Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giáp

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Suy giáp là bệnh lý khá phổ biến nhưng ít được nhắc đến và thường khá xa lạ. Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh liệu trình điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng tuân theo chế độ dinh dưỡng để có sức đề kháng, tăng cường sức khỏe. Để hiểu hơn về bệnh suy giáp cũng như giải đáp bệnh suy giáp có chữa khỏi được không, cùng H&H Nutrition theo dõi bài viết này nhé.

Suy tuyến giáp là bệnh gì? Các dấu hiệu nhận biết của bệnh suy giáp

Suy tuyến giáp là gì? Suy giáp tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hơn so với bình thường. Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa bình thường của cơ thể. Chính điều này, làm cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động chậm lại, gây nên tình trạng mệt mỏi.

Bệnh nếu được kiểm soát kịp thời hầu như không nghiêm trọng và ngược lại nếu không được điều trị có thể gây nên biến chứng nguy hiểm, có thể làm tăng mức cholesterol. Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai nhưng mắc bệnh suy giáp và không được điều trị có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Suy tuyến giáp là gì? Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Đa phần những bệnh nhân mắc bệnh suy giáp ở giai đoạn đầu đều không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, khi biểu hiện của bệnh suy giáp thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh suy giáp:

  • Thường xuyên bị táo bón, khó đi đại tiện
  • Màu sắc da nhợt nhạt, tái xanh kèm theo dấu hiệu khô da và dễ bị lạnh
  • Chán ăn thường xuyên và không cảm thấy ngon miệng
  • Thanh âm trở nên trầm và khàn giọng hơn
  • Trí nhớ, khả năng ghi nhớ bị giảm đi
  • Đôi khi cảm thấy khó thở, nhịp tim đập chậm hơn, thở gấp
  • Các cơ và khớp thường bị đau nhức
  • Đối với nữ giới, có thể mắc một số vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy giáp.
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Vận động, hay nói chuyện chậm chạp, thiếu linh hoạt
  • Tóc dễ rụng gãy

Dấu hiệu này có thể biểu hiện ở mức độ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Do đó, ngay khi cảm thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh nên đi khám và kiểm tra. Điều này ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng và ảnh hưởng sức khỏe.

Nguyên nhân của hội chứng suy giáp

Có khá nhiều nguyên nhân khiến các tế bào tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormon tuyến giáp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

Bệnh tự miễn: hệ thống miễn dịch của cơ thể có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng xâm nhập có thể nhầm lẫn các tế bào tuyến giáp và các enzyme của chúng với những tác nhân có hại mà tấn công. Lúc này, tế bào tuyến giáp và các enzyme không còn đủ để tạo ra đủ hormon tuyến giáp. Tình trạng này thường gặp ở nữ hơn nam. Viêm tuyến giáp tự miễn có thể đột ngột khởi phát hoặc có thể chậm qua nhiều năm, hay gặp là viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp xơ teo.

Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ tuyến giáp: các bệnh nhân có nhân tuyến giáp, mắc ung thư tuyến giáp, bệnh Basedow thường trải qua các phẫu thuật như vậy. Trường hợp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, chắc chắn sẽ bị suy giáp. Trường hợp chỉ cắt bỏ 1 phần, phần còn lại có thể sản xuất ra đủ hormon tuyến giáp để giữ cho nồng độ trong máu ở mức bình thường.

Điều trị bức xạ: những người mắc bệnh basedow, bướu nhân độc đã được điều trị bằng iot phóng xạ (I-131), ung thư đầu – cổ được điều trị xạ trị. Tất cả những người bệnh này có thể mất đi 1 phần hoặc toàn bộ chức năng tuyến giáp.

Suy giáp bẩm sinh: một số trẻ sinh ra đã không có tuyến giáp hoặc chỉ hình thành 1 phần tuyến giáp. Một số đứa trẻ khác có 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp bị lạc chỗ hoặc 1 số trẻ sơ sinh có các tế bào tuyến giáp hoặc các enzyme hoạt động không bình thường.

Viêm tuyến giáp: tình trạng này có thể do tự miễn dịch hoặc do nhiễm virus. Khi bị viêm tuyến giáp có thể làm cho tuyến giáp giải phóng toàn bộ hormone tuyến giáp dự trữ vào máu cùng lúc, dẫn đến cường giáp trong thời gian ngắn, sau đó tuyến giáp trở nên hoạt động kém và gây nên suy giáp.

Sử dụng thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp như lithium, amiodarone,  interleukin-2, interferon alpha. Các loại thuốc này có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp dẫn đến suy giáp.

Quá nhiều hoặc quá ít iốt: Tuyến giáp cần có iot để sản xuất hormone tuyến giáp. Iot có trong thức ăn đi vào cơ thể và hấp thu máu đến tuyến giáp. Cơ thể con người cần có lượng iot thích hợp để giữ cho việc sản xuất hormon tuyến giáp ở mức cân bằng. Nếu như cơ thể hấp thụ quá nhiều iot có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy giáp.

Tổn thương tuyến yên: Tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết hormon tuyến giáp. Khi tuyến yên bị tổn thương do khối u, bức xạ hay phẫu thuật, tuyến giáp có thể giảm hay ngừng sản xuất hormone.

Một số rối loạn hiếm gặp xâm nhập vào tuyến giáp: bệnh sarcoidosis có thể lắng đọng u hạt, bệnh amyloidosis có thể lắng đọng protein amyloid, bệnh huyết sắc tố có thể làm lắng đọng sắt ở tuyến giáp,… các rối loạn này làm suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp.

Các triệu chứng của bệnh suy giáp

Các triệu chứng của suy giáp ít được chú ý nên có thể không được phát hiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm Có khá nhiều trường hợp khi đến bác sĩ khám thì các biểu hiện lâm sàng đã rõ rệt, thậm chí là biến chứng nặng, đặc biệt là ở người có tuổi.

Tùy vào độ tuổi mắc bệnh và mức độ giảm tiết hormone tuyến giáp mà người bệnh suy giáp sẽ có các biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Hơn nữa, các biểu hiện ở người lớn và trẻ em đôi khi có sự khác nhau.

Người lớn mắc bệnh suy giáp thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hoặc đã mãn kinh với các triệu chứng như:

  • Sưng mặt (có thể nhìn vào mặt tròn vo).
  • Cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi khi làm gắng sức.
  • Khó tập trung, lãnh đạm, thờ ơ, không ham muốn tình dục.
  • Sợ lạnh, hạ thân nhiệt, chân tay lạnh.
  • Tim đập chậm, huyết áp thấp.
  • Thở nông, chậm
  • Táo bón kéo dài dai dẳng
  • Da xanh nhợt, khô, bong vảy.
  • Tóc khô, dễ gãy rụng, thưa thớt
  • Móng tay, móng chân giòn và dễ gãy.
  • Lưỡi bị to ra, giọng thay đổi, trở nên khàn và ngủ ngáy.
  • Các nếp nhăn trên trán, mặt, hoặc nếp gấp khuỷu tay mờ đi hoặc mất hẳn.
  • Ngón tay, ngón chân to lên.
  • Cảm giác yếu cơ, chuột rút
  • Khối cơ căng, cứng và đau
  • Đôi khi có thể xuất hiện bướu cổ.

Đối với trẻ em bị suy giáp triệu chứng chia thành suy giáp bẩm sinh và suy giáp muộn:

  • Chiều cao thấp, kém phát triển.
  • Da lạnh, vàng
  • Rối loạn hô hấp
  • Lưỡi to, ít cử động.
  • Bú sữa khó khăn, khó nuốt, giọng khàn
  • Chán ăn, táo bón, chướng bụng.
  • Thoát vị rốn
  • Vô cảm, không biết cười
  • Trẻ phát triển chậm có thể thấy rõ: 3 tháng tuổi vẫn không giữ vững được đầu, đến 6 tháng tuổi chưa biết ngồi, gù lưng, gáy mềm.
  • Giảm trương cơ lực toàn bộ.

Với các trẻ bị suy giáp muộn có biểu hiện:

  • Béo phì sớm
  • Tiếp thu kém, chậm
  • Suy nghĩ kém
  • Cử động, hành vi chậm chạp
  • Hay buồn ngủ
  • Da lạnh, khô, vàng
  • Tim đập chậm
  • Táo bón
  • Chậm phát triển, thấp bé
  • Dậy thì chậm
  • Một số trường hợp khác có thể bị bướu giáp
  • Hội chứng Pendred: đây là hội chứng mất thính lực kết hợp bướu cổ.

Đối tượng nào có khả năng mắc bệnh lý suy giáp?

Bệnh suy giáp có thể mắc ở bất kỳ ai, kể cả nam hay nữ hay ở độ tuổi nào. Tuy nhiên phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra những người thuộc nhóm dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp:

  • Phụ nữ với độ tuổi trên 60 tuổi
  • Người mắc rối loạn tự miễn
  • Những gia đình có người thân, cha mẹ hoặc ông bà mắc bệnh tự miễn
  • Người từng được điều trị xạ trị iod hay đã dùng thuốc ức chế tuyến giáp
  • Người có tiền sử chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên
  • Người đã từng phẫu thuật tuyến giáp (hoặc một phần tuyến giáp)
  • Người đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng hơn 6 tháng

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, rất khó để trả lời chính xác là bệnh suy giáp được điều trị khỏi không. Trên thực tế, mục đích chính của điều trị bệnh này chỉ kiểm soát tình hình sức khỏe, ngăn ngừa các diễn biến xấu. Dựa theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, mà bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt nhằm kiểm soát tình trạng bệnh và việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nếu được chẩn đoán mắc suy tuyến do viêm tuyến giáp Hashimoto – tình trạng suy giáp do bệnh tự miễn gây ra. Và nếu người bệnh mắc dạng này thì khả năng điều trị dứt điểm là vô cùng khó khăn.

Tình trạng này chỉ có thể kiên trì điều trị, làm cho độ tổn thương tuyến giáp giảm, từ đó giảm nguy cơ bị hủy hoại. Suy tuyến giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị cả đời. Nhưng nếu kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì suy giáp sẽ sớm trở về bình thường.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Một số trường hợp bị suy giáp do thiếu hụt dưỡng chất. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dẫn đến dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sự thiếu hụt bất kỳ chất nào trong số 13 dưỡng chất này đều có thể dẫn đến suy giáp. Trong đó, thường gặp nhất là i-ốt, selen hoặc kẽm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp dẫn đến bệnh suy giáp. Các trường hợp bị suy giáp do thiếu hụt dinh dưỡng có khả năng điều trị khỏi bệnh cao, nhất là tuân thủ dinh dưỡng và phác đồ điều trị của bác sĩ.

Trường hợp mắc suy giáp do tổn thương tuyến yên, vùng dưới đồi cũng khó điều trị dứt điểm. Khi bị tổn thương, tuyến yên và vùng dưới đồi không thể sản sinh hormone phục vụ cho hoạt động của cơ thể. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải kiên trì với phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh suy giáp

Bệnh suy giáp không thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh bằng cách thay thế lượng hormone mà tuyến giáp sản xuất không đủ để đưa mức T4 và TSH trong cơ thể trở lại mức độ bình thường. Thuốc thyroxine tổng hợp có chứa hormone giống với hormone T4 mà tuyến giáp cơ thể sản xuất ra.

Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần tuân thủ liều lượng dùng thuốc, tránh tình trạng quá liều dẫn đến cường giáp hoặc chưa đủ liều hormon. Đối với phụ nữ mang thai cần điều trị tích cực để tránh thai nhi bị bướu giáp.

Đối với những người bệnh quan trọng nhất là không tự ý giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi có thể khiến cho suy giáp thêm nghiêm trọng và gây ra biến chứng.

Đối với trẻ em mắc suy giáp cũng phải duy trì thuốc hormon tuyến giáp mỗi ngày và kiểm tra nồng độ TSH trong quá trình phát triển. Điều này nhằm ngăn ngừa việc chậm phát triển trí tuệ và còi cọc.

Mặc dù không điều trị khỏi suy giáp nhưng khi người bệnh uống thuốc đều, đúng liều lượng, khám định kỳ theo lịch của bác sĩ, tình trạng suy giáp có thể được kiểm soát tốt. Khi đó, các triệu chứng của bệnh sẽ hết và những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh cũng được cải thiện. Đồng thời, người bệnh kiểm soát tốt tình trạng suy giáp của mình, tuổi thọ cũng không bị ảnh hưởng.

Điều trị suy giáp ở đâu

Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể, do đó khi có triệu chứng bất thường hay mắc các bệnh về tuyến giáp nên thăm khám càng sớm càng tốt. Thăm khám và điều trị suy giáp, mọi người nên lựa chọn các bệnh viện lớn, có mức độ uy tín, chất lượng và độ tin cây cao.

Các bệnh viện lớn sẽ hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang bị máy móc, thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác. Điều này cũng giúp điều trị suy giáp hiệu quả, điều trị đúng bệnh, kiểm soát tốt tình trạng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Một số bệnh viện lớn uy tín, đáng tin cậy ở Tp Hcm mà người bệnh nên tham khảo: Bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Ung bướu, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec,…

Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh suy giáp

Người bệnh sử dụng thuốc hormon tuyến giáp theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ sẽ hạn chế tối đa tác dụng phụ. Thuốc gây ra tác dụng phụ chỉ khi sử dụng quá liều. Một số tác dụng phụ khi dùng quá liều như sau:

  • Khó ngủ
  • Tim đập nhanh
  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Run chân tay

Ngoài ra, trong thời gian sử dụng thuốc điều trị, nếu có những dấu hiệu bất thường nên báo ngay cho bác sĩ hay lập tức hẹn lịch khám với bác sĩ điều trị.

Nhóm thực phẩm tốt dành cho người tuyến giáp

Việc bổ sung dinh dưỡng, cùng các thực phẩm tốt giúp cải thiện tình trạng bệnh, nâng cao sức khỏe cho tuyến giáp:

  • Rong biển: iot tốt cho tuyến giáp hoạt động và tạo đủ hormone mà cơ thể cần. Thành phần rong biển chứa nhiều iot, tuy nhiên hàm lượng iot này cũng sẽ tùy thuộc vào từng loại rong biển. Lưu ý, chỉ nên ăn vừa phải vì quá nhiều iot cũng không tốt cho tuyến giáp.
  • Sữa chua: là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất, nhất là probiotic. Điều này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón, tiêu chảy ở bệnh nhân suy tuyến giáp. Đồng thời, sữa chua cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Sữa: giàu dưỡng chất, nhất là vitamin D, người suy tuyến giáp có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao.
  • Trứng: trong lòng đỏ trứng chứa nhiều iot và selen rất tốt cho tuyến giáp, lòng đỏ còn cung cấp vitamin tan trong chất béo, các axit béo thiết yếu và choline.
  • Các loại cá: cá ngừ, cá hồi,… chứa nhiều khoáng chất, dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng gồm Protein, Vitamin B, Magie tốt cho quá trình chuyển hoá của cơ thể. Đồng thời, trong cá còn giàu acid béo omega 3 tăng khả năng kháng viêm tuyến giáp.
  • Quả mọng: dâu tây, mâm xôi và nam việt quất là những quả mọng rất tốt cho tuyến giáp. Không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà các loại quả mọng còn giàu chất chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể.
  • Các loại rau lá xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, súp lơ xanh, rau diếp, rau bina,… giàu vitamin A, K cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nên ăn các loại súp lơ, cải xoăn, bông cải xanh, cải thìa,… ở mức độ vừa phải vì có chứa các hợp chất glucosinolates có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Sản phẩm sữa tốt cho người tuyến giáp

Sữa Nutricare Lean Pro Thyro với dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp.

Nguồn dinh dưỡng từ sữa tối ưu với hàm lượng các dưỡng chất: iốt, đạm chất béo, MUFA, PUFA, dầu cá, bột đường, chất xơ, lactium, polyol, curcumin, vitamin (A, D3, E, K1, C, B1, B2, B6, B12), niacin, axit pantothenic, axit folic, biotin, khoáng chất (natri, clo, canxi, kali, photpho, magie, sắt, kẽm, mangan, đồng, selen, crom, molipden.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Lean pro Thyo

Chi tiết sản phẩm tại: Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp sau phẫu thuật

Chính vì thế, sữa đem đến nhiều công dụng cho người bị suy giáp:

  • Điều hòa hoạt động của tuyến giáp
  • Điều hòa canxi trong máu phòng ngừa loãng xương
  • Kiểm soát cân nặng
  • Dễ tiêu hóa và hấp thu
  • Tăng cường miễn dịch
  • Giàu vitamin và khoáng chất

Để đạt hiệu quả tối ưu, mọi người nên dùng đúng theo đối tượng:

  • Người bị suy giảm chức năng tuyến giáp: người lớn và trẻ em trên 10 tuổi
  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật tuyến giáp
  • Bệnh nhân điều trị iot phóng xạ I-131

Lưu ý: sản phẩm sữa không dành cho bệnh nhân cường giáp, do đó nên chú ý bổ sung để đem đến hiệu quả.

Chăm sóc bệnh nhân suy giáp

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần được chăm sóc về chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng như thay đổi lối sống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Một số thực phẩm mà người suy giáp nên ăn:

  • Thực phẩm giàu iot từ hải sản, các loại rau màu xanh đậm, rong biển, trứng, cá, sữa,… Bổ sung iot với lượng phù hợp có lợi cho người suy giáp bởi iot là khoáng chất thiết yếu để tạo ra các hormon tuyến giáp.
  • Các loại nước ép từ trái cây, rau củ quả tươi.
  • Các loại gia vị cay nóng như ớt, gừng, quế, hạt tiêu.
  • Acid béo không no và protein. Acid béo không no thường có nhiều trong các loại hạt, dầu hạt, các loại cá,…

Sau đây là một số thực phẩm không nên cho người suy giáp bổ sung bởi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp hoặc làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp:

  • Đậu nành, thực phẩm từ đậu nành
  • Một số loại rau cải như cải bẹ trắng, củ cải, súp lơ, bắp cải, cải xoăn, rau bina,…
  • Thực phẩm béo như bơ, mayonnaise, mỡ động vật, nội tạng động vật,…
  • Thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh, kẹo,…
  • Các loại nước có chứa caffeine như trà, cà phê, ca cao, nước tăng lực,…
  • Một số thực phẩm giàu tinh bột như sắn, khoai lang,..
  • Các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như xúc xích, thịt xông khói,…
  • Các loại rượu bia.

Trong quá trình điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh suy giáp, người thân nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng kỹ hơn về chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Phía trên là những thông tin về bệnh lý suy giáp và giải đáp thắc mắc của bạn đọc về bệnh suy giáp có chữa khỏi được không. H&H Nutrition hy vọng người bệnh sẽ hiểu rõ về bệnh lý gặp phải, cũng như có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất để phòng bệnh và cải thiện bệnh. H&H Nutrition tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng y học cho mọi lứa tuổi. Đồng thời, nếu gặp phải các vấn đề về thiếu hụt dinh dưỡng, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học. 

Xem thêm:

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giáp




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (2 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition