Bệnh cường giáp nên ăn gì? Cường giáp nên kiêng các loại thực phẩm nào? Cường giáp là hội chứng thường gặp ở cả nam và nữ. Đối với bệnh nhân cường giáp thường gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Đồng thời việc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng phù hợp giúp cho việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất đối với bệnh nhân. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng với bài viết chia sẻ dưới đây.
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là một hội chứng bệnh lý được gây nên bởi một nhóm bệnh lý mà không phải là một bệnh lý riêng biệt. Bệnh cường giáp gây nên tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp quá mức dẫn đến các triệu chứng của bệnh lý tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức. Nhiều bệnh có thể gây nên hội chứng cường giáp như bệnh Basedow, cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp.
Bệnh cường giáp gây nhiều nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cường giáp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch gây nên suy tim, tình trạng cơn bão giáp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng,…..
Bệnh cường giáp thường gặp ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam và gấp 3 lần. Đối với bệnh cường giáp có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh thường gặp hội chứng cường tuyến giáp tiến triển.
Cường tuyến giáp thông thường khi được phát hiện kịp thời sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa bằng thuốc. Những loại thuốc nội khoa thường gặp như kháng tuyến giáp tổng hợp, thuốc chẹn beta giao cảm hoặc thuốc an thần được bác sĩ kê đơn theo tình trạng của bệnh nhân. Đối với bệnh lý cường giáp cần nhận biết các dấu hiệu sớm để được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm khác do bệnh cường giáp gây nên.

Những dấu hiệu của bệnh cường giáp
Tuyến giáp là nơi sản xuất ra hormone tuyến giáp như triiodothyronine và thyroxin, Calcitonin tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Khi xuất hiện bệnh lý cường giáp sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động của các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Một số dấu hiệu của bệnh cường giáp thường gặp:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Bệnh nhân đột ngột sụt cân mặc dù ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí tăng khẩu phần ăn.
- Tính cách thay đổi thất thường, căng thẳng stress: hội chứng cường giáp khiến cho hệ thần kinh của người bệnh kém đi và dễ rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức, lo lắng, cáu gắt dễ kích động.
- Rối loạn điều hòa thân nhiệt: Kho hormone tuyến giáp tăng cao do bệnh cường giáp điều này khiến cho các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể tăng cao làm cho thân nhiệt của người bệnh luôn ở mức cao hơn người bình thường do hiện tượng sinh nhiệt do chuyển hóa.
- Rối loạn tiêu hóa hóa: Cường giáp còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa khiến cho bệnh nhân thường xuyên gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài. Điều này khiến bệnh nhân mất nước và mệt mỏi.
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim của bệnh nhân tăng nhanh ngay cả khi bệnh nhân đang trong trạng thái nghỉ ngơi, không hoạt động hay làm bất cứ việc gì. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở.
- Run tay, vận động kém: Cường giáp khiến cho hoạt động của các cơ bắp yếu đi, tay run và không làm được các việc cần sự tập trung, tỉ mỉ như khâu vá,…
- Bướu giáp, lồi mắt: Bướu giáp là dấu hiệu điển hình của cường giáp do hormone thyroxine tiết ra quá mức khiến cho kích thước của tuyến giáp to lên.
Bệnh cường giáp nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp giúp cho việc điều trị bệnh cường giáp có được hiệu quả tích cực nhất. Đây là một trong những phương pháp chăm sóc dinh dưỡng cần thiết đối với các bệnh nhân nói chung và bệnh nhân cường giáp nói riêng. Vậy bệnh cường giáp nên ăn gì là câu hỏi khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn trong việc xây dựng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm, nguồn dinh dưỡng cần bổ sung cho bệnh nhân mắc bệnh cường giáp nên ăn gì.
- Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như các loại quả tươi mọng nước: dâu tây, việt quất, kiwi, cam, quýt, cà chua. Một số loại rau như rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông, bí đỏ là các loại rau có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh cường giáp.
- Các rau có họ cải như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ,… giúp làm giảm lượng hormone tuyến giáp đối với bệnh nhân cường giáp. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy giáp nên
- Các loại thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3 như cá hồi, cá ngừ, trứng, nấm hay các loại hạt như óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh. Vitamin D không những giúp cho việc hấp thụ canxi được tốt hơn mà còn giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả bởi người bị cường giáp thường bị rối loạn chuyển hóa canxi máu. Omega 3 giúp xoa dịu các hoạt động của tuyến giáp làm giảm các triệu chứng của cường giáp.
- Các loại thực phẩm giàu kẽm như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí ngô, hạt lanh là các nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể. Kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào, tăng trưởng và phân hủy carbohydrate. Khi bệnh nhân cường giáp thường có dấu hiệu cạn kiệt nguồn kẽm trong cơ thể do hoạt động quá mức ở tuyến giáp. Việc bổ sung các nguồn thực phẩm chứa kẽm giúp cơ thể đáp ứng đủ nguồn kẽm cho các hoạt động của cơ thể.
- Các nguồn đạm thực vật như đậu phụ, đậu nành, đậu lăng, … là nguồn cung cấp đạm tốt cho cơ thể. Đối với bệnh nhân cường giáp thì việc sử dụng các nguồn đạm thực vật thay thế nguồn đạm động vật là giải pháp an toàn và tốt cho sức khỏe. Đạm giúp cơ thể duy trì được các hoạt động sống, cân nặng hợp lý mà không bị tiêu hao năng lượng, sụt cân.

Bệnh cường giáp nên kiêng ăn gì để bảo vệ sức khoẻ?
Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân cường giáp nên ăn gì qua các nguồn thực phẩm dinh dưỡng cần thiết, thì việc kiêng một số thực phẩm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh cường giáp được hiệu quả hơn. Một số loại thực phẩm sẽ khiến cho tuyến giáp hoạt động mạnh hơn tăng nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân cường giáp. Dưới đây là các loại thực phẩm mà bệnh nhân cường giáp cần hạn chế hoặc không nên sử dụng trong thời gian điều trị bệnh.
- Caffeine: Đối với bệnh nhân cường giáp caffeine khiến cho cơ thể tăng mức hoạt động, kích thích tuyến giáp tăng tiết hormon Thyroxin. Thay vào đó nên sử dụng nước lọc hoặc nước ép hoa quả để thay thế cho cà phê và trà.
- Thực phẩm chứa nhiều Iot: Iot khiến cho tuyến giáp tăng hoạt động điều này không tốt đối với bệnh nhân cường giáp. Bệnh nhân cần tránh các loại thực phẩm giàu iot như hải sản, rong biển, tảo bẹ,….
- Đường: Nên hạn chế các nguồn đường như đường tinh luyện, đường mía, đường fructose vì nó làm gia tăng mức độ, diễn biến của bệnh cường giáp.
- Chất béo: Bao gồm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa trong các nguồn thực phẩm như thức ăn nhanh, bánh ngọt, các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Việc bệnh nhân cường giáp hấp thụ quá nhiều các nguồn chất béo nói trên là cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân cường giáp. Điều này khiến cho biến chứng tim mạch đối với bệnh nhân cường giáp gia tăng và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Rượu bia: Là các chất kích thích có chứa cồn làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể khiến cơ thể loãng xương, xương thủy tinh,… gây nguy hiểm cho bệnh nhân cường giáp.
Trên đây là các lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition cho việc bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe, tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ở bệnh nhân cường giáp. Nếu quý độc giả còn thắc mắc về bệnh lý cũng như dinh dưỡng vui lòng liên hệ trực tiếp với H&H Nutrition để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm: