Thiếu Máu Não: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Thiếu máu não có nguy cơ gây biến chứng tai biến mạch máu não nếu không được điều trị kịp thời. Đây là một loại biến chứng nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao, gây liệt nửa người. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu thông tin về bệnh thiếu máu não qua bài viết dưới đây nhé.

I. Thiếu máu não là gì ?

Thiếu máu não là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay.

Thiếu máu não là tình trạng tắc nghẽn động mạch hạn chế việc cung cấp máu giàu oxy lên não, dẫn đến tổn thương mô não. Thiếu máu não còn được gọi là thiếu máu cục bộ não hoặc thiếu máu cục bộ mạch máu não.

Thiếu máu não không chỉ dẫn đến tổn thương tế bào não, nặng hơn còn dẫn đến chết tế bào não. Người có những cơn thiếu máu não thoáng qua gây đột quỵ mất tạm thời chức năng não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ còn được gọi là nhồi máu não, khi bị đột quỵ não có nguy cơ tai biến dẫn đến chết tế bào não. Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ là dạng đột quỵ phổ biến nhất hiện nay.thiếu máu não

1. Phân loại thiếu máu não

Thiếu máu não có thể được chia thành 2 loại:

  • Thiếu máu não cục bộ:
    • Thiếu máu não cục bộ xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu não. Thiếu máu não cục bộ làm giảm lưu lượng máu đến vùng não cụ thể làm tăng nguy cơ chết ở vùng não đó. Nó có thể được gây ra bởi huyết khối hoặc tắc nghẽn mạch.
    • Thiếu máu não cục bộ còn có thể được chia nhỏ hơn nữa. Theo nguyên nhân, thành huyết khối, tắc mạch và giảm tưới máu.
  • Thiếu máu não toàn bộ:
    • Thiếu máu não toàn bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị tạm dừng hoặc giảm mạnh. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là do tim ngừng đập.
    • Nếu quá trình lưu thông máu được phục hồi trong một thời gian ngắn, các triệu chứng có thể chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu thời gian tái tưới máu kéo dài thì tổn thương não có thể vĩnh viễn. 

2. Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), thiếu máu não nằm trong top 3 danh sách bệnh lý gây tử vong cao nhất (sau bệnh tim mạch và ung thư). Thiếu máu lên não có nguy hiểm không vẫn là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.

Như chúng ta đã biết, não tiêu thụ 20% dưỡng khí của cơ thể, do đó rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Trong 10 giây không được cung cấp máu có thể khiến mô não bắt đầu rơi vào trạng thái rối loạn. Nếu kéo dài 4 phút các tế bào thần kinh sẽ chết dần, không thể hồi phục được.

thiếu máu não

Thời gian đầu bệnh thiếu máu não có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi vai gáy, khó ngủ, ù tai,… Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan với các triệu chứng ban đầu, bệnh có thể tiến triển nặng hơn dẫn đến xuất hiện các cơn thiếu máu đột ngột, nguy cơ gặp tai nạn khi người bệnh đang làm việc trên cao, bơi lội, lái xe,… Thậm chí, thiếu máu não rất dễ dẫn đến đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.

3. Thiếu máu não có chữa được không?

Thiếu máu não dẫn đến những thay đổi trong chuyển hóa não, giảm tỷ lệ trao đổi chất và khủng hoảng năng lượng. Lưu lượng máu lên não bị gián đoạn trong hơn 10 giây sẽ gây ra bất tỉnh và sự gián đoạn dòng chảy trong hơn vài phút thường dẫn đến tổn thương não không thể phục hồi. Vậy thiếu máu lên não có chữa được không?

Đối với tình trạng thiếu máu não, điều trị nguyên nhân cơ bản là rất quan trọng để ngăn ngừa các đợt tiếp theo. Điều đầu tiên trong việc chữa thiếu máu não là nên xây dựng cho mình cuộc sống cũng như thói quen sinh hoạt khoa học để tránh gây áp lực cho bản thân. Đồng thời, người mắc tình trạng thiếu máu não nên giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh tình trạng bệnh trở nên tiêu cực hơn.

II. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thiếu máu não

Các triệu chứng thiếu máu não tương tự với đột quỵ và tuy nhiên khác với đột quỵ tuỳ thuộc vào phần não bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu oxy cũng như thời gian thiếu oxy kéo dài. Các triệu chứng sau có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hơn dưới 24h gọi là cơn đột quỵ thoáng qua. Một số triệu chứngdấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu não là:

  • Lú lẫn.
  • Khó hiểu những gì người khác đang nói.
  • Chóng mặt do thiếu máu
  • Chân tay tê mỏi
  • Không có khả năng hoặc khó cử động cơ mặt.
  • Nói lắp.
  • Đau đầu đột ngột với cường độ mạnh.
  • Đau đầu thiếu máu lên não
  • Mất ý thức.
  • Suy giảm thị lực
  • Mất ngủ
  • Nôn mửa.
  • Đau dọc sống lưng
  • Yếu một hoặc 2 bên cơ thể.thiếu máu não

Người thiếu máu não thường gặp phải triệu chứng hoa mắt chóng mặt

III. Nguyên nhân thiếu máu não

Não bộ tuy chỉ nặng  khoảng từ 1,2 – 1,4 kg, chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng để có thể duy trì hoạt động bình thường cần được cung cấp 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim cùng 25% lượng đường từ máu. 

Vì vậy, chỉ cần quá trình cung cấp máu bị ảnh hưởng, ngưng trệ cũng sẽ dẫn đến tình trạng máu lên não chậm hoặc thiếu máu lên não khiến chức năng của não bị ảnh hưởng. Chức năng bình thường của não cần được cung cấp đầy đủ máu giàu oxy, máu này được cung cấp thông qua hai bộ mạch máu chính là động mạch cảnh trong và hệ thống cơ đốt sống.

1. Thiếu máu não do cục máu đông

a. Tác động của cục máu đông với thiếu máu não

Các cục máu đông thường là nguồn gốc của sự tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu não, khi các cục máu đông di chuyển trong lòng mạch, đến các nơi mạch hẹp sẽ bị tắc lại dẫn đến máu bị ứ trệ tại vị trí đó, khiến cho máu không được cung cấp đến các tế bào của não tại vùng tắc nghẽn dẫn tới tai biến mạch máu nãothiếu máu não

Tình trạng thiếu máu cục bộ do cục máu đông

Các tế bào thiếu máu sẽ ngừng hoạt động, tổn thương ở các mức độ và cuối cùng là không hồi phục khi lưu lượng máu não dưới 18ml/100mg/phút. Mức độ hồi phục phụ thuộc vào vị trí mạch máu não bị tắc và thời điểm vàng can thiệp lấy cục máu đông tại não, khuyến cáo tốt nhất để lấy cục máu đông là trước 4 tới 5 giờ.

b. Những nguyên nhân gây liên quan đến cục máu đông

  • Xơ vữa động mạch, sự tích tụ của mảng bám hoặc chất béo tích tụ trong động mạch, có thể khiến các lối đi bị thu hẹp và dễ bị các vật cản làm hạn chế lưu lượng máu. Các yếu tố nguy cơ sau đây có liên quan đến xơ vữa động mạch và các bệnh mạch máu não:
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
  • Tăng lipid máu.
  • Tăng huyết áp.
  • Béo phì.
  • Lớn tuổi.
  • Hút thuốc.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Lười vận động.
  • Bất cứ thứ gì gây chèn ép lên các mạch máu, bao gồm cả khối u đều có thể dẫn đến hạn chế oxy lên não.
  • Thiếu máu cục bộ não có thể do nhồi máu cơ tim. Một cơn đau tim không được điều trị có thể làm chậm lưu lượng máu cho đến khi hình thành cục máu đông, ngăn máu đến não.
  • Những người bị dị tật tim bẩm sinh ảnh hưởng đến sự hình thành và kết nối của các động mạch có thể dễ bị các cục máu đông chèn ép lên não dẫn đến thiếu máu não.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm có liên quan đến thiếu máu não vì nó ảnh hưởng đến hemoglobin, là phần vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu. Trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, các tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các tế bào tồn tại không phẳng mà có hình dạng như hình liềm và có xu hướng dễ đông máu hơn.
  • Một số bệnh nhiễm trùng nặng, vỡ mạch máu hoặc chấn thương làm mất nhiều máu có thể dẫn đến hạ huyết áp và làm giảm lưu lượng máu đến não.

2. Thiếu máu não do nghẽn mạch

Có thể do tắc mạch lớn, mạch lỡ và mạch nhỏ. Chủ yếu là do xơ vữa mạch cảnh, mạch não. Các mảng xơ vữa gây tắc mạch tại chỗ hoặc nứt, bong mảng xơ vữa, tổn thương nội mạc làm lộ lớp dưới nội mạc, kích hoạt quá trình đông máu (đầu tiên là tiểu cầu rồi đến các yếu tố khác), tạo cục máu đông gây tắc mạch. Cũng có thể tắc mạch do các nguyên nhân khác như bệnh lý tăng động, phình động mạch, tăng sinh xơ cơ động mạch.thiếu máu não

IV. Những đối tượng nguy cơ mắc thiếu máu não cục bộ

Thiếu máu não cục bộ là bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, người có các bệnh lý thường gặp như huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, gout,…

Vậy người trẻ có nguy cơ thiếu máu cục bộ hay không?

Gần đây, các thống kê cho thấy tình trạng thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hoá ở nhóm người từ 30 tuổi trở lên, những người này hàng ngày tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống đặc biệt là những người thường xuyên làm việc chịu nhiều áp lực, những người có lối sống thụ động, ăn uống không khoa học, những người sống trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,…

V. Chẩn đoán thiếu máu não

Đánh giá và chẩn đoán bệnh sớm là nền tảng để điều trị thành công bệnh thiếu máu. Một người khi có những biểu hiện, triệu chứng của thiếu máu não cần được đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay để loại trừ các bệnh lý khác có dấu hiệu tương tự và xác định thiếu máu não để bắt đầu điều trị nhằm giảm khả năng đột quỵ và tổn thương thêm các mô não.

Chẩn đoán thiếu máu não sẽ  bắt đầu với việc Bác sĩ tìm ra các triệu chứng của một người và thực hiện khám sức khỏe. Dựa trên các triệu chứng trên lâm sàng sau đó sẽ cho người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp xác định vấn đề thiếu máu não và tìm hiểu đột quỵ đã xảy ra chưa và tìm vị trí tắc nghẽn. Vậy làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não?

Một số xét nghiệm thiếu máu não sau đây thường được chỉ định cho người bệnh thiếu máu não và tai biến mạch máu não:

  • Định lượng glucose, ure và creatinin, điện giải đồ.
    • Chú ý tăng hoặc hạ glucose máu có thể gây các triệu chứng giống tai biến mạch máu não do đó cần chẩn đoán xác định. Các nguyên nhân này được điều chỉnh kịp thời sẽ cứu sống người bệnh thiếu máu não.
    • Cần phân biệt bệnh não do tăng ure máu hoặc rối loạn điện giải.
    • Các xét nghiệm Creatinin huyết thanh có thể loại trừ suy thận, điều này sẽ giúp thay đổi việc điều trị thiếu máu não.
  • Các công thức máu toàn thể.
    • Có thể thiếu máu gây thiếu máu não toàn thể. Có đa hồng cầu là nguyên nhân gây tắc mạch không.
    • Số lượng bạch cầu, có bệnh máu ác tính không, có tăng bạch cầu do nhiễm trùng không.
    • Số lượng tiểu cầu, có tăng hay giảm tiểu cầu là nguyên nhân thuận lợi gây xuất huyết hay tắc mạch không.
  • Các xét nghiệm men tim để đánh giá xem một người có bị đau tim hay không.
  • Một điện tâm đồ (ECG) có thể được yêu cầu để kiểm tra nhịp tim bất thường.
  • Các xét nghiệm prothrombin (INR) đo tốc độ máu, xem bệnh nhân có đang dùng thuốc chống đông máu nào không, các chỉ số đông máu có rối loạn không, có nguy cơ bị xuất huyết hay không, đặc biệt những bệnh nhân đang có rối loạn đông máu, INR tăng sẽ không được lựa chọn vào nhóm điều trị bằng thuốc chống đông hay tiêu huyết khổi.

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có khả năng đánh giá được những tổn thương do thiếu máu gây ra, những tắc nghẽn trong động mạch. Những phương pháp thường được sử dụng là:

  • Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh, là một các không xâm lấn xác định xem liệu có tắc nghẽn hoặc cục máu đông hay không.
  • Chụp mạch (chụp X quang sử dụng thuốc cản quang) có thể xem mạch có thể bị tổn thương hay tắc nghẽn không.
  • Siêu âm tìm, sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim.
  • Chụp CT để xác định chính xác vị trí và vùng tổn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ.thiếu máu não

Chụp CT để xác định chính xác vị trí và vùng tổn thương

VI. Cách điều trị thiếu máu não

1. Điều trị thiếu máu não bằng thuốc

Khi người bệnh có những dấu hiệu sớm của thiếu máu, khi đến gặp bác sĩ sẽ được đưa ra những lời khuyên, tư vấn và cả điều trị. Với những bệnh nhân bị thiếu máu não được điều trị, mục tiêu điều trị sẽ là giải quyết tình trạng hạn chế lưu thông máu trong động mạch và khôi phục lại lưu lượng máu thích hợp, do đó làm giảm nguy cơ đột quỵ. Điều trị bảo tồn sẽ là tốt nhất cho bệnh nhân.

Điều này sẽ giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề là các động mạch bằng thuốc và thay đổi lối sống thay vì can thiệp ngoại khoa với nhiều biến chứng khó lường. Các loại thuốc được sử dụng sẽ là thuốc giúp kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol và làm chống đông máu được kê để điều trị chứng thiếu máu não cũng như thay đổi thói quen tích cực trong cuộc sống, luyện tập thể thao hàng ngày, ăn uống điều độ, hạn chế rượu bia, thuốc lá, kiểm soát căng thẳng.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua gây ra các triệu chứng tương tự đột quỵ, là một cảnh báo sớm cho những bệnh nhân thiếu máu não và rất dễ xảy ra tai biến mạch máu não.

Các Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc:

  • Thuốc chống tiểu cầu kết dính sẽ làm cho tiểu cầu ít có khả năng kết dính hình thành cục máu đông.
  • Thuốc chống đông máu.

2. Điều trị thiếu máu não bằng phẫu thuật

Một số yếu tố khiến cho bệnh nhân không thể điều trị bằng nội khoa, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật. Ví dụ trong trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc động mạch bị thu hẹp nghiêm trọng có thể sẽ phải phẫu thuật để tránh đột quỵ. Một số phương pháp thường được sử dụng như:

  • Đặt stent động mạch cảnh.
  • Tạo hình động mạch cảnh.

VII. Chế độ ăn uống cho người thiếu máu lên não

1. Thực phẩm bệnh nhân thiếu máu cần bổ sung

Nếu muốn cải thiện lưu lượng máu lên não thông qua chế độ ăn uống, bạn cần phải kiên trì và kiểm soát các thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Đây là quá trình kéo dài hàng ngày, hàng tuần và có thể đến suốt cuộc đời của bạn. Dưới đây là những loại thực phẩm được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân thiếu máu não.

  • Các loại cá béo chứa nhiều Omega 3

Acid béo Omega 3 rất quan trọng để giúp não bộ hoạt động tốt. Theo các nghiên cứu acid béo DHA có thể hỗ trợ chức năng nhận thức bình thường theo tuổi tác. Do đó, người lớn có thể hỗ trợ chức năng não thường xuyên bằng cách bổ sung Omega 3 và DHA.thiếu máu não

Các thực phẩm giàu Acid béo Omega-3 và Omega-6

Các loại các chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cá cơm,… Cố gắng ăn ít nhất 2-3 khẩu phần các acid béo mỗi tuần như quả óc chó, hạt chia,…

  • Vitamin chống oxy hoá

Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất chống oxy hoá có thể bảo vệ các tế bào khỏi stress oxy hóa và những tổn thương đối với não. Bổ sung các chất chống oxy hoá có thể giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến thiếu máu não, ngăn ngừa hình thành cục máu đông…

Nhiều loại trái cây có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao như lựu, dâu tây, mâm xôi, nho, mận,… sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

  • Vitamin B12 và Folate

Việc thiếu 2 loại vitamin này có thể làm tăng nồng độ homocysteine trong máu, một acid amin có liên quan đến suy giảm nhận thức.

Lựa chọn các loại thực phẩm như rau xanh đậm để cung cấp folate, như rau lá xanh, măng tây, bông cải xanh. Các loại protein thực vật như đậu hà lan, đậu lăng cũng cung cấp folate. Với B12 cần ăn các loại protein động vật như cá hồi, cá ngừ và thịt bò.

  • Nước

Nước là một thành phần rất quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên nhiều người già thường uống thiếu nước trong ngày khiến cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến ý thức của não.

2. Những loại thực phẩm bệnh nhân thiếu máu không nên ăn

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân thiếu máu não, cần hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ bệnh, nguy cơ biến chứng.

Những thực phẩm người bệnh cần hạn chế bao gồm:

  • Thức ăn nhanh: thức ăn nhanh có hàm lượng cholesterol cao nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch hình thành cục máu đông, gây ra thừa cân, béo phì.
  • Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp: Nhưng thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, hàm lượng muối (Na) cao gây ảnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn: cần hạn chế hoàn toàn vì làm tăng tình trạng bệnh.
  • Nước ngọt có gas làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây ra biến chứng đột quỵ.

Ngoài ra người bệnh cần luyện tập thể thao hàng ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội giúp lưu thông mạch máu, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp.

VIII. Phòng ngừa thiếu máu não như thế nào?

Để điều trị một cách hoàn toàn bệnh thiếu máu não, thì hiện nay trên thị trường chưa có bất kỳ loại thuốc nào. Các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay chủ yếu giúp tăng lưu lượng máu lên não và cải thiện các triệu chứng do thiếu máu não gây nên. Do đó, việc phòng ngừa và cải thiện bệnh khi có những dấu hiệu nhẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng để kiểm soát thiếu máu não hiệu quả.

Dưới đây là những lời khuyên tốt nhất giúp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng thiếu máu não mà người bệnh cần ghi nhớ:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống đủ các dưỡng chất cần thiết, trong đó chú ý bổ sung đủ sắt để tăng cường quá trình tạo máu, thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển…), thực phẩm giàu polyphenols (đậu, hạt, trà, ca cao…), thực phẩm giàu nitrat (rau diếp, cải bó xôi…). Song song đó, cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá…)thiếu máu não

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

  • Vận động thường xuyên để quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn. Với người bệnh thiếu máu não, cần vận động ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập vừa phải, phù hợp với thể trạng như đi bộ, kéo giãn cơ thể, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe đạp…

  • Thay đổi lối sống một cách tích cực. Suy nghĩ lạc quan và cố gắng giảm tối đa các căng thẳng, stress, lo âu có thể gặp phải. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ mắc thiếu máu não mà có thể bạn chưa biết.

  • Bổ sung các sản phẩm chăm sóc trí não có cơ chế chống gốc tự do gây hại cho mạch máu, giúp tăng cường máu lên não.

Trên đây là những thông tin về bệnh thiếu máu não. Hy vọng H&H Nutrition đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích và cần thiết đề phòng ngừa và điều trị kịp thời căn bệnh này.

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Sản phẩm khuyên dùng cho người thiếu máu não

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Thiếu Máu Não: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition