Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường như thế nào?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Khi bị thương, bị bỏng chảy máu,… với người bị tiểu đường có thể gây ra những tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Vậy chăm sóc vết thương cho người tiểu đường như thế nào là đúng cách và chế độ ăn uống cho người bệnh sao cho phù hợp. Bài viết dưới đây, H&H Nutrition sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết nhé.

Tại sao nên chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách?

Người bị bệnh tiểu đường khi có vết thương thường chậm lành, thậm chí dễ nhiễm trùng hoặc không bao giờ lành. Nguyên nhân là do đường huyết cao kèm theo suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn cảm giác do biến chứng thần kinh ngoại biên và do tổn thương mạch máu… Vết thương của người tiểu đường thường được phát hiện muộn ở giai đoạn nặng. Điều này càng khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Các chuyên gia cảnh báo rằng chỉ với 1 vết thương nhỏ xuất hiện trên người tiểu đường cũng có thể gây ra nhiễm trùng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bị lở loét, hoại tử thậm chí là cắt cụt các chi…

Nhiễm trùng vết thương có thể lan đến các mô và xương xung quanh hoặc các vùng khác của cơ thể. Một số trường hợp, nếu không chăm sóc, sơ cứu nhiễm trùng sẽ đe dọa tính mạng và thậm chí gây ra tử vong.

Ngay cả khi nhiễm trùng nhẹ thì việc chữa lành chậm vết thương cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vết cắt hoặc chấn thương ở khu vực bàn chân, chân sẽ gây cản trở việc đi lại hoặc vận động khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu việc chăm sóc vết thương cho người tiểu đường được đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tối đa tình trạng xảy ra biến chứng hay nhiễm trùng toàn thân khác.

Chăm sóc người bệnh tiểu đường
Chăm sóc người bệnh tiểu đường

 Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào việc vết thương đang ở cấp độ, giai đoạn và đang thuộc loại nhiễm trùng nào. Dựa vào mức độ tổn thương của người bệnh có thể phân loại vết thương khi bị tiểu đường thành 4 cấp độ sau đây:

  • Cấp độ 0: Vết thương nông trên bề mặt, chưa gây ra lở loét;
  • Cấp độ 1: Vết loét nông nhưng chưa lây lan đến dây chằng, khớp hoặc xương;
  • Cấp độ 2: Vết loét lan tới vùng dây chằng hay bao khớp;
  • Cấp độ 3: Vết loét sâu và lan đến xương khớp.

Dựa theo giai đoạn tiến triển của vết thương của người tiểu đường mà được chia thành 4 giai đoạn chính như:

  • Giai đoạn A: Vết thương sạch;
  • Giai đoạn B: Vết thương đã bị nhiễm trùng;
  • Giai đoạn C: Vết thương bị thiếu máu dưỡng;
  • Giai đoạn D: Vết thương vừa bị nhiễm trùng vừa bị thiếu máu.

Với riêng những vết thương ở bàn chân của người tiểu đường, bảng phân độ thường được bác sĩ sử dụng dựa trên lâm sàng để phân loại các vết thương:

  • Độ 0: Không bị tổn thương, có thể xảy ra tình trạng biến dạng ở các ngón chân hoặc viêm mô tế bào;
  • Độ 1: Loét nông. Có thể bị 1 phần hoặc toàn bộ chiều dày làn da;
  • Độ 2: Loét lan rộng đến các vùng như dây chằng, gân, bao khớp,… nhưng chưa bị apxe hoặc gây viêm xương;
  • Độ 3: Loét sâu, tổn thương apxe, viêm xương hoặc viêm khớp;
  • Độ 4: Hoại tử tại khu trú vùng trước bàn chân hoặc gót chân;
  • Độ 5: Hoại tử lan rộng ra toàn bộ bàn chân.

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Theo các chuyên gia, tùy vào tình trạng vết thương, người bệnh có thể chăm sóc tại nhà hoặc đến tại cơ sở y tế, bệnh viện để được hỗ trợ. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà các các cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường như sau:

Bước 1: Rửa vết thương

Rửa vết thương bằng nước sạch, povidon iod 10%  hay với nước muối sinh lý. Rửa từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Thấm khô bằng bông sạch. Nếu vết thương chảy máu thì sau khi loại bỏ vật gây tổn thương bằng dụng cụ chuyên dụng và vô khuẩn thì băng vết thương lại và cầm máu. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng oxy già để rửa vết thương.

Bước 2: Bôi thuốc

Có thể sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn thoa 1 lớp mỏng phủ kín vết thương. Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Bước 3: Băng vết thương

Với các vết thương rộng nên sử dụng các loại gạc mỡ để băng vết thương, để giúp vết thương nhanh lành và tránh đau đớn, tổn thương khi thay băng.

Bước 4: Thay băng

Thay băng khoảng 2 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc khi thấy phần băng ngoài vết thương thấm dịch hay bị bẩn.

Ngoài ra, với những vết thương sâu, bị nhiễm trùng, lở loét thì người bệnh nên đến tại các cơ sở y tế để được các nhân viên y tế chăm sóc vết thương đúng cách, hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Ngoài việc điều trị bệnh thì người bệnh tiểu đường cần chú đến chế độ ăn uống như sau:

  • Nạp đủ các chất dinh dưỡng tùy thuộc vào mức độ hoạt động, tình trạng cơ thể và giai đoạn bệnh;
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày gồm 3 bữa chính và các bữa phụ;
  • Giữ đúng giờ ăn theo chỉ định, đều đặn các bữa. Không bao giờ được bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm đau và mệt mỏi;
  • Giữ ổn định lượng Glucid trong các bữa ăn phù hợp, thay thế thức ăn giàu tinh bột bằng khoai, hoa quả ít ngọt, bánh sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường;
  • Hạn chế ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều đường như đường kính, đường mật ong, các loại mứt, quả chín, kẹo socola, nước ngọt;
  • Nên ăn các loại thực phẩm có chất béo tốt cho sức khỏe như là đậu phụ, vừng, lạc, cá… Ăn dầu ăn thực vật cũng như hạn chế các món xào nhiều dầu mỡ, các món rán, nướng;
  • Giảm lượng muối, gia vị chứa muối, không nên sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê,…
  • Duy trì cân nặng cơ thể ở mức độ bình thường;
  • Nên lựa chọn rau có nhiều chất xơ như: cải xoong, rau cần và hoa quả  để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất mỗi ngày.
Tiểu đường có ăn được bí xanh không
Bổ sung vào thực đơn cho người tiểu đường những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không và nhóm thực phẩm nên dùng

Từ những chia sẻ về việc chăm sóc vết thương cho người tiểu đường phù hợp thì người bị bệnh cần kết hợp thêm chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay, tại H&H Nutrition đang là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng hay thiết kế thực đơn dinh dưỡng uy tín. Các bác sĩ và chuyên gia tại đây sẽ nghiên cứu và xây dựng chế độ phù hợp cho người bệnh nhằm đem lại kết quả cao.

Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về bệnh tiểu đường và chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách để điều trị bệnh hiệu quả.

Xem thêm: 

 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường như thế nào?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition