Những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Bệnh lý chuyển hóa là bệnh của thời đại, gồm rất nhiều bệnh liên quan đến rối loạn quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, gây mất sự cân bằng đưa đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh tiểu đường có thể gặp ở mọi quốc gia, tầng lớp, lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên đâu là những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam mà chúng ta cần lưu ý? Tham khảo bài viết sau từ các chuyên gia của H&H Nutrition.

Tìm hiểu về bệnh lý tiểu đường

Tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp, kèm theo tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối và/hoặc tình trạng đề kháng insulin dẫn đến hậu quả đường huyết tăng cao và đường niệu dương tính.

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh đái tháo đường thường được nhắc đến với hội chứng bốn nhiều:

  • Uống nhiều: bệnh nhân bệnh tiểu đường sẽ luôn có cảm giác khát và nhu cầu nước cũng nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này được giải thích là do lượng đường trong máu quá cao làm tăng áp lực thẩm thấu, kéo nước ra khỏi tế bào nên khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng bị “khô” – thiếu nước.
  • Tiểu nhiều: hay còn gọi là đa niệu. Là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam thường gặp nhất, người bệnh thường than phiền đi tiểu đêm nhiều lần, lượng nước tiểu cũng tăng hơn so với trước đây. Nguyên nhân được cho là tăng nồng độ thẩm thấu trong nước tiểu.
  • Ăn nhiều: bệnh nhân bị đái tháo đường thuật lại rằng họ rất mau đói và thèm đồ ngọt vì lúc này trong máu có hàm lượng glucose cao nhưng ngược lại trong tế bào lại bị thiếu hụt do những khiếm khuyết của insulin dẫn đến không đưa được glucose vào.
  • Gầy nhiều: tuy ăn nhiều, uống nhiều nhưng bệnh nhân lại không tăng cân mà thậm chí còn bị sụt cân, do sự thất thoát glucose qua nước tiểu và những rối loạn chuyển hóa liên quan đến lipid, protein đi kèm.

Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam, hãy liên hệ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị kịp thời.ư

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1

Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh được chia thành 2 nhóm: type 1 và type 2.

Trong đó, tiểu đường type 1 chiếm tỷ lệ 10-15%, là dạng đái tháo đường phụ thuộc insulin, về cơ chế được cho là do sự phá hủy tế bào beta tuyến tụy làm giảm insulin hoàn toàn (miễn dịch hoặc vô căn). Bệnh thường khởi phát ở tuổi dưới 30, triệu chứng lâm sàng xảy ra đột ngột, rầm rộ, sụt cân nhiều. Insulin huyết tương rất thấp hoặc bằng 0 vì tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối này nên bệnh nhân dễ bị hôn mê do nhiễm ceton máu.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới
Tiểu đường là bệnh gì?

Dấu hiệu tiểu đường type 2

Là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, chiếm 85-90%, thường khởi phát khi trên 40 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam. Cơ chế của tiểu đường type 2 hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên các chuyên gia nhận thấy rằng có ba rối loạn song song cùng tồn tại là rối loạn tiết insulin, sự kháng insulin ở mô đích và sự tăng sản xuất glucose ở tại gan. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện từ từ, hoặc đôi khi không có triệu chứng, thể trạng người bệnh thường mập.

Xem thêm: Thực đơn cho người bị tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường?

Theo các bác sĩ, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam thường có nguy cơ xảy ra trên những đối tượng như:

  • Người có thể tạng mập, béo phì
  • Người có thói quen ít vận động, lối sống tĩnh tại
  • Người sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Người có bệnh phải thường xuyên sử dụng corticoid, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide và dioxide.
  • Người bị rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết khi đói ở những lần xét nghiệm trước.
  • Người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường

Có cách nào trị bệnh tiểu đường không?

Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới, các anh cần đến cơ sở y tế khám chữa bệnh để được kiểm tra đường huyết và tham khảo ý kiến của bác sĩ về kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường khi đã được xác định. Nhìn chung nền tảng để ổn định đường huyết chính là điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày, cụ thể như:

  • Hoạt động thể chất: tập luyện thể dục – thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giúp giảm cân, tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định,… Ngoài ra các môn vận động như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc các bài tập kháng lực như cử tạ, tập phối hợp… còn hỗ trợ tăng sức mạnh, sức bền và duy trì cuộc sống luôn năng động.
  • Chế độ ăn uống: để giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định việc lựa chọn thực phẩm vô cùng quan trọng. Rau quả giàu chất xơ như đậu xanh, súp lơ, rau mầm, đậu bắp, măng tây, cà rốt,… giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, giảm lượng đường trong máu, giảm cảm giác đói, thèm ăn. Bên cạnh đó, bổ sung chất béo không bão hòa vào chế độ ăn gồm dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, bơ, cá thu, cá ngừ,…giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa tình trạng rối loạn lipid, béo phì hay xơ vữa mạch. Ngoài ra người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng như những loại có chỉ số đường huyết cao và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới
Thực đơn cho người bị tiểu đường
  • Thuốc: khi đã điều chỉnh thực đơn và sinh hoạt nhưng vẫn không kiểm soát được đường huyết ổn định. Các bác sĩ nội tiết có thể sẽ cần phải kê cho bạn một số thuốc hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu như: nhóm thuốc ức chế DPP4 (DiPeptidyl Peptidase 4), nhóm đồng vận thụ thể GLP-1, nhóm Biguanid, nhóm ức chế men Alpha-glucosidase, nhóm Thiazolidinedione, nhóm Sulfonylurea,…và khi tình trạng vẫn chưa cải thiện với thuốc có thể do kháng insulin hay lượng insulin cơ thể tự tiết ra quá thấp thì cần phải tiêm insulin ngoại sinh định kỳ.

Khi nào cần đi khám tiểu đường?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, tất cả mọi người trên 45 tuổi nên tầm soát bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người trong đối tượng nguy cơ cao hay người có dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam cần nên kiểm tra đường huyết sớm với các xét nghiệm như:

  • Thử đường huyết lúc đói
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose
  • Thử đường huyết bất kỳ
  • HbA1c để theo dõi điều trị lâu dài

Qua bài viết trên, H&H Nutrition hy vọng quý đọc giả có thể nắm được những thông tin bổ ích về dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam cũng như phương pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày để cải thiện bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất tại website H&H Nutrition nhé!

Xem thêm: 

đánh giá post

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition