Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì? Các chuyên gia H&H Nutrition khuyên người bệnh nên hạn chế tinh bột có trong gạo trắng, bánh mì, các loại củ nướng,… Hạn chế những loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường
Dấu hiệu của tiểu đường loại 1
- Bị đói và mệt.
- Người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn và khát nước hơn.
- Dấu hiệu khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da.
- Sút cân nhiều mặc dù người bệnh vẫn ăn nhiều.
Dấu hiệu của tiểu đường loại 2
- Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông lẫn phụ nữ bị tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Tình trạng nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ẩm và ấm của da, gồm giữa ngón tay hay chân, trong hay xung quanh bộ phận sinh dục, dưới ngực,…
- Vết loét hay các vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu gây tổn thương thần kinh, khiến cơ thể khó chữa lành được các vết thương.
Việc lượng đường trong máu cao khi bạn mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hay đi tiểu thường xuyên. Thường phát hiện nhờ làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, việc người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì thì theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm sau:
- Hạn chế tinh bột có trong gạo trắng, bánh mì, các loại củ nướng,…
- Hạn chế những loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, các loại bánh kẹo ngọt, hay uống các loại nước co ga,…
- Cần nói không với đồ hộp, đồ chiên.
- Hạn chế tối đa những loại hoa quả sấy khô, mứt,… Vì những loại này có chứa một lượng đường khá cao sẽ không hề tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.
- Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích,…
Trên đây là những nhóm thực phẩm giúp trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì. Bạn cần lưu ý loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Việc bạn càng hạn chế sử dụng thì càng tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường không thể nào bỏ qua các loại rau củ, đây được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Hơn nữa, trong các loại rau củ quản thường sẽ không chứa hay chứa ít lượng tinh bột, rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường do không làm tăng nhanh đường huyết.
Cụ thể trong khẩu phần ăn mỗi ngày của người bệnh nên có 50% ra các loại rau không có tinh bột, điển hình như: Các loại rau xanh lá, củ sắn, tâm hoa Atiso, măng tây, cải Brussel,… Mặt khác người bị bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý kiểm soát trong chế độ ăn với các loại rau có tinh bột như: Đậu hà lan, củ cải đường, khoai lang, khoai mỡ, bắp,…
>> Xem thêm: Sữa cho người tiểu đường tốt nhất 2024 được chuyên gia khuyên dùng
Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý?
Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì thì bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Thông qua thăm tư vấn bác sĩ có thể giúp tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đồng thời giải đáp tốt nhất cho bạn khi được hỏi về bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì theo từng tình trạng cụ thể.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh làm đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm những biến chứng của bệnh. Cụ thể sẽ có những lưu ý chính sau:
- Cần chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, mục đích tránh tình trạng đường huyết tăng lên đột ngột.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, đặc biệt bạn không được để cơ thể quá đói hay quá lo.
- Không nên thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn trong ngày.
- Bạn cần vận động sau khi ăn, hạn chế nằm hay ngồi một chỗ sau mỗi bữa ăn. Dành nhiều thời gian tập luyện thể dục để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh tiểu đường được tốt hơn.
- Người bệnh nên tự theo dõi đường huyết bằng máy tại nhà, ghi lại và đánh giá những trị số đường huyết đo được vào sổ theo dõi.
Những thông tin trên H&H Nutrition hy vọng có thể giúp bạn tham khảo qua vấn đề bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì. Bạn cần thăm tư vấn với bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và có những điều trị phù hợp. Thông qua thăm tư vấn, bác sĩ cũng có thể thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất cho bạn, đồng thời bạn cũng cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.
>> Xem thêm: Fomeal 237ml – Nguồn dinh dưỡng trọn vẹn cho ngườI bệnh suy nhược cơ thể
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433