Các cấp độ béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI)

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Hoà - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng nhi

Các cấp độ béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI giúp đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì của cơ thể. Chỉ số BMI không dùng để định lượng trực tiếp hàm lượng chất béo nhưng có thể đánh giá một cách tương đối về lượng chất béo trong cơ thể, nhằm có thể xác định một người có bị béo phì hay không.

Thừa cân, béo phì vừa gây xấu về mặt ngoại hình vừa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đường huyết và một số bệnh ung thư. Bài viết dưới đây của H&H Nutrition sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề béo phì, các cấp độ béo phì, tác hại của bệnh béo phì cũng như cách phòng ngừa bệnh và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Định nghĩa béo phì

cac-cap-do-beo-phi
Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thừa quá mức hoặc bất bình thường

Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thừa quá mức hoặc bất bình thường tại một vùng nào đó trên cơ thể hay toàn thân. Trong cơ thể con người luôn có một lượng mỡ nhất định và có nhiệm vụ là tích trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thu các chấn động tác động vào cơ thể và một vài chức năng khác. Khi lượng mỡ này vượt quá mức cho phép thì sinh ra béo phì.

Các cấp độ béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể

Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mess Index) là mối tương quan giữa khối lượng cơ thể và chiều cao, được tính như sau:

BMI = Khối lượng cơ thể (Chiều cao )x(Chiều cao).

Trong đó: Khối lượng cơ thể = kilogam; chiều cao = mét.

Chỉ số BMI được dùng để đánh giá gián tiếp khối lượng mỡ trong cơ thể, là thước đo về mức độ thừa cân và béo phì.

Dưới đây là bảng phân loại các cấp độ thừa cân béo phì đối với người trưởng thành:

 

Phân loạiBMI (kg/m2)
Châu ÂuChâu Á
Nhẹ cân<18,5
Bình thường18,5 – 24,918,5 – 22,9
Thừa cân25 – 29,923 – 24,9
Béo phì3025
Béo phì độ I30 – 34,925 – 29,9
Béo phì độ II35 – 39,930
Béo phì độ III40

 

Phân loại cấp độ béo phì ở trẻ em theo độ tuổi và BMI với ngưỡng độ lệch chuẩn (SD) khác nhau cho 2 nhóm tuổi như sau:

Tình trạng dinh dưỡngTiêu chuẩn
< 5 tuổi
Béo phìBMI theo tuổi > 3SD
Thừa cânBMI theo tuổi > 2SD
5 – 19 tuổi
Béo phìBMI theo tuổi > 2SD
Thừa cânBMI theo tuổi > 1SD

Những tác hại của bệnh béo phì

cac-cap-do-beo-phi
Những tác hại của bệnh béo phì

Béo phì không chỉ gây giảm chất lượng cuộc sống và thời gian sống, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh mạn tính như: đường huyết, tim mạch, gan nhiễm mỡ, bệnh lý về xương khớp,…

Một số tác hại của bệnh béo phì có thể kể đến như sau:

  • Làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể dễ dàng gặp phải các tình trạng viêm nhiễm thường xuyên.
  • Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, do các tế bào mỡ tích tụ làm xảy ra các quá trình viêm bất thường làm cho cơ thể đề kháng với insulin, làm tăng đường huyết và cuối cùng gây ra đái tháo đường và nhiều biến chứng khác.
  • Bệnh lý về tim mạch: béo phì gây ra tình trạng cholesterol cao, hay mỡ trong máu cao, dễ bám lại trên thành mạch, gây xơ hóa mạch máu, làm tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Dễ mắc các bệnh về xương khớp: do béo phì làm tăng trọng lượng cơ thể, gây áp lực lên hệ cơ xương khớp, dẫn đến đau, cứng và tổn thương các khớp. Ngoài ra, béo phì cũng làm giảm mật độ xương và khối lượng cơ, dẫn đến xương dễ gãy. Người béo phì cũng dễ mắc bệnh gout hơn người bình thường.
  • Là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, một vài nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên hệ giữa béo phì với một số bệnh ung thư vú, nội mạc tử cung, thận, tuyến tụy, thực quản. đại trực tràng.
  • Béo phì làm giảm các chức năng sinh sản: nam giới khi bị béo phì thì chất lượng tinh trùng giảm sút, tăng khả năng vô sinh. Đối với nữ giới sẽ dễ bị rối loạn nội tiết, buồng trứng đa nang, khó khăn trong việc sinh nở, em bé khi sinh ra cũng dễ bị rối loạn chuyển hóa.
  • Béo phì cũng gây cản trở hệ hô hấp: lượng chất béo tích tụ ở bụng hay ở nội tạng làm giảm tính linh hoạt của cơ hoành, gây hẹp đường thở tại phổi. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây nên hen suyễn và tình trạng ngưng thở khi ngủ.
  • Béo phì gây suy giảm trí nhớ: sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ thường thấy ở trẻ bị béo phì hơn so với trẻ có cân nặng bình thường, béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị Alzheimer.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh béo phì

  • Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học sẽ giúp kiểm soát tốt lượng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất ngọt (bánh mứt, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…), thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ hay nội tạng của các loại động vật. Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng thường chứa nhiều chất đường, muối và chất béo nên cần hạn chế sử dụng. Thay vào đó là tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin như rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt; cung cấp protein thì có thể ăn các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất: chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp và đều đặn, thường xuyên giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa, tăng cường các hoạt động trao đổi chất. Đặc biệt đối với người làm việc văn phòng thì không được ngồi quá lâu một chỗ, cứ sau 45-50 phút làm việc thì cần 3-5 phút nghỉ ngơi, đứng dậy thay đổi tư thế hay khởi động nhẹ tại chỗ. Còn đối với trẻ em cần khuyến khích và tạo sự hứng thú cho các em tham gia các hoạt động thể dục thể thao sau giờ học căng thẳng, vừa giúp trẻ phát triển toàn diện vừa phòng tránh bệnh thừa cân, béo phì.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý cũng giúp hạn chế bệnh thừa cân, béo phì: không thức quá khuya, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngoài ra cũng cần giảm bớt căng thẳng, lo âu do khi căng thẳng càng kích thích cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm nhiều calo.

Bài viết trên đây chia sẻ một số thông tin hữu ích về bệnh béo phì, các cấp độ béo phì theo chỉ số BMI, tác hại khi bị thừa cân béo phì và một số biện pháp nhằm giúp phòng tránh béo phì. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích và hỗ trợ mọi người có những kiến thức cơ bản về bệnh béo phì để biết cách phòng tránh bệnh.

Để biết thêm thông tin hay cần được tư vấn thêm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, hay liên hệ ngay chúng tôi – Đội ngũ chuyên gia H&H Nutrition sẽ hỗ trợ và tư vấn tận tình cho các bạn.

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Các cấp độ béo phì dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI)




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition