Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Sức đề kháng là yếu tố quyêt định chống lại bệnh truyền nhiễm
Sức đề kháng là yếu tố quyêt định chống lại bệnh truyền nhiễm

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là một khía cạnh quan trọng của sức khỏe con người. Sức đề kháng tạo nên từ hệ thống đặc biệt của cơ thể gọi là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch có vai trò phát hiện và tìm kiếm các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Khi phát hiện ra tác nhân có hại, các tế bào của hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tác nhân này, giúp con người chống lại bệnh tật, các tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng, chúng ta cần có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để đạt được điều này thì chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực sẽ giúp hệ thống miễn dịch ngày càng được tăng cường.

Dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người là dinh dưỡng, vận động thể lực, tâm lý, lối sống các bệnh lý và thuốc đang sử dụng.

Một chế độ dinh dưỡng tăng cường miễn dịch cần phải tuân thủ theo nguyên tắc đa dạng đảm bảo đủ năng lượng cần thiết, tăng cường các chất chống oxy hóa, đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Khẩu phần ăn cân đối các nhóm chất (đạm, đường, béo) sẽ cung cấp nguyên liệu để tạo nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chất đạm có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa,… sẽ cung cấp các axít amin thiết yếu để sản xuất các loại enzymes, hormone và kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng. Các loại chất béo tốt sẽ tạo nên lớp màng của tế bào đặc biệt là tế bào miễn dịch. Nên sử dụng các loại chất béo tốt từ cá biển sâu và các loại hạt như hạt óc chó, mắc ca, hạnh nhân,…

Các loại vitamin và khoáng chất và được xem là những yếu tố quan trọng cấu thành nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Rất nhiều Vitamin, khoáng chất ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ
Rất nhiều Vitamin, khoáng chất ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ

Vitamin A

Vitamin A giúp các tuyến ngoại tiết tăng tiết dịch, bảo vệ sự toàn vẹn của biểu mô giác mạc đường ruột và đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là gan của các loài động vật: bò, heo, gà; quả gấc, cải bó xôi, rau bina, ớt chuông,…

Vitamin E

Vitamin E rất cần thiết cho trẻ em sinh non. Vitamin E bảo vệ vitamin A và màng tế bào tránh khỏi quá trình oxy hóa, có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa, sừng hóa ở da. Vì vậy nó có thể cản trở tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua da.

Vitamin D

Thường được nhắc đến là vitamin chống còi xương, nhưng hiện nay vai trò hệ miễn dịch của vitamin D ngày càng quan trọng, thúc đẩy phản ứng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào như lympho B, T và các đại thực bào, giúp cơ thể có thể chống viêm, điều hòa miễn dịch và chức năng kích hoạt sự phòng thủ của hệ miễn dịch.Cụ thể hơn vitamin này có trong phác đồ điều trị COVID – 19 của tổng thống Trump.

Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ sản xuất inteferon (một loại protein được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch trong cơ thể) và xúc tác quá trình tạo thành glutathion, giúp xây dựng và sửa chữa mô bị tổn thương. Vitamin C còn có tác dụng kháng viêm nhờ kích thích sản xuất bạch cầu và giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả. Cung cấp đầy đủ vitamin C giúp tạo thành rào cản ở da chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và bền vững thành mạch máu. Vitamin C cũng hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt trong đường ruột. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi,…

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B đặc biệt là folate có vai trò tổng hợp tế bào miễn dịch. Bên cạnh đó vitamin B6 có tác dụng hoạt hóa miễn dịch dịch thể và qua trung gian tế bào. Cả hai loại vitamin này đều có trong các loại rau xanh, các loại hạt giàu chất béo và trong một số thực phẩm động vật.

Nước

Nước là dung môi hòa tan các chất giúp tăng cường quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, hỗ trợ hệ xương khớp và thải các chất ra bên ngoài cơ thể, ngăn chặn một số bệnh lý. Trẻ em và người lớn trên 10 tuổi nên uống đủ nhu cầu nước là 40ml/kg cân nặng trên ngày.

Gia vị

Những loại gia vị như tỏi, gừng là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng tăng cường miễn dịch và bền vững thành mạch.

Lợi khuẩn

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò trực tiếp và gián tiếp tác động lên hệ miễn dịch của con người. Hệ vi sinh này được cấu thành từ các loại lợi khuẩn và hại khuẩn vì vậy cũng rất dễ dàng bị tác động bởi các yêu tố bên ngoài như chế độ ăn uống hoặc vận động thể lực. Nên bổ sung lợi khuẩn từ các chế phẩm như men vi sinh, sữa chua, sữa chua uống,…

Khoáng chất

Các kim loại như kẽm, selen và sắt có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn giúp nhanh chóng lành vết thương và là thành phần cấu tạo của các enzyme trong cơ thể.

Kẽm có nhiều trong các loại hải sản có vỏ. Sắt có nhiều trong các loại gan động vật và các loại thủy hải sản. Selen có thể trong các loại rau mầm, măng tây các loại nấm, hải sản và ngũ cốc nguyên hạt.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các chất cần thiết (đạm, tinh bột, chất béo và 500 gam rau xanh và trái cây) mỗi ngày sẽ cung cấp đủ nhu cầu các chất chống oxy hóa cũng như vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ, để tăng cường sức đề kháng thì việc nuôi con bằng sữa mẹ được xem là một biện pháp để cải thiện miễn dịch trẻ em. Sữa mẹ chứa kháng thể và các tế bào sống giúp trẻ chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng đến sức đề kháng

Chế độ sinh hoạt rất quan trọng đối với sức đề kháng
Chế độ sinh hoạt rất quan trọng đối với sức đề kháng

Tập luyện

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì vận động thể lực là một biện pháp để gia tăng hệ miễn dịch. Việc vận động thể lực có tác dụng tăng cường máu đến các cơ quan, giảm sự lão hóa, tăng số lượng tế bào lympho miễn dịch. Các phương pháp tập thể dục có thể tham gia là chạy, đạp xe, bơi lội.

Tâm lý

Tâm lý có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Khi bị căng thẳng thì tín hiệu thần kinh giao cảm và các trục trong cơ thể như hạ đồi – tuyến yên –  thượng thận sẽ tiết ra các loại hormone điều hòa quá trình miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó những người có vấn đề tâm lý sẽ thường xuyên sử dụng rượu bia các loại thuốc thay đổi giấc ngủ để điều chỉnh lại tâm lý của họ nên thường làm làm suy giảm hệ miễn dịch.

Chế độ ăn tăng cường miễn dịch bao gồm một chế độ ăn đa dạng các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm những thực phẩm có chứa tăng cường miễn dịch như trên (vitamin A, B, C, E; men vi sinh, kẽm, selen). Bên cạnh đó, vận động thể lực và tâm lý cũng sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch ngày càng khỏe mạnh hơn.

H&H Nutrition là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để bạn lựa chọn những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tối ưu. Bên cạnh đó, bạn còn được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trực tiếp trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cùng chuyên gia

Xem thêm: Thuốc bổ giúp tăng cường sức đề kháng cả gia đình

Xem thêm : Vitamin D 1000 IU cho người lớn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre.

Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

  • Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
  • Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.