Bé suy dinh dưỡng phải làm sao và 4+ lưu ý cho phụ huynh để cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ

Theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2019 của Tổ chức Unicef, trên thế giới cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam ở trẻ em dưới 5 tuổi 19,6% đến dưới 20%, với hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Vậy, câu hỏi đặt ra là, bé suy dinh dưỡng phải làm sao? Và phụ huynh cần phải lưu ý gì để giảm thiểu khả năng con bị suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ về sau ở trẻ. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân và tìm các giải pháp để hướng tới tầm vóc thế hệ Việt Nam vượt trội. Hiểu được điều đó, H&H Nutrition xin cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân, cách đánh giá và cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng dưới bài viết này.

Trẻ suy dinh dưỡng phải làm sao?
Bé suy dinh dưỡng phải làm sao?

Vì sao trẻ bị suy dinh dưỡng và các dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một mối quan tâm hàng đầu hiện nay
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một mối quan tâm hàng đầu hiện nay

Bé ăn hoài không tăng cân, bé biếng ăn, bé suy dinh dưỡng phải làm sao là mối quan tâm hàng đầu của bậc cha mẹ khi chăm sóc con. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng thiếu protein, năng lượng và một số chất dinh dưỡng khác làm cho cơ thể chậm hoặc ngừng phát triển. Những sai lầm về quan điểm nuôi dưỡng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Bà mẹ không đủ sữa hoặc cai sữa quá sớm nên bé bú không đủ năng lượng nên không tăng cân. Một số trường hợp thiếu sữa mẹ, trẻ được cho ăn bằng cháo loãng, bột loãng dẫn đến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. 

Giai đoạn ăn dặm, bé được cho ăn dặm khá sớm (trước 4 tháng), hoặc ăn dặm muộn. Ngoài ra, số lượng chất lượng bữa ăn cho trẻ không đủ và không cân bằng các chất dinh dưỡng dẫn đến trẻ thiếu chất kéo dài khiến trẻ suy dinh dưỡng. Nhiều trẻ khi mắc bệnh (sốt, nhiễm trùng, tiêu chảy…), phụ huynh kiêng khem thực phẩm và chỉ cho trẻ ăn cháo đường, cháo trắng làm trẻ lâu khỏi bệnh và suy dinh dưỡng. 

Sai lầm trong quan điểm nuôi dưỡng là nguyên nhân thường gặp ở suy dinh dưỡng trẻ em
Sai lầm trong quan điểm nuôi dưỡng là nguyên nhân thường gặp ở suy dinh dưỡng trẻ em

Những bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài cũng khiến trẻ suy dinh dưỡng. Những bệnh lý khác như cường giáp, bỏng, chấn thương, dùng corticoid, đái tháo đường, suy thận, suy tim… làm tăng quá trình chuyển hóa, giảm hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể nên làm trẻ suy dinh dưỡng.

Một số yếu tố khác như trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch tim bẩm sinh, trẻ được nuôi ở môi trường kém vệ sinh…khiến trẻ dễ suy dinh dưỡng hơn. 

Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ em

Một trong những điều phụ huynh cần chú ý để giảm bớt các băn khoăn về bé suy dinh dưỡng phải làm sao đó là cần nhận biết các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ. Ở một số trường hợp, trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi là bào thai – đây là suy dinh dưỡng sớm nhất, khi trẻ sinh ra cân nặng <2500g. Nguyên nhân do mẹ tăng cân ít, thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý lúc mang thai.

Ngoài ra, nếu trẻ suy dinh dưỡng giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ có 1 số biểu hiện như trẻ ăn uống kém, chỉ biểu hiện sụt cân, đứng cân hoặc chậm tăng cân. Nếu để lâu, da dẻ trẻ mất hồng hào, mất vẻ bụ bẫm, trẻ hay uể oải, chậm vận động. Đồng thời, trẻ có thể mắc phải một trong các  tình trạng suy dinh dưỡng khác, chẳng hạn như suy dinh dưỡng toàn phát, suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp.

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em    

Ta có thể phân loại suy dinh dương ở trẻ dựa vào chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao) theo WHO 2007 với tiêu chí Z score. Trong đó:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: dựa vào chỉ số cân nặng/tuổi (CN/T). Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân phản ánh khối lượng cơ thể sơ với tuổi tại một thời điểm.
Đánh giá dinh dưỡng cân nặng/ tuổi ở trẻ em
Đánh giá dinh dưỡng cân nặng/ tuổi ở trẻ em
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi (thể còi cọc): dựa vào chỉ số chiều cao/ tuổi (CC/T). Chỉ số CC/T phản ánh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng không hợp lý kéo dài hay còn gọi là suy dinh dưỡng mạn tính.
Đánh giá dinh dưỡng chiều cao/ tuổi ở trẻ em
Đánh giá dinh dưỡng chiều cao/ tuổi ở trẻ em
  • Thể gầy mòn: dựa vào chỉ số cân nặng/chiều cao (CN/CC) và CC/T. CN/CC là chỉ tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính trong vòng 3 tháng lại đây. Ngoài ra, ta có thể dựa vào chỉ số BMI (dùng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên) phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính.
Đánh giá dinh dưỡng chỉ số BMI
Đánh giá dinh dưỡng chỉ số BMI

Hậu quả của suy dinh dưỡng – Khi bé suy dinh dưỡng phải làm sao và các biện pháp điều trị phục hồi trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng có hệ miễn dịch kém nên dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, tăng nguy cơ nằm viện cho trẻ. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tầm vóc của trẻ,  khả năng vận động khi trưởng thành. Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng phát triển trí tuệ, khả năng học hành chậm hơn so với trẻ bình thường.

Vậy, bé suy dinh dưỡng phải làm sao? Trước tiên, hãy đưa bé đến phòng khám chuyên nhi để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng. Sau khi biết được mức độ suy dinh dưỡng của trẻ, phụ huynh cần phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhu cầu của trẻ.

Phụ huynh có thể cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày kể cả ngày đêm, cho thêm các cữ ăn phụ để đủ nhu cầu cho trẻ. Đối với bé bú mẹ, các mẹ cần tăng cường cho bé bú sữa mẹ, đồng thời cần điều trị hồi phục sữa mẹ cho các mẹ thiếu sữa. Thực đơn cho trẻ cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất và đa dạng các món ăn hơn. Ngoài ra, cha mẹ cần chăm sóc trẻ bằng sự yêu thương, tránh dọa nạt càng làm tăng vấn đề tâm lý trẻ.

Khi biết được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, phụ huynh cần phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhu cầu của trẻ
Khi biết được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, phụ huynh cần phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhu cầu của trẻ

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Với trẻ bú mẹ, sữa là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn). Với trẻ lớn hơn cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, đường, béo, các vitamin, khoáng chất là điều cần thiết nhất.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, vitamin – khoáng chất
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, vitamin – khoáng chất
  • Các thực phẩm giàu đạm: Các thực phẩm giàu đạm có thể kể đến bao gồm sữa, trứng thịt, cá, tôm, đậu… Sự phong phú đa dạng các loại đạm cho bữa ăn giúp trẻ cung cấp được đầy đủ các acid amin thiết yếu và khắc phục tình trạng biếng ăn cho trẻ.
  • Các thực phẩm cung cấp chất béo: Với trẻ em, chất béo rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. So với chất đường bột và chất đạm, chất béo cung cấp năng lượng cao hơn gấp đôi. Chất béo còn tăng khả năng hấp thu các vitamin (A,D,E,K).
  • Các thực phẩm giàu bột, đường: Các thực phẩm giàu bột, đường thường thấy bao gồm: gạo, khoai, mì…
  • Khoáng chất: 
    • Sắt là nguyên tố thường thiếu ở trẻ suy dinh dưỡng, biểu hiện da niêm mất hồng, hay quấy khóc…Vì vậy cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt heo, thịt bò, gan, cá, trứng, rau ngót…
    • Kẽm giúp giảm viêm, giảm nhiễm trùng, chống rối loạn tiêu hóa. Kẽm có nhiều trong các thực phẩm: thịt bò, hải sản, ngũ cốc…
    • Canxi là yếu tố góp phần phát triển cấu trúc xương, răng. Thiếu canxi trẻ biểu hiện chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng. Tôm nhỏ, cua đồng, trứng, sữa… là những thực phẩm chứa nhiều canxi. Trong đó canxi trong sữa là dễ hấp thu nhất.
Khoáng chất yếu tố hỗ trợ tăng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ
Khoáng chất yếu tố hỗ trợ tăng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ
  • Các loại Vitamin 
  • Vitamin A là vitamin tan trong dầu, thiếu vitamin A trẻ dễ mắc các bệnh về da, giảm thị lực. Các thực phẩm rau xanh, củ quả màu vàng, đỏ chứa nhiều vitamin A.
  • Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi. Thiếu vitamin D trẻ cũng chậm phát triển chiều cao, hay đổ mồ hôi trộn… Vitamin D có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, bơ, các loại cá giàu béo (cá thu, cá hồi…). Ngoài ra, để đủ vitamin D trẻ phải tiếp xúc ánh nắng mặt trời ít nhất 10-15 phút/ngày thời điểm từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Tuy nhiên thời điểm này khi phơi nắng có thể tổn thương làm da trẻ nhỏ nên khuyến cáo của Bộ Y tế cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ uống 400 đơn vị Vitamin D/ngày, những trẻ lớn nên cho chơi đùa ngoài nắng cũng như uống sữa để bổ sung Vitamin D.   
  • Vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng hấp thu sắt. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong các loại rau xanh, trái cây như: cam, quýt, cherry, kiwi…
  • Vitamin B giúp trẻ ăn ngon, tăng hấp thụ các chất trong cơ thể… Vitamin B có nhiều trong các thực phẩm ngũ cốc, rau xanh, bơ, gan, trứng, cá…
Vitamin là yếu tố quan trọng tăng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ
Vitamin là yếu tố quan trọng tăng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ

Các lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Bữa ăn của bé phải đa dạng các loại thực phẩm, để trẻ đảm bảo nhu cầu và cân đối các chất dinh dưỡng với nhau.  Thức ăn bổ sung cho bé phải đủ đậm độ năng lượng. Bởi vì dạ dày của trẻ không thể chứa nhiều lượng lớn thực phẩm nên cần bổ sung chất béo thêm vào thức ăn cho trẻ giúp trẻ đủ nhu cầu. Sữa cao năng lượng có thể là một giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng đảm bảo về mặt đậm độ năng lượng.

Bữa ăn dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo về chất và lượng mới giúp trẻ đầy đủ dưỡng chất
Bữa ăn dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo về chất và lượng mới giúp trẻ đầy đủ dưỡng chất

Thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phải có độ đậm đặc thích hợp. Phần ăn của bé tránh quá loãng, cơm với chang canh, tinh bột gặp nước sẽ nở ra nhiều, các mẹ nhầm tưởng con mình ăn nhiều tuy nhiên không đủ lượng, càng làm bé không đủ chất.

Bổ sung cữ phụ phù hợp vừa đảm bảo nhu cầu cho bé, vừa giải quyết định trạng biếng ăn. Một số trẻ biếng ăn có thể cho thêm các loại tinh bột hòa tan vào các cữ phụ hoặc cháo, sữa. Ngoài ra, trong các bữa ăn, ba mẹ cần tạo không khí vui vẻ, không áp đặt tâm lý lên bữa ăn cho trẻ càng làm tăng tình trạng biếng ăn. Một số thực phẩm nên tránh cho trẻ như snack, bánh, kẹo, nước ngọt…bởi đây là những thực phẩm dư calo nhưng thiếu dinh dưỡng càng làm cho bé biếng ăn, chậm lớn.

Không nên cho trẻ ăn bánh, kẹo, nước ngọt.. làm tăng mức độ biếng ăn ở trẻ
Không nên cho trẻ ăn bánh, kẹo, nước ngọt.. làm tăng mức độ biếng ăn ở trẻ

Nhằm hỗ trợ trẻ suy dinh dưỡng, H&H Nutrition là địa chỉ dinh dưỡng uy tín, chuyên  cung cấp dịch vụ khám tư vấn và thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng thể trạng của trẻ. Với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, kỹ sư tiết chế kinh nghiệm, H&H hỗ trợ khám, tư vấn sức khỏe và thiết kế chế độ ăn tối ưu nhất cho từng trẻ. 

Chi tiết tham khảo tại website: https://dinhduongtoiuu.com/dich-vu-tu-van-dinh-duong/

Tổng kết

Suy dinh dưỡng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân và làm ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. Việc kết hợp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giúp trẻ hồi phục và bắt kịp tốc độ tăng cân. H&H Nutrition là địa chỉ uy tín, đáng tin cây với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn trả lời câu hỏi: “bé suy dinh dưỡng phải làm sao?” và cung cấp các thông tin hữu ích cho con bạn.


Xem thêm:


H&H Nutrition – Dinh dưỡng tối ưu

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bé suy dinh dưỡng phải làm sao và 4+ lưu ý cho phụ huynh để cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.


    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433


    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    đánh giá post

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition