Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh suy thận để có thể phát hiện được vấn đề bất ổn của sức khỏe nhé!
Nguyên nhân dẫn đến suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm không thể lọc các chất thải có trong máu và điều hòa các chức năng khác của cơ thể. Thận là cơ quan rất quan trọng của cơ thể người đảm nhiệm nhiều chức năng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều cơ quan khác trong cơ thể do đó nguyên nhân của suy thận cũng rát nhiều.Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận như sau:
- Lưu lượng máu đến thận giảm: Tình trạng trên thường đến từ việc người bệnh mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến gan, các tình trạng cấp tính làm cơ thể mất mất nước nhanh và không bù nước kịp thời, cơ thể bỏng nặng hoặc lạm dụng các loại thuốc chống viêm.
- Bệnh lý của thận: Viêm thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, u thận, nang thận,tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- Tắc nghẽn đường thoát của nước tiểu: Nếu nước tiểu không được lưu thông tốt trong một thời gian dài sẽ làm giảm lượng máu đến nuôi dưỡng thận làm tổn thương thận, các chất độc hại trong cơ thể cũng không được đào thải gây hại cho cơ thể. một số bệnh như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, bí tiểu, khối u chèn ép,…
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
- Khu vực trong hoặc quanh thận có máu đông
- Thận bị nhiễm trùng hoặc nhiễm kim loại
- Do tuổi già làm thận cũng lão hóa theo
- Xuất huyết,…
>> Xem thêm: 5 loại sữa dành cho người suy thận trước và sau lọc thận được bác sĩ tin dùng 2024
Biểu hiện của bệnh suy thận
Biểu hiện của bệnh suy thận thường được bộc lộ rõ vào giai đoạn sau của bệnh:
- Sưng chân, sưng mặt, sưng toàn thân,
- Bụng to ra nhiều do tích nước trong bụng.
- Tiểu nhiều bất thường hoặc ít hơn.
- Nước tiểu nhiều bọt như bọt xà phòng.
- Cơ thể bị suy nhược: Đi kèm với việc thận bị suy giảm chức năng là việc cơ thể thiếu máu, tích tụ nhiều độc chất.
- Xuất hiện vết sạm da: Suy thận khiến máu không được lọc sạch và được biểu hiện thông qua làn da.
- Đau vùng thắt lưng: Thường là cơn đau quặn, đau vùng hông lưng, vùng bẹn, vùng bụng dưới,…
- Hô hấp khó khăn: Đồng thời với suy thận là phổi cũng suy yếu dần theo do lượng hồng cầu sản xuất không đủ, quá trình vận chuyển oxy khó khăn hơn.
- Mùi hôi toát ra từ hơi thở: Nhiều người lầm tưởng rằng đây là dấu hiệu của bệnh liên quan đến răng miệng thông thường. Hơi thở có mùi hôi do các chất thải không được đưa ra khỏi cơ thể mà vẫn còn tồn tại trong máu tạo nên mùi khó chịu.
Suy thận có mấy cấp độ?
Sau khi tìm hiểu về những biểu hiện của bệnh suy thận, tiếp đến mời bạn đọc cùng phân biệt xem suy thận có mấy cấp độ. Suy thận phân độ theo mức lọc cầu thận, các vấn đề về tiểu đạm dùng trong tiên lượng đi kèm với độ lọc cầu thận:
- Độ 1: Mức lọc cầu thận eGFR ⩾ 90 ml/phút/m2 da
- Độ 2: Mức lọc cầu thận eGFR: 60 -89 ml/phút/m2 da
- Độ 3a: Mức lọc cầu thận eGFR: 45 – 59 ml/phút/m2 da
- Độ 3b: Mức lọc cầu thận eGFR: 30 – 44 ml/phút/m2 da
- Độ 4: Mức lọc cầu thận eGFR: 15 – 29 ml/phút/m2 da
- Độ 5: Mức lọc cầu thận eGFR < 15 ml/phút/m2 da
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Thực đơn cho người suy thận
Thận đóng vai trò chủ chốt trong quá trình trao đổi chất nên chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc gia tăng cấp độ bệnh:
- Giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày: với những bệnh nhân suy thận hàm lượng muối khuyến nghị < 2g muối/ngày ( 1g = 1 muỗng sữa chua gạt ngang). Thay đổi dần dần thói quen nêm nếm trong các món ăn, hạn chế các món chấm muối, hạn chế sử dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa làm lượng muối khá cao.
- Giảm đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày: tùy vào giai đoạn suy thận sẽ có lượng đạm tương ứng thích hợp. Nên lựa chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao như trứng, sữa, thịt…. Suy thận giai đoạn cuối nên ưu tiên đạm thực vật kèm theo bổ sung các acid amin theo chỉ định của bác sĩ. Đạm có cả trong các thực phẩm có nguồn gốc tinh bột như cơm, bún, các loại đậu..Do đó nên lựa chọn nhóm tinh bột có hàm lượng đạm thấp cho bệnh nhân suy thận như miến, khoai tây,cơm độn khoai…
- Hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể: tùy vào giai đoạn suy thận và lưu lượng nước tiểu mỗi ngày của mỗi người bệnh sẽ có lượng nước theo khuyến nghị tương ứng.
- Hạn chế các thực phẩm giàu kali, phospho với những bệnh nhân suy thận. Các thực phẩm giàu kali như chuối, sầu riêng, bí đỏ…Các thực phẩm giàu phospho như hải sản, sữa, hạt, ngũ cốc nguyên cám,… Bên cạnh đó áp dụng các phương pháp chế biến loại bỏ bớt kali trong thực phẩm để đảm bảo hàm lượng kali thích hợp cho người bệnh.
- Tăng cường bổ sung các bữa phụ thích hợp như chè khoai, soup, sữa cho bệnh nhân thận..để đảm bảo nhu cầu năng lượng của người bệnh, phòng ngừa sụt cân, suy dinh dưỡng.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cho người bệnh như vitamin D, sắt, Canxi,…
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, H&H Nutrition luôn tự tin trong việc bán sản phẩm chính hãng giá cả phải chăng. Hãy liên hệ với chúng tôi để mua sản phẩm uy tín và được thiết kế thực đơn dinh dưỡng bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
>> Xem thêm:
- Phân biệt suy thận cấp và suy thận mạn? Nguyên nhân và triệu chứng suy thận
- Người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
- Suy thận có được ăn ngô không? Nhóm thực phẩm khuyên dùng cho người suy thận
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng