Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em giúp cha mẹ kịp thời đưa bé đi thăm khám để có phương án điều trị hiệu quả. Tham khảo ngay chia sẻ sau đây.

Bệnh chân tay miệng khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Trong bài viết kỳ này, H&H Nutrition sẽ tư vấn cha mẹ về các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em và phương pháp phòng tránh căn bệnh này.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần nắm được những thông tin khái quát về căn bệnh này. Theo đó, tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là gây tổn thương da, niêm mạc có hiện tượng phỏng nước, tập trung chủ yếu tại lòng bàn tay, bàn chân, miệng.

Đường lây nhiễm chính của bệnh tay chân miệng là qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hoặc phân của bé nhiễm bệnh, dịch tiết mũi, họng của bé. Do đó, những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm và phát triển thành ổ dịch là nhà trẻ, trường mẫu giáo, khu vui chơi trẻ em,…

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tay chân miệng đó là do virus thuộc họ virus đường ruột, nổi bật là hai nhóm tác nhân Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Loại virus này có sức sống dai dẳng và mãnh liệt, chịu được nhiệt độ từ rất lạnh đến rất nóng.

Virus khiến trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường tập trung tại các đồ dùng ăn uống, sinh hoạt, đồ chơi chung, bàn, ghế,…

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh thường gặp

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng thường gặp là:

  • Trẻ mắc bệnh ở giai đoạn đầu có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, kém ăn, đau họng nhẹ,… Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm virus, nhiễm khuẩn hay bệnh thủy đậu.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm bệnh, bé sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm ở trên bề mặt da rồi trở thành bóng nước. Các vết loét ở bên trong miệng, vòm miệng, trên đầu lưỡi,… có thể bị lở loét. Các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông hay tại cơ quan sinh dục của bé.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh trở nặng

Dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng là:

  • Bé quấy khóc liên tục kéo dài, khóc cả đêm hoặc cứ ngủ dễ thức giấc.
  • Sốt cao liên tục không hạ (bé sốt trên 38,5 độ liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc paracetamol). Lúc này cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện nhi hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Bé hay giật mình. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

Những giai đoạn chính của bệnh tay chân miệng là:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Ở giai đoạn ủ bệnh (kéo dài 3 đến 7 ngày), bé không có nhiều biểu hiện về bệnh, vẫn sinh hoạt, vui chơi như bình thường.
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong vòng 1 – 2 ngày với biểu hiện nổi bật là sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, quấy khóc, tiêu chảy.
  • Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở bé rõ ràng hơn. Triệu chứng điển hình là viêm loét miệng, sốt, phát ban trên da dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng, đầu gối, khuỷu tay, mông. Sau đó, những vết này có thể để lại thâm, không có sẹo, hiếm khi bội nhiễm hay bị loét.

Cha mẹ cần lưu ý tới những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em trong các giai đoạn bệnh để đưa bé đi thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên nắm vững là:

  • Cho bé ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín và uống sôi. Nên đảm bảo vật dụng ăn uống của trẻ sạch sẽ, ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.
  • Không nên nhai thức ăn cho trẻ. Đồng thời, không để trẻ ăn bốc, mút tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Không nên để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, cốc uống nước, bát, chén, thìa, đĩa, đồ chơi,… với những người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng nếu không thật sự cần thiết.
  • Cách ly bé nhiễm bệnh tại nhà: Không đến mẫu giáo, nhà trẻ, trường học, nơi có nhiều bé chơi tập trung trong thời gian 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Khi trẻ có dấu hiệu tay chân miệng, bố mẹ không nên cho trẻ đến trường, nhà trẻ
  • Cần theo dõi chặt chẽ những bé có biểu hiện sốt ở trong vùng dịch tay chân miệng, nếu nghi ngờ có bệnh thì cần thực hiện cách ly.
  • Không được chọc vỡ các mụn nước hay bọng nước trên da bệnh nhi để tránh xảy ra bội nhiễm.
  • Vệ sinh môi trường sống: Lau, vệ sinh phòng ở của người bệnh, khử khuẩn các bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.
  • Thực hiện xử lý chất thải, quần áo, ga trải giường của người bệnh và dụng cụ chăm sóc theo đúng quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
  • Người nhà hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhi cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay tã, quần áo, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau khi thăm khám,…
  • Nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho con hiệu quả.

Trên đây, H&H Nutrition vừa chia sẻ với các bậc phụ huynh về một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em và các thông tin liên quan tới nguyên nhân, cách phòng bệnh. Hy vọng nhờ vậy cha mẹ sẽ có phương án chăm sóc bé toàn diện để trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition