Với câu hỏi người bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không thì theo chia sẻ của các chuyên gia H&H Nutrition là bạn vẫn có thể ăn được với một hàm lượng nhất định. Vì loại thịt này có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Thịt bò có chứa một lượng protein dồi dào và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, lượng axit linoleic (CLA) còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường diễn ra được thuận lợi, giảm cholesterol gây hại trong máy nhằm kiểm soát đường huyết được tốt nhất.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn thịt bò, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không nên quá thường xuyên vào mỗi ngày. Vì khi ăn nhiều có thể gây nên các ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh:
- Thịt bò là loại thịt có nhiều đạm, chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa.
- Thịt bò là loại thịt đỏ, sử dụng nhiều thịt đỏ có nguy cơ ung thư đại tràng
- Sử dụng lượng thịt nhiều cần kết hợp thêm các loại rau củ khác, nếu không dễ gây tình trạng táo bón.
Tiểu đường thai kỳ ăn được thịt bò không?
Thịt bò là một trong những loại thịt có chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay không có một thực đơn chung nào phù hợp với tất cả mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Cách tốt nhất là người mẹ nên ăn đúng lượng carbohydrate và cân bằng thực phẩm trong bữa ăn.
Với câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn được thịt bò không thì các mẹ bầu vẫn có thể bổ sung thịt bò vào thực đơn ăn uống của bản thân, tuy nhiên chỉ nên bổ sung với liều lượng phù hợp.
Mẹ bầu nên chế biến thịt bò với miếng mỏng hơn, ăn kèm thêm với rau xanh để hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết sau ăn được hiệu quả. Đồng thời, mẹ bầu cũng chỉ nên tiêu thụ phần thịt bò nạc, hạn chế ăn các phần thịt có mỡ.
Một điều cần chú trọng đối với mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ chính là thời điểm ăn. Cụ thể, thai phụ nên ăn thịt bò vào ban ngày (ăn bữa sáng và bữa trưa), và hạn chế ăn vào bữa tối hay ăn đêm. Khẩu phần ăn cũng nên theo tỷ lệ nhiều rau, ít thịt, bởi vì trong thịt bò có hàm lượng chất sắt cao, khi ăn nhiều vào buổi tối có thể làm cho gan phải làm việc quá mức. Điều này dẫn đến hiện tượng lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.
Các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ vẫn có thể bổ sung thịt bò vào thực đơn. Nhưng hãy lưu ý ăn với lượng vừa phải và kết hợp thêm rau củ quả nhằm hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về lượng thịt bò có thể ăn dựa theo thể trạng, tình trạng bệnh thực tế nhé!
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người tiểu đường uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Khi nào người tiểu đường không nên ăn thịt bò?
Có thể thấy người bị tiểu đường có thể ăn được thịt bò. Nhưng với những người bệnh sẽ cần chú ý đến lượng ăn, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh chỉ nên sử dụng khoảng 500g mỗi tuần. Đồng thời lượng thịt này cũng cần chia thành 4 đến 5 bữa ăn, có nghĩa mỗi người bệnh tiểu đường sẽ được ăn khoảng 100g thịt bò.
Cách chế chế tốt nhất mà người bệnh nên áp dụng khi ăn thịt bò là hầm/luộc/hấp. Hạn chế nướng trong nhiệt độ cao bởi có thể làm tăng thêm hàm lượng chất đạm, chất béo bão trong có trong thịt bò. Gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh.
Mặt khác, nếu người bệnh thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì không nên ăn thịt bò:
- Người tiểu đường bị bệnh gout: Thịt bò giàu đạm, do đó chúng sẽ làm tăng axit uric trong máu, làm cho tình trạng bệnh gout ngày một trở nên tồi tệ hơn.
- Người tiểu đường bị sỏi thận: Lượng đạm cao có trong thịt bò có khả năng làm tăng oxalate trong nước tiểu (nhân tố cấu thành sỏi).
- Người tiểu đường có bị mỡ máu: Với lượng đạm, chất béo trong thịt bò chính là nguyên nhân khiến cho mỡ máu tăng cao. Từ đó, người mắc bệnh tiểu đường mỡ máu khi ăn thịt bò có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch.
- Người tiểu đường bị cao huyết áp: Thịt bò có chứa nhiều natri nên việc bổ sung thịt bò trong thực đơn có thể khiến cơ thể người bệnh bị giữ nước. Từ đó gây tình trạng người bệnh tăng thể tích máu và gây các áp lực lên mạch máu. Điều này dẫn đến bệnh cao huyết áp dần trở nên khó kiểm soát hơn.
Người bệnh tiểu đường không nên tiêu thụ quá 500g thịt bò mỗi tuần và cân chia thành nhiều bữa ăn, khi ăn cần kèm thêm rau xanh. Đồng thời với người tiểu đường mắc các bệnh lý đi kèm như gout, mỡ máu, sỏi thận, cao huyết áp,… được các bác sĩ khuyến nghị nên kiêng thịt bò.
Như vậy, bài viết trên các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Đây là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất nhưng lại cung cấp nhiều đạm và chất béo. Do đó người bệnh tiểu đường nên sử dụng với hàm lượng vừa phải. Bạn hãy tham gia thêm các khoa học dinh dưỡng dành cho người tiểu đường để bảo vệ và cải thiện sức khỏe của bản thân được tốt hơn.
>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024
Tham khảo các loại sữa cho người tiểu đường được chuyên gia H&H Nutrition khuyên dùng
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433