5+ Thông tin về đái tháo đường dễ nhiễm trùng bạn nên biết

Hiện nay, tỉ lệ người mắc đái tháo đường ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Biến chứng của bệnh lý đái tháo đường cũng là vấn đề được người bệnh quan tâm hơn. Vậy tại sao bệnh đái tháo  đường dễ nhiễm trùng? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu nhé!

Vì sao người mắc đái tháo đường dễ nhiễm trùng?

Đái tháo đường đặc trưng là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh nhân đái tháo đường dễ nhiễm trùng. Khi mắc bệnh, nồng độ đường trong máu không được kiểm soát tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Hơn nữa, người mắc bệnh đái tháo đường thường gặp các biến chứng thần kinh cảm giác và mạch máu. Điều đó làm giảm cảm giác đau và nhận biết các tổn thương trên cơ thể, dẫn tới khi bị những vết thương hở cơ thể không nhận biết được tổn thương nên chậm đưa các tế bào đến dọn dẹp và tái tạo lại vết thương.  

Tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ngoại biên làm cho lưu lượng máu đến nuôi cơ quan. Đặc biệt là vết thương ít dẫn đến vết thương càng lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì vậy người đái tháo đường dễ nhiễm trùng hơn những người không mắc bệnh.

Biến chứng đái tháo đường dễ nhiễm trùng là gì?

Biến chứng đái tháo đường dễ nhiễm trùng thường xuất hiện ở người bệnh đái tháo đường bao gồm các biến chứng dưới đây: 

Viêm đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang và viêm thận, bể thận. Viêm bàng quang có biểu hiện sốt nhẹ hoặc có thể không sốt, đi tiểu buốt tiểu rắt, tiểu khó có khi nước tiểu đục có cặn hoặc có máu cuối dòng. Phần lớn viêm bàng quang thường ít triệu chứng cần xét nghiệm để chẩn đoán. Tình trạng viêm thận, bể thận ít gặp hơn, người bệnh thường có biểu hiện: đau vùng lưng , vùng hông, sốt cao rét run nước tiểu đục hoặc có máu.

Nhiễm trùng ở phổi cũng là biến chứng mà người bệnh đái tháo đường dễ nhiễm trùng, thường gặp nhất phải kể đến là viêm phổi và lao phổi. Viêm phổi sẽ có biểu hiện sốt cao, đau ngực khó thở, thường xảy ra ở những người lớn tuổi, hệ miễn dịch kém. Bệnh nhân tiểu đường mắc viêm phổi thường có tổn thương phổi lan tỏa và có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như các ổ áp xe phổi và nhiễm trùng huyết. 

Lao phổi là biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm như viêm phổi. So với viêm phổi, lao phổi thường tiến triển nhanh và nặng hơn, nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu nhận biết lao phổi: mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, chán ăn, gầy sút nhanh, đau ngực khó thở, ho có đờm hoặc ho ra máu.

Tổn thương nhiễm trùng khá thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường phải nhắc đến đó là nhiễm trùng da, mô mềm. Điển hình là loét chân, bàn chân hay còn gọi là bàn chân đái tháo đường. Các dấu hiệu phát hiện thường ở chuyển sang giai đoạn chảy mủ, hoại tử ướt, kèm sưng nóng đỏ tại chỗ. Ít  gặp hơn là tình trạng viêm mô tế bào, tình trạng xuất hiện các mảng viêm đỏ trên da, có kèm theo sưng đau các hạch lân cận.

Một số trường hợp nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục, nấm kẽ. nấm ngón chân gây tình trạng loét bàn chân. Nhiễm trùng răng miệng cũng là biến chứng nhiễm trùng ở người bệnh đái tháo đường. Nhiễm trùng răng miệng gồm: viêm lợi, nha chu, viêm mủ chân răng, sâu răng,… Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.

Các loại biến chứng đái tháo đường dễ nhiễm trùng thường gặp

Các loại biến chứng đái tháo đường dễ nhiễm trùng thường gặp là tình trạng bàn chân đái tháo đường. Tình trạng này kết hợp các biến chứng thần kinh mạch máu và nhiễm trùng nên thường hay xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường. Loét bàn chân thường hay gặp ở vị trí  các ngón chân, cổ chân và gót chân, mặt trước cẳng chân. Nếu phát hiện muộn có thể phải cắt cụt chi để cứu sống người bệnh. Chính vì vậy biến chứng này cần theo dõi sát nhất là trường hợp những người lớn tuổi ít chăm chú việc vệ sinh thân thể.

Hình ảnh bàn chân đái tháo đường
Hình ảnh bàn chân đái tháo đường

Cách phòng nhiễm trùng cho người mắc đái tháo đường

Đái tháo đường dễ nhiễm trùng hơn các bệnh lý khác. Chính vì vậy cần có các biện pháp triệt để đề phòng nhiễm trùng cho người bệnh. Để phòng ngừa các biến chứng nói chung và biến chứng nhiễm trùng do đái tháo đường nói riêng, người bệnh cần:

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép đã được khuyến cáo. Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính kèm theo như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, …. bằng cách dùng thuốc và duy trì chế độ ăn uống tập luyện phù hợp. Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh thân thể: răng miệng, các bề mặt hay tiếp xúc nhất là bàn chân, …

Người bệnh nên vệ sinh da sạch sẽ, không nên tắm bằng nước quá nóng có thể dẫn đến rối loạn cảm giác. Khi vệ sinh nên dùng xà phòng dưỡng ẩm nhẹ, giữ da khô ráo ở những vùng hay như nách, bẹn, kẽ các ngón chân, vệ sinh cắt móng tay chân thường xuyên. Khi bị thương người bệnh nên vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn.

Người bệnh cần chú ý phòng biến chứng nhiễm trùng bàn chân. Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra bàn chân thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, rửa chân bằng nước ẩm. Lưu ý chân không nên ngâm quá lâu trong nước nóng quá lâu, khi rửa ngâm xong nên lau kĩ các kẽ ngón chân bằng khăn sạch, luôn dưỡng ẩm da chân mềm mại, thường xuyên cắt móng chân.

Trong sinh hoạt, người bệnh nên sử dụng tất, giày mềm tránh đi chân trần trong nhà hoặc ngoài trời vì có thể có những vật làm tổn thương chân mà đôi khi  người bệnh không cảm giác được. Bệnh nhân cũng nên thường xuyên mát xa vùng cẳng chân, bàn chân để máu lưu thông tốt hơn hoặc có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng.

Kết hợp với việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30- 60 phút các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi, người bệnh sẽ không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn tăng cường lưu thông máu tới  bàn chân. Tuy nhiên nên hạn chế các hoạt động gắng sức và tạo nhiều áp lực lên bàn chân như chạy nhảy.

Dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường dễ nhiễm trùng phù hợp và khoa học 

Dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường dễ nhiễm trùng là một phần vô cùng quan trọng để quyết định hiệu quả điều trị. Để có một chế độ ăn uống phù hợp cho mỗi người, người bệnh cần tham khảo ý kiến các bác sĩ, các nhà dinh dưỡng lâm sàng tiết chế. Chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Không nên kiêng khem quá mức, chế độ ăn cần đầy đủ thành phần: đạm, mỡ, đường, các vitamin, khoáng chất. Thành phần phần trăm đường nên giảm xuống nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, theo khuyến cáo là dưới 55. Bữa ăn hàng ngày nên hạn chế tinh bột từ gạo, xôi,bánh mì đen, bún, phở,.., tăng lượng chất béo thực vật, giảm lượng chất béo động vật.

Người bệnh nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, bơ, thanh long, bưởi,…Các loại trái cây ngọt nên ăn hạn chế không quá 3 lần / tuần như vú sữa, na, hồng xiêm , xoài chín. Hằng ngày, người bệnh cần bổ sung đủ nước với 40ml/kg/ ngày và chia đều  nhỏ các bữa ăn trong ngày 3 bữa chính và 2 -3 bữa phụ.

Review một số loại sữa dành cho người tiểu đường

Sữa GLUCERNA – Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường dễ nhiễm trùng

Sữa Glucerna dành cho bệnh nhân bị tiểu đường, đái tháo đường
Sữa Glucerna dành cho bệnh nhân bị tiểu đường, đái tháo đường

Sữa Glucerna Abbott của Hoa Kỳ  là sản phẩm sữa được nhập khẩu nguyên hộp từ Hoa Kỳ, Với công thức dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cùng hệ dưỡng chất đặc chế Triple Care sữa Glucerna Abbott đã được chứng minh trên lâm sàng giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường,tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-glucerna-sua-cho-nguoi-tieu-duong-dai-thao-duong-gia-re/

Sữa Diabetcare Diamond  – Sữa công thức thiết kế cho người bệnh đái tháo đường

5+ Thông tin về đái tháo đường dễ nhiễm trùng bạn nên biết

Sữa Diabetcare Diamond được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty CP Thực phẩm Dinh Dưỡng Nutifood. Sản phẩm sữa là dòng sữa cao cấp với công thức CARE NUTRITION  dựa theo tiêu chuẩn  dinh dưỡng của ABS – QE Hoa Kỳ là giải pháp dinh dưỡng phù hợp với thể trạng người bệnh đái tháo đường ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-diabet-care-diamond-400g/

FONTACTIV DIABEST 800G – Giải pháp tối ưu cho người bệnh đái tháo đường

Sữa Fontactiv Diabest là sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường  được sản xuất và nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Sữa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giàu đạm Whey và chất xơ, chỉ số đường huyết thấp phù hợp với đối tượng người bệnh tiểu đường.

Sữa cho người tiểu đường FONTACTIV DIABEST 800G
Sữa cho người tiểu đường FONTACTIV DIABEST 800G

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: https://dinhduongtoiuu.com/san-pham/sua-tieu-duong-fontactiv-diabest-800g-bac-si-khuyen-dung/

Tổng kết

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Đái tháo đường dễ nhiễm trùng có đúng hay không ? và những giải pháp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Để được tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh, người bệnh nên được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tiết chế tư vấn thực đơn hằng ngày.

H&H Nutrition là địa chỉ uy tín quy tụ nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường. Nếu bạn hoặc người nhà đang có thắc mắc cần giải đáp về dinh dưỡng cho người đái tháo đường hãy liên hệ H&H Nutrition nhé!


Xem thêm:


H&H Nutrition – Dinh dưỡng tối ưu

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    5+ Thông tin về đái tháo đường dễ nhiễm trùng bạn nên biết




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition