Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không? Người bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình thiết kế thực đơn dinh dưỡng. Trên thực tế, mì tôm là một trong những món ăn vừa đảm bảo tiện lợi và nhanh chóng. Hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của mì giúp người thân và bệnh nhân có những lựa chọn đúng đắn hơn. Cùng H&H Nutrition tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Trong mì tôm có những thành phần gì?

Mì tôm hay còn được biết đến là mì ăn liền là một trong những món ăn phổ biến, được hầu hết người dân ở nhiều quốc gia lựa chọn cho bữa ăn. Hiện nay sản phẩm được sản xuất từ nhiều thương hiệu khác nhau với kiểu dáng bao bì, khẩu vị khác nhau. Song, nhìn chung loại thực phẩm này sẽ được chế biến từ: bột mì, dầu, muối… Với công nghệ sản xuất hiện đại, dựa trên dây chuyền đạt chuẩn, nhiều gói mì với hương vị thơm ngon tiếp cận khách hàng và ghi lại được dấu ấn ấn tượng.

benh-tieu-duong-co-an-duoc-mi-tom-khong
Mì tôm hay còn được biết đến là mì ăn liền

Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có một công thức chế biến riêng nên hàm lượng các chất cũng sẽ có phần khác nhau. Song, điểm khác biệt thường sẽ ở phần gói gia vị, mỗi phần mì sẽ được nêm nếm đảm bảo hợp khẩu vị của đối tượng khách hàng mà họ đang hướng tới. Theo các đánh giá và nghiên cứu của chuyên gia thì trong mì thường sẽ có những thành phần như: calo, chất béo (bão hòa và không bão hòa), chất đạm, chất xơ, Natri, Thiamine, Folate, Mangan, sắt, Niacin, Riboflavin.

Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Đối với người bệnh tiểu đường, GI và GL là hai chỉ số cần được quan tâm và duy trì. Trong đó, GI là chỉ số đường huyết và GL là tải lượng đường huyết. Theo đó, con số GI của mì là 61, trong 100g mì GL là 15 . Đây được đánh giá là mức trung bình, nên cũng ăn với lượng hạn chế khoảng 50g mì tôm thôi.

benh-tieu-duong-co-an-duoc-mi-tom-khong
Mì ăn liền chưa một lượng natri khá cao

Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến nhiều người trở nên chủ quan hơn. Cho rằng chỉ một gói mì sẽ không có ảnh hưởng quá lớn. Thực chất, tình trạng tăng lượng máu đột biến hoàn toàn có thể xảy ra nếu như ăn mì thường xuyên.

Đồng thời, mì ăn liền chưa một lượng natri khá cao. Được biết, đây là chất không phù hợp với các đối tượng có vấn đề về tim mạch, đường huyết. Hàm lượng chất xơ và protein trong mì cũng không cao, khi ăn quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vì gia tăng áp lực lên hệ này. Hàm lượng chất xơ thấp cũng khiến cho việc kiểm soát đường huyết không tốt.

Mì tôm trong quy trình chế biến chứa nhiều chất béo chuyển hóa khiến cơ thể dễ gặp các nguy cơ rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch, cũng như thừa cân béo phì, gây giảm đề kháng insulin, khó kiểm soát đường huyết ổn định.

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì đường huyết của người bệnh. Người bệnh vẫn có thể ăn mì tôm nếu biết cách cân bằng số lượng cũng như chế biến theo cách phù hợp. Song, lời khuyên tốt nhất là hạn chế hết mức có thể đối với món ăn kém lành mạnh này, không đảm bảo sức khỏe.

Cách chế biến mì tôm đúng cách cho người tiểu đường

Có là câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường có ăn được mì tôm không. Tuy nhiên, ăn đúng cách sẽ vừa đảm bảo món ăn ngon miệng, chất lượng và an toàn với sức khỏe hơn. Mức theo khuyến cáo của chuyên gia đối với bệnh nhân tiểu đường là ⅔ gói mì.

Về các chế biến, thông thường ta chỉ cần cho tất cả các gói gia vị và chế nước sôi để thưởng thức. Song, với đối tượng đặc biệt hơn thì sẽ có cách chế biến đặc biệt hơn. Bạn nên sơ chế mì 2 lần bằng cách trụng qua nước sôi để loại bỏ bớt chất béo trong mì.

Ngoài ra, nên kết hợp ăn mì với nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác để tăng vị giác cũng như đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Một số loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường có thể kể đến như: trứng, đậu khuôn, nấm, rau xanh. Đặc biệt, nên chế biến theo tỉ lệ 2 rau 1 mì để hạn chế được lượng mì cho mỗi khẩu phần ăn.

Về thời điểm ăn mì, nên ăn vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cho một ngày. Không nên ăn mì vào buổi tối. Thời điểm này cơ thể ít vận động nên không thể tiêu hao hết mức năng lượng có trong tô mì. Về lâu dài, calo tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới tim mạch, đường huyết, huyết áp cũng như về cân nặng.

Người tiểu đường có thể ăn được các loại mì nào để đảm bảo sức khỏe?

Câu hỏi người bệnh tiểu đường ăn được mì tôm không đã phần nào được giải đáp. Tuy vậy, không phải loại mì nào cũng được khuyến khích. Dưới đây là gợi ý một số loại mì mà bệnh nhân nên lựa chọn:

  • Mì tảo bẹ: Đây là loại mì với hàm lượng calo thấp, thành phần ít natri nên sẽ phù hợp với đối tượng là bệnh nhân tiểu đường. Một bát mì sẽ đảm bảo người ăn có cảm giác no lâu nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được đường huyết.
  • Mì ngũ cốc: Nguyên liệu chính của mì ngũ cốc nguyên hạt nên đảm bảo được hàm lượng Vitamin và chất xơ. Loại mì này tốt cho hệ tiêu hóa, duy trì đường huyết.

Hiểu rõ tiểu đường có ăn được mì tôm không giúp quá trình thiết kế thực đơn dinh dưỡng dành cho đối tượng này trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, việc điều trị và duy trì sự ổn định của đường huyết cũng trở nên hiệu quả hơn. H&H Nutrition sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe thông qua dinh dưỡng hằng ngày.

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (2 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition