều hơn mức dung nạp trên (UL) cho các chất được liệt kê ở trên.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng nhiều hơn UL để khắc phục sự thiếu hụt. Ví dụ, thiếu vitamin D thường được điều trị bằng cách bổ sung vitamin D liều cao 50.000 IU, nhiều hơn nhiều so với UL.

Nếu thắc mắc liên quan đến liều lượng vitamin, tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế.

Tóm lại

Mặc dù việc bổ sung được nhiều người dùng hàng ngày một cách an toàn, nhưng dùng liều quá cao sẽ dẫn đến các tác dụng phụ có hại, thậm chí tử vong.

Vì vậy, phải sử dụng vitamin một cách có trách nhiệm và tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế đáng tin nếu có thắc mắc về liều lượng thích hợp.

Nguồn tham khảo

Can You Overdose on Vitamins?: https://www.healthline.com/nutrition/can-you-overdose-on-vitamins#bottom-line

Xem thêm

VITAMIN-Bạn có thể dùng quá liều Vitamin không?

Ths Bs. Bùi Đình Hoàn – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    VITAMIN-Bạn có thể dùng quá liều Vitamin không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    đánh giá post

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition