Bổ sung kẽm có tác dụng gì? Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Bổ sung kẽm có tác dụng gì? Kẽm là nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Kẽm giữ nhiều chức năng sinh học quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể và có thể dẫn đến mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy vai trò của kẽm đối quan trọng thế nào, cơ thể cần bổ sung khi nào để đáp ứng cho các hoạt động.

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Kẽm (Zn) là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên, là thành phần trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng vai trò đối với sức khỏe cơ thể là rất quan trọng. Vì thế không thể thiếu hụt kẽm, hoạt động hay cơ quan trong cơ thể vận hành mà thiếu kẽm sẽ có biểu hiện bất thường hay xuất hiện các bệnh lý.

Kẽm giữ nhiều chức năng sinh học quan trọng của cơ thể. Kẽm có mặt ở cấu trúc tế bào, thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, một loạt các enzyme bao gồm enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn các chuỗi ADN, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh học khác.

Kẽm tham gia vào việc phát triển cơ thể qua việc tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, phát triển hệ cơ trơn và xương, tái tạo các tế bào thần kinh ở võng mạc. Và kẽm cũng là thành phần không thể thiếu trong sản xuất insulin điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm có tác dụng kháng viêm, tăng lành vết thương, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra,kẽm còn kích thích điều hòa vị giác, tăng cảm giác ngon miệng…

Khi nào cơ thể cần bổ sung kẽm?

Các chất dinh dưỡng trong cơ thể dù với lượng nhỏ hay nhiều đều giữ chức năng bảo vệ cơ thể. Kẽm cũng vậy, dù với lượng rất nhỏ tồn tại trong cơ thể nhưng nếu thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung.

Một số biểu hiện thường thấy nhất khi cơ thể thiếu kẽm: rụng tóc, các vết thương khó lành, suy giảm thị lực, ù tai, loét miệng, xương khớp bị ảnh hưởng,… hay thiếu kẽm có thể mắc một số bệnh mãn tính: xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer,…

Mỗi đối tượng có nhu cầu về hàm lượng chất khác nhau. Vì thế việc bổ sung kẽm cũng phải nên tham khảo sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ để đáp ứng lượng bổ sung tốt nhất cho cơ thể.

Đối tượng cần bổ sung kẽm

  • Những người có chế độ ăn ít chất đạm. Bởi vì, trong thực phẩm, nguồn thịt, hải sản, các loại ngũ cốc là nguồn giàu kẽm nhất;
  • Những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột, thận mạn tính;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú để đủ cung cấp nguồn cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, khi có bầu nếu người có hàm lượng kẽm dự trữ trong cơ thể thấp thì nên tuân theo lượng bổ sung kẽm từ bác sĩ vì nhu cầu cần sẽ cao hơn so với những người khác.

Hàm lượng kẽm bổ sung cho từng đối tượng

  • Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: 4 mg/ ngày;
  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg/ ngày;
  • Trẻ từ 3 – 13 tuổi: 10mg/ ngày;
  • Người lớn: 15 mg/ ngày;
  • Phụ nữ có thai: 15 – 25 mg/ ngày.

Bổ sung kẽm cho cơ thể

Bổ sung kẽm qua nguồn thực phẩm: cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, cùng các dưỡng chất hỗ trợ để ngăn ngừa thiếu kẽm trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu kẽm: hàu, củ cải, đậu, yến mạch, đậu phộng, sò, hạt bí ngô, thịt đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và gừng

Bổ sung kẽm bằng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng, bổ trợ: hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc bổ sung kẽm được điều chế dưới dạng viên nén hay dung dịch uống, tùy vào độ tuổi và nhu cầu mà lựa chọn sản phẩm phù hợp

Bổ sung kẽm có tác dụng gì?

Bổ sung kẽm đem đến lợi ích gì cho cơ thể ? Sau đây là một số công dụng nổi bật của kẽm trong hoạt động cơ thể:

  • Phát triển và cải thiện não bộ: trung tâm bộ nhớ của não bộ có hàm lượng kẽm rất cao. Kẽm giúp cho sự hoạt động và phát triển của não bộ, đặc biệt ở trẻ trẻ nhỏ. Đối với người trưởng thành, kẽm giúp duy trì chức năng, sức khỏe não bộ, giúp hồi phục sau chấn thương, bệnh lý ở não. Kết hợp với vitamin B6, kẽm có vai trò quan trọng trong thúc đẩy các chất dẫn truyền thần kinh trong não;
  • Củng cố và tăng cường miễn dịch: kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch lympho B và T, cùng các đại thực bào. Từ đó, tạo thành hệ thống hàng rào vững chắc giúp bảo vệ cơ thể, chống các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng;
  • Phát triển hệ xương: xương không chỉ cần bổ sung canxi mà còn cần có nguyên tố kẽm. Vì kẽm cũng là nguyên tố tham gia vào bảo vệ, tăng cường độ chắc, giúp hệ xương phát triển toàn diện;
  • Sự phát triển của thai nhi: kẽm tham gia vào quá trình tái tạo và tổng hợp các chất trong cơ thể. Cũng là thành phần thiết yếu cho sự tổng hợp ADN, ARN để tạo thành protein. Điều này giúp trẻ phát triển về chiều cao, cân năng, trí tuệ khi còn ở trong bụng mẹ;
  • Điều hòa chức năng nội tiết: kẽm tham gia vào quá trình trao đổi, cân bằng nội tiết ở tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,… Giúp các tuyến nội tiết sản sinh hormone cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Đặc biệt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của cả nam và nữ. Đối với nam, kẽm giúp điều hòa nồng độ testosterone trong huyết thanh, duy trì số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Còn ở nữ giới, kẽm giúp điều hòa kinh nguyệt, đẹp da;
  • Hấp thu và chuyển hóa các chất: kẽm tham gia hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như đồng, nhôm, mangan, magie, canxi,… Ngoài ra, trong kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, kẽm còn phát huy tác dụng giảm độc tính của các kim loại nặng: asen, cadimi,… từ đó, giúp giảm lượng độc trong cơ thể, thể làm chậm quá trình oxy hóa tế bào, ngăn ngừa ung thư;
  • Kẽm cũng kích thích cảm giác ngon miệng, điều hòa vị giác;
  • Phát triển cơ thể toàn diện: kẽm giúp tóc chắc khỏe, duy trì cơ bắp, làn da, tốt cho mắt, hệ tiêu hóa,…
Bổ sung kẽm có tác dụng gì?
Bổ sung kẽm có tác dụng gì?

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc cũng hiểu rõ bổ sung kẽm có tác dụng gì. Dù là nguyên tố vi lượng với hàm lượng rất nhỏ nhưng kẽm có vai trò quan trọng. Cho nên, ngoài chế độ ăn hằng ngày, nếu không đáp ứng đủ lượng kẽm mà cơ thể cần, nên tham khảo ý kiến, sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia bác sĩ để bổ sung kẽm phù hiệu quả nhất.

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Bổ sung kẽm có tác dụng gì? Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.