Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản của nam và nữ như thế nào?

Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không? Dinh dưỡng hợp lý cho người tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp là một bệnh lý ảnh hưởng đa cơ quan. Một trong những ảnh hưởng được nhiều người quan tâm là khả năng sinh sản. Vậy bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không? Dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp như thế nào là hợp lý. Bài viết dưới đây của H&H Nutrition sẽ giúp đỡ bạn.

Tuyến giáp, bệnh tuyến giáp

bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản
Tuyến giáp và bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là có dạng hình bướm ở phía trước cổ. Nó tạo ra các hormone giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Bệnh tuyến giáp là những bệnh lý liên quan đến sự tăng hoặc giảm của hormon giáp. Hai rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất là cường giáp và suy giáp. Nếu như cường giáp có biểu hiện tăng hormon giáp thì suy giáp lại gây ra giảm hormon giáp. Nguyên nhân phổ biến của các bệnh tuyến giáp có thể do nguyên phát hoặc thứ phát hay do tác động của thuốc và chấn thương. Rối loạn tuyến giáp có thể làm chậm hoặc tăng tốc độ trao đổi và chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi mức độ hormone trở nên quá thấp hoặc quá cao, bệnh nhân có thể gặp phải một loạt các triệu chứng và rối loạn như: sưng cổ; rối loạn nhịp tim; thay đổi tâm trạng; cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng; kinh nguyệt thất thường; táo bón. Đặc biệt bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản với các biểu hiện suy giảm ham muốn tình dục, vô kinh,…

Đối tượng dễ mắc bệnh tuyến giáp

Phụ nữ trên 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn

Các đối tượng có nguy cơ cao cường giáp, bao gồm:

  • Là nữ
  • Trên 60 tuổi
  • Mang thai
  • Mắc bệnh tự miễn dịch (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường loại 1 )
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn
  • Tiền sử cá nhân có các vấn đề về tuyến giáp, như bướu cổ (tuyến giáp lớn bất thường) hoặc đã phẫu thuật tuyến giáp
  • Tiêu thụ một lượng iốt đáng kể thông qua thực phẩm hoặc thuốc

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giáp bao gồm:

  • Là nữ
  • Trên 60 tuổi
  • Tiếp xúc với bức xạ ở cổ
  • Trước khi phẫu thuật tuyến giáp
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn
  • Mắc bệnh tự miễn
  • Là người da trắng hoặc dân tộc châu Á
  • Trải qua những thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con hoặc mãn kinh
  • Tiền sử sử dụng lithium (thường được kê đơn cho bệnh rối loạn lưỡng cực)
  • Có bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down hoặc hội chứng Turner.

So sánh khả năng mắc bệnh tuyến giáp

bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản
So sánh khả năng mắc bệnh tuyến giáp ở nam và nữ

Theo các báo cáo, bệnh tuyến giáp ở nữ giới phổ biến hơn nhiều so với nam giới, với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn từ 3-10 lần. Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới bao gồm:  Rối loạn gây suy giáp; Rối loạn gây ra cường giáp; Viêm tuyến giáp , đặc biệt là viêm tuyến giáp sau sinh; bướu cổ; Nốt tuyến giáp; Ung thư tuyến giáp.

Xem thêm: Sữa Lean Pro Thyro Lid 900g – Dinh dưỡng tối ưu cho người kiêng I-ốt, bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?

bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản
Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Đối với nam giới

Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản cả nam và nữ. Ảnh hưởng của sự thay đổi hormone tuyến giáp đối với hệ sinh sản đã được nghiên cứu rộng rãi trên động vật và nhìn chung cho thấy rằng những thay đổi trong chức năng tuyến giáp dẫn đến giảm hoạt động tình dục và khả năng sinh sản của nam giới.

Đối với nữ giới

Cả cường giáp và suy giáp đều có thể khiến phụ nữ khó mang thai hơn . Điều này là do các vấn đề hormone tuyến giáp có thể làm đảo lộn sự cân bằng của các hormone gây rụng trứng. Suy giáp cũng có thể khiến cơ thể nữ giới tạo ra nhiều prolactin hơn. Quá nhiều prolactin có thể ngăn cản quá trình rụng trứng.

Các vấn đề về tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt . Kinh nguyệt có thể nặng hơn hoặc không đều, hoặc có thể hoàn toàn không có kinh trong vài tháng hoặc lâu hơn (được gọi là vô kinh). Như vậy rõ ràng bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản nghiêm trọng.

Xem thêm: Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp

Không có thực phẩm cụ thể hoặc thực phẩm chức năng nào hữu ích trong việc điều trị rối loạn tuyến giáp. Để đảm bảo tuyến giáp khỏe mạnh nhất có thể, điều quan trọng là phải có một chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm ở tỷ lệ chính xác. Ăn khoảng 5 phần trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày. Các bữa ăn cơ bản dựa trên các loại thực phẩm giàu tinh bột và chất xơ hơn như gạo, bánh mì, bún, miến, nui hoặc mì ống. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm thay thế từ sữa hoặc cá, trứng, thịt và các chất đạm khác. Đặc biệt, bệnh nhân cần lưu ý chọn sử dụng các loại chất béo không bão hòa. Uống nhiều nước (ít nhất 6 đến 8 ly mỗi ngày).

Không phải lúc nào cũng dễ dàng duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh, và vì lý do này, một số người có thể muốn uống thêm vitamin và khoáng chất bổ sung. Nếu sử dụng vitamin và chất bổ sung, người bệnh nên tránh dùng chúng với số lượng quá nhiều. Điều này là do một số vitamin và khoáng chất có thể can thiệp vào chức năng tuyến giáp hoặc làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu tuyến giáp. Tùy theo nhu cầu của cơ thể và hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể lựa chọn bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như:

Vitamin D: Vitamin D giúp điều chỉnh việc sản xuất canxi và phốt phát, cần thiết cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lượng vitamin D thấp cũng có thể bị rối loạn tuyến giáp.

Iốt: Đối với những người có tuyến giáp hoạt động bình thường, iốt là cần thiết để sản xuất thyroxine. Nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai vì nó cần thiết để đảm bảo sự phát triển não bộ của em bé trong thời kỳ mang thai và đầu đời. Nếu bạn đang dùng levothyroxine để điều trị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc bướu cổ (sưng tuyến giáp) thì không cần bổ sung i-ốt. Nếu bạn đang được điều trị bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), việc bổ sung i-ốt là không cần thiết và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. I-ốt bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc tuyến giáp người bệnh đang sử dụng.

Rõ ràng, bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản, do đó việc giải quyết các vấn đề tuyến giáp là điều hết sức quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm tuyến giáp khỏe mạnh hơn. Liên hệ các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition để được tư vấn dinh dưỡng và nhận những lời khuyên bổ ích trong việc xây dựng chế độ ăn hợp lý cho bệnh tuyến giáp nhé!

Xem thêm:

Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutriton- Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: HỎI – ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

Tham gia: ĂN SẠCH – SỐNG KHỎE

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition