Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không? Lời khuyên dinh dưỡng từ chuyên gia

Tại sao bệnh tuyến giáp gây béo phì? Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không? Dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp như thế nào?

Bệnh lý tuyến giáp là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì. Vậy tại sao bệnh tuyến giáp gây béo phì? Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không? Chế độ ăn như thế nào là hợp lý cho người béo phì do tuyến giáp? Cùng H&H Nutrition làm sáng tỏ qua bài viết dưới đây.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không

Bệnh tuyến giáp là những bệnh lý liên quan đến sự tăng hoặc giảm của hormon giáp. Hai rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất là cường giáp và suy giáp. Nếu như cường giáp có biểu hiện tăng hoạt động của hormon giáp thì suy giáp lại gây ra giảm tác dụng của hormon giáp. Nguyên nhân phổ biến của các bệnh tuyến giáp có thể do nguyên phát hoặc thứ phát hay do tác động của thuốc và chấn thương.

Biểu hiện của bệnh tuyến giáp

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không
Dấu hiệu sưng cổ ở bệnh lý tuyến giáp

Sưng ở cổ: Sưng hoặc to ở cổ là dấu hiệu dễ thấy cho thấy tuyến giáp có thể có vấn đề. Bướu cổ xảy ra cùng với suy giáp hoặc cường giáp. Đôi khi sưng cổ có thể do ung thư tuyến giáp hoặc do một nguyên nhân không liên quan đến tuyến giáp.

Thay đổi nhịp tim: Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến nhịp đập của tim. Đối với người bị suy giáp sẽ nhận thấy nhịp tim của họ chậm hơn bình thường. Cường tuyến giáp cũng có thể làm tăng huyết áp và cảm giác đánh trống ngực hoặc các dạng tim đập nhanh khác.

Thay đổi về năng lượng hoặc tâm trạng: Rối loạn tuyến giáp có thể có tác động đáng chú ý đến mức năng lượng và tâm trạng của bạn. Suy giáp có xu hướng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và trầm cảm. Cường giáp có thể gây ra lo lắng, khó ngủ, bồn chồn

Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không
Dấu hiệu rụng tóc ở bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp

Rụng tóc: Rụng tóc là một dấu hiệu khác cho thấy hormone tuyến giáp có thể bị mất cân bằng, có thể khiến tóc rụng. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ mọc trở lại sau khi điều trị rối loạn tuyến giáp.

Cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng: Rối loạn tuyến giáp có thể làm rối loạn khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Những người bị suy giáp có thể cảm thấy lạnh thường xuyên hơn bình thường. Cường giáp có xu hướng tác động ngược lại, gây ra mồ hôi nhiều và không thích nóng.

Suy giáp có thể gây ra nhiều triệu chứng khác, bao gồm:

  • Da khô và móng tay dễ gãy
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay
  • Táo bón
  • Kinh nguyệt bất thường

Cường giáp cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Yếu cơ hoặc run tay
  • Các vấn đề về thị lực
  • Tiêu chảy
  • Kinh nguyệt không đều

Xem thêm: Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp sau phẫu thuật

Vì sao bị bệnh tuyến giáp gây béo phì

Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không
Bệnh tuyến giáp gây béo phì

Sự thay đổi cân nặng không giải thích được là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của rối loạn tuyến giáp. Tăng cân có thể báo hiệu lượng hormone tuyến giáp thấp, một tình trạng được gọi là suy giáp. Khoảng một nửa số người suy giáp bị tăng cân tuy nhiên, một số phụ nữ có thể tăng nhiều hơn, đặc biệt nếu tình trạng suy giáp nặng. Trong khi phần lớn sự tăng cân chủ yếu là do tăng giữ muối và nước, một số có thể do tăng chất béo.

Tuyến giáp giúp kiểm soát sự trao đổi chất và điều chỉnh sự thèm ăn. Hormon tuyến giáp tương tác với nhiều mô trong cơ thể, bao gồm não, tế bào mỡ, cơ, gan và tuyến tụy. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, sự trao đổi chất diễn ra chậm lại và đốt cháy ít năng lượng hơn, ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Cơ thể cũng ít có khả năng đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, điều có thể gây tăng cân. Ngoài ra, một phần lớn những người có tuyến giáp hoạt động kém cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến ít hoạt động thể chất hơn, góp phần làm tăng cân nặng.

Bệnh tuyến giáp gây béo phì có nguy hiểm không

Cũng như béo phì do những nguyên nhân khác, bệnh tuyến giáp gây béo phì có thể gây nên các bệnh tim mạch là đột quỵ. Béo phì dễ gây ra tình trạng cao huyết áp và mức cholesterol bất thường, là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, béo phì do tuyến giáp còn là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên đái tháo đường type 2. Béo phì có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin và tiểu đường.

Một số bệnh ung thư có thể xảy ra đối với cơ thể. Béo phì do tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, cổ tử cung, nội mạc tử cung, buồng trứng, vú, ruột kết, trực tràng, túi mật, thực quản, gan, tuyến tụy, thận và tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó bệnh tuyến giáp gây béo phì còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, bệnh túi mật và các vấn đề về gan. Không những thế béo phì còn tiềm ẩn nguy cơ gây nên chứng ngưng thở lúc ngủ. Những người bị béo phì có thể gặp nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, bệnh béo do tuyến giáp còn làm các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn. Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng khi mắc COVID-19 và có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm:  Sữa Lean Pro Thyro Lid 900g – Dinh dưỡng tối ưu cho người kiêng I-ốt, bệnh lý tuyến giáp

Lời khuyên dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tuyến giáp

Người bệnh suy giáp bị tăng cân thì bước đầu tiên và quan trọng nhất là điều trị theo chỉ định của bác sĩ nội tiết và cần tham khảo thêm chế độ ăn từ bác sĩ dinh dưỡng. Liều dùng thuốc sử dụng tùy thuộc vào nồng độ hormon trong máu và các triệu chứng bệnh nhân gặp phải. Và phải đảm bảo theo đúng chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Điều trị suy giáp sẽ giúp ngừng tăng cân, nhưng nó có thể không giúp giảm số cân mà người bệnh đã tăng. Dinh dưỡng và lối sống mới là giải pháp hữu hiệu nhất cho người bệnh. Mặc dù không có chế độ ăn uống hoặc thực phẩm cụ thể nào có thể đẩy lùi chứng suy giáp, nhưng dưới đây là một số lời khuyên giúp người bệnh giảm cân và tối đa hóa sức khỏe tuyến giáp:

Loại bỏ đường và carbohydrate tinh chế:  Ăn một chế độ ăn gồm các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, những thực phẩm ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu giúp hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao và có thể bổ sung thêm xơ cho người bệnh. Ví dụ về thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm rau không chứa tinh bột, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, cá và thịt. Người mắc bệnh tuyến giáp gây béo phì cũng nên tránh thực phẩm chế biến sẵn càng nhiều càng tốt.

Tập trung vào thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng: Điều quan trọng là phải có đủ lượng vitamin và khoáng chất được khuyến nghị tối thiểu trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh tuyến giáp gây béo phì. Một số chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của người bệnh cũng có thể góp phần giúp tuyến giáp khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm và selen có thể giúp cải thiện tình trạng suy giáp. Và cải thiện chức năng tuyến giáp có thể giúp khôi phục sự trao đổi chất và cân nặng lý tưởng.

Người bệnh tuyến giáp nên sử dụng các sản phẩm sữa cho người bệnh tuyến giáp với thành phần dinh dưỡng chuyên biệt được thiết kế cho người bệnh tuyến giáp để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

Kiểm tra mức đường huyết lúc đói: Ở một số người, suy giáp có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, có thể có nghĩa là lượng đường lúc đói của họ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và khó giảm cân hơn.

Ngủ nhiều: Ngủ không đủ giấc có liên quan đến tăng cân và có thể khiến người mắc bệnh tuyến giáp gây béo phì không thể giảm cân. Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ khuyến nghị ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm và giữ một lịch trình ngủ nhất quán.

Hạn chế rượu bia: Rượu có thể bổ sung nhiều calo vào chế độ ăn uống, và đối với một số người, uống quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân. Cắt giảm rượu bia có thể giúp bạn giảm cân.

Loại bỏ gluten: Chế độ ăn không có gluten có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy giáp ở một số phụ nữ, điều này có thể giúp điều chỉnh lại cân nặng.

Tập thể dục đầy đủ: Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, và tập thể dục không đủ có thể khiến bạn không thể giảm thêm cân.

Bệnh tuyến giáp gây béo phì là một bệnh lý gây rối loạn nhiều cơ quan, cần được điều trị sớm. Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý có thể đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này. Liên hệ ngay với các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition để được tư vấn dinh dưỡng hợp lý nhé!

Xem thêm:

Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutriton- Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: HỎI – ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

Tham gia: ĂN SẠCH – SỐNG KHỎE

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition