Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì? Một số thông tin về bệnh hen suyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Bệnh hen suyễn là gì? Người bệnh hen suyễn  kiêng ăn gì? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu rõ hơn bệnh hen suyễn và chế độ độ ăn hợp lý cho bệnh nhân qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không điều trị và có biện pháp kịp thời có thể gây đột tử mà chết hoặc để lại những biến chứng nghiêm trọng. Việc chăm sóc cho người bệnh cũng rất quan trọng, trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố không thể lơ là, vì giúp người bệnh nâng cao thể trạng, miễn dịch, khả năng chống chịu bệnh tật,…

Tuy nhiên, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cũng cần có sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ để có thêm những thông tin về thắc mắc: bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Bệnh hen suyễn là gì? 

Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi người bệnh lên cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sưng lên, viêm nhiễm và dễ kích ứng. Có thể nói tình trạng đặc trưng bởi sự phù nề làm tắc nghẽn đường thở, niêm mạc phế quản. Chính sự viêm nhiễm, và co thắt cơ trơn phế quản làm đường dẫn khí bị thu hẹp, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi, dẫn đến những tình trạng khó chịu mà bệnh nhân phải chịu như ho, nặng ngực, khó thở và khò khè.

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

Bổ sung dưỡng chất, dinh dưỡng cho người bệnh hen suyễn quan trọng nhưng cũng cần lưu ý các nhóm mà bệnh nhân nên kiêng. Mặc dù thực phẩm hiếm khi là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng các triệu chứng của phản ứng dị ứng với một số thực phẩm có thể có triệu chứng giống với cơn hen. Bất kỳ phản ứng bất thường nào với thực phẩm được coi là phản ứng có hại.

  • Thực phẩm giàu calo: đây là nhóm thực phẩm đứng đầu danh sách người bệnh hen suyễn nên kiêng. Nạp quá nhiều lượng calo trong ngày đối với người khỏe mạnh đã là gánh nặng, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến người mắc hen suyễn. Theo khảo sát, những triệu chứng càng nghiêm trọng ở những bệnh nhân béo phì. Vì thế thiết kế thực đơn dinh dưỡng cần hài hòa giữa lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ, giúp đáp ứng nguồn năng lượng cho cơ thể và tránh được tình trạng bệnh trở nên trầm trọng;
  • Chất kích thích: vì thế người bệnh hen suyễn nên kiêng rượu và hút thuốc. Trong thuốc lá chứa nhiều độc tố như: Nicotin, Monoxit carbon (khí CO), các chất gây ung thư,…sẽ kích thích khiến phế quản co thắt, tăng tiết dịch nhầy, gây ra cơn hen suyễn cấp tính;
  • Thực phẩm có gas: đặc biệt các loại nước có gas. Vì bổ sung quá nhiều hằng ngày gây đầy hơi, lúc đó gây áp lực lên cơ hoành, nếu người bệnh bị trào ngược acid dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng khó thở;
Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
  • Các chất bảo quản thực phẩm: người bệnh hen suyễn nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh bên ngoài,…  vì chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản. Một số bệnh nhân nhạy cảm với salicylate có trong cà phê, trà và một số loại thảo mộc và gia vị – thường gây ra cơn hen. Salicylate là chất bảo quản thực vật giúp tránh thực phẩm hư hỏng bởi côn trùng, vi khuẩn và nấm mốc. Sulfites – chất giữ thực phẩm tươi ngon cũng có khả năng gây nên các cơn hen tạm thời và tạo ra sulfur dioxide gây kích ứng phổi;
  • Thực phẩm gây dị ứng: Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh hen suyễn nên kiêng nhóm thực phẩm này. Theo thống kê, có khoảng 5% người bị hen suyễn có tình trạng bệnh nặng hơn khi dị ứng thức ăn. Bệnh nhân nên biết mình dị ứng với thực phẩm nào để hạn chế, cụ thể các nhóm dễ dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, sữa bò, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hạt cây, cá, tôm và động vật có vỏ khác,…;
  • Thực phẩm đông lạnh: thường người ta bổ sung sulfite và thành phần bảo quản natri bisulfit để bảo quản thịt, cá,… tươi lâu hơn. Nhưng những chất này không tốt cho người hen suyễn vì thế nên kiêng cá đông lạnh, hải sản đông lạnh,…;
  • Thực phẩm lên men: Cuối cùng trong danh sách bệnh hen suyễn kiêng ăn gì chính là các món lên men, ngâm chua: dưa muối, cà muối hoặc nước nho, rượu ngâm và một số loại nước giải khát.

Làm thế nào nếu bị dị ứng thực phẩm và hen suyễn?

Một số cách đơn giản cho người vừa dị ứng thực phẩm vừa mắc hen suyễn:

  • Tránh các loại thực phẩm kích hoạt dị ứng: người bệnh nên cẩn thận khi ăn, chọn lựa thực phẩm. Khi mua nên đọc kỹ nhãn dán về các chất để xác định có chất cơ thể dị ứng không, nếu món ăn cho người khác chuẩn bị nên hỏi về chế biến và thành phần của món ăn đó;
  • Xem xét tiêm phòng chống dị ứng: Các bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất dị ứng vào cơ thể để đào tạo hệ miễn dịch thích nghi và làm quen mà không gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sau một thời gian tiêm, hệ miễn dịch sẽ ngừng gây phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, cách này phải có sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ;
  • Luôn mang theo epinephrine trong người: nếu dị ứng hay có không chắc chắn phản ứng có phải dị ứng không thì nên tiêm epinephrine ngay lập tức. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè,… đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.

Một số lưu ý cho người bệnh hen suyễn

Bên cạnh thói quen về dinh dưỡng, người bệnh hen suyễn cũng nên rèn luyện và chú ý một số thói quen lành mạnh hằng ngày để tốt cho sức khỏe của chính mình:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh: không khí lạnh là nguyên nhân gây nên các cơn hen suyễn cấp và các bệnh lý về hô hấp khác. Do đó, khi thời tiết thay đổi, mùa lạnh, người bệnh nên giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị áo khoác, găng tay, mũ, khẩu trang,…;
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: tuân thủ thuốc của bác sĩ, dùng đúng thuốc, không tự ý dừng, giảm liều, tăng liều,… vì rất nguy hiểm đối với người bệnh hen suyễn. Lúc nào, người bệnh cũng mang thuốc theo bên người để phòng trường hợp đột ngột lên cơn hen,…;
  • Tránh tiếp xúc với lông của động vật: Lông động vật (chó, mèo, chim cảnh…) là một trong những tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp ở người bị hen suyễn;
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài: khi ra ngoài, có nhiều khói bụi, các chất ô nhiễm, chất độc hại,… người bệnh nên đeo khẩu trang, đặc biệt nên dùng khẩu trang nhiều lớp, có khả năng che tốt để giảm mức tối thiểu các chất gây kích ứng niêm mạc, khởi phát cơn hen;
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ: nên lau dọn nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát để tránh bụi bẩn, vi khuẩn ký sinh,… là những tác nhân khởi phát cơn hen suyễn;
  • Tập luyện thể dục hợp lý, sử dụng thực phẩm tăng cường sức đề kháng;
  • Bổ sung sữa cho người bệnh hen suyễn không chỉ đáp ứng dinh dưỡng mà còn đem đến nguồn năng lượng, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
Lưu ý cho người bệnh hen suyễn

Sữa Fortimel Protein giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và giúp cơ thể chuyển hoá đầy đủ, xây dựng khối cơ cho cơ thể người bệnh, bổ sung chất xơ giúp người bệnh có thể dễ dàng hấp thu các chất, tiêu hoá thức ăn tốt hơn, cải thiện cân nặng, giảm mệt mỏi. Sữa được sản xuất bởi hãng Nutricia Hà Lan được nhập khẩu trực tiếp từ Đức với hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt hàm lượng đạm cao. Nguồn dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể: protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, carbohydrate.

Qua bài viết, mọi người đã nắm được một số thông tin về bệnh hen suyễn, đặc biệt là vấn đề người bệnh hen suyễn kiêng ăn gì? Liên hệ H&H Nutrition để được giải đáp các thắc mắc, tư vấn dinh dưỡng thiết kế thực đơn dinh dưỡng kết hợp vận động, bổ sung nguồn dưỡng chất như sữa hằng ngày để chăm sóc và bảo vệ cơ thể tốt hơn.

Xem thêm: Hen Phế Quản – Bổ Sung Magie Cho Phổi Khỏe Mạnh Ở Người Bệnh

 

BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì? Một số thông tin về bệnh hen suyễn




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: H&H – Dinh dưỡng tối ưu

    Group:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition