Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em biểu hiện như thế nào?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Cần nhận biết được tầm nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết để điều trị kịp thời và phòng tránh các biến chứng nặng nề. Vì thế, phát hiện sớm được các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đang là vấn đề đáng được quan tâm của các bậc phụ huynh hiện nay. Vậy, sốt xuất huyết có căn nguyên từ đâu? Biểu hiện và các dấu hiệu cảnh báo như thế nào? Có những cách nào để chăm sóc trẻ tại nhà khi bị sốt xuất huyết? Hãy cùng H&H Nutrition để hiểu sâu hơn qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh thường xảy ra quanh năm, thường gia tăng mạnh vào mùa mưa. Đặc điểm chính là sốt, xuất huyết, có thể dẫn đến shock giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên, gồm 4 type huyết thanh: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Sốt Dengue lây truyền từ người qua người chủ yếu qua muỗi cái Aedes aegypti- là vật chủ trung gian truyền bệnh. Khả năng phát triển thành dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau đang là vấn đề đáng quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng trong những năm gần đây.

Đặc điểm muỗi Aedes aegypti:

  • Nguồn gốc, đặc điểm nhận dạng: Xuất xứ từ châu Phi, sau lan rộng ra các nước có khí hậu nhiệt đới. Trên cơ thể có các vệt trắng, trứng màu đen hình bầu dục.
  • Môi trường sống, thời gian hoạt động: Cư trú ở những nơi ẩm ướt, có ánh sáng yếu, sinh sản đẻ trứng ở các vật dụng tồn đọng nước (lọ hoa, bẫy kiến, muỗng dừa, vỏ xe cũ,…). Hai thời điểm muỗi thường hút máu nhiều nhất là sáng sớm và chiều tối.
  • Muỗi vằn truyền bệnh như thế nào? Sau khi hút máu người bệnh nhiễm virus dengue, sẽ chứa lượng virus ở tuyến nước bọt, sau đó ủ bệnh 10-12 ngày và truyền virus dengue cho người khỏe mạnh.
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Giai đoạn sốt xuất huyết (0-7 ngày)

  • Trẻ sốt cao liên tục từ 39 đến 40 độ trong 7 ngày đầu, sốt cao không thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt và được chườm ấm
  • Đau đầu vùng hốc mắt, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn
  • Xuất huyết dưới da: phát ban xuất huyết, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nổi phát ban, nổi mẩn trên da,…

Dấu hiệu nặng cần lưu ý như:

  • Mê sảng, lú lẫn, kích thích, vật vã hay li bì
  • Nôn nhiều, nôn liên tục. Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, không ăn uống được
  • Dấu hiệu mất nước: uống háo hức, da khô, mệt lả,… cần đưa trẻ nhập viện ngay

Giai đoạn nguy hiểm (đây là giai đoạn nặng nhất của sốt xuất huyết, 1-2 ngày sau sốt)

Biểu hiện shock khi thoát huyết tương bao gồm:

  • Bứt rứt, vật vã, lờ đờ, mệt mỏi, li bì mặc dù đã đỡ sốt
  • Da lạnh ẩm, đầu chi lạnh, vã mồ hôi
  • Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tâm trương tăng/tâm thu giảm, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp cho bé
  • Xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết nội tạng, suy đa tạng, chảy máu không cầm, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo ( trẻ nữ)
  • Nôn nhiều, đau bụng, chướng bụng do thoát huyết tương
  • Không tiểu > 6h
  • Khát nước
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Giai đoạn hồi phục (3-5 ngày)

Sau khi phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ dần chuyển sang giai đoạn hồi phục với các biểu hiện như: đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác thèm ăn, huyết áp ổn định hơn

Tránh tự ý truyền dịch ở giai đoạn này vì có thể gây tình trạng quá tải dịch cho trẻ. Phát hiện sớm các dấu hiệu của quá tải dịch: Phù, suy tim (khó thở, thở nhanh, thở gắng sức,…), phù phổi cấp( ho khó thở, trào bọt hồng,…),…

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng xuất hiện ở nhiều cơ quan, do đó có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác dưới đây:

Lưu ý, đối tượng trẻ có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết:

  • Trẻ sơ sinh, nhũ nhi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì
  • Trẻ có các bệnh lý nền như ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, tim bẩm sinh, hen, bệnh lý huyết học, bệnh về thận,…
  • Trẻ sống một mình, gia đình không có điều kiện theo dõi

Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Hạ sốt đúng cách

  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, phụ huynh nên cho bé uống Paracetamol( liều chỉ định 10-15 mg/kg). Tiếp tục cho uống nếu sau 4-6h bé vẫn còn sốt.
  • Kèm theo dùng 5 chiếc khăn mềm để chườm ấm tại các vị trí: trán, 2 nách và 2 bẹn để tránh tình trạng nguy hiểm sốt cao gây co giật cho bé.

Chế độ dinh dưỡng thích hợp

Trẻ mệt mỏi dẫn đến dễ chán ăn khi bị sốt xuất huyết. Phụ huynh nên lưu ý cho trẻ ăn những món ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho bé. Có thể chia nhỏ bữa ăn để bé dễ ăn hơn.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Bổ sung đủ nước

  • Mất nước là tình trạng hay gặp đối với trẻ bị sốt cao kéo dài.
  • Phụ huynh nên bổ sung lượng nước thiếu hụt cho bé bằng cách uống nhiều nước, nước trái cây( nước cam, nước dừa), nước cháo loãng, nước lọc, dung dịch Oresol,… trong trường hợp sốt cao mất nước hoặc kèm theo nôn, tiêu chảy.
  • Tạo điều kiện để bé nghỉ ngơi, hạn chế vận động gắng sức.

Những điều cần lưu ý không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết (SXH)

  • Không nên tự ý dùng Ipuprofen hoặc Aspirin để hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây xuất huyết dạ dày
  • Không truyền dịch tại nhà khi chưa có chỉ định
  • Không cho bé ăn những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ để cần phân biệt với trường hợp xuất huyết tiêu hóa
  • Không tự ý cạo gió.

Sốt xuất huyết rất thường gặp ở trẻ em nhưng cho đến thời điểm hiện tại nước ta vẫn chưa có vacxin phòng bệnh và biện pháp điều trị đặc hiệu, điều quan trọng là phải kiểm soát được côn trùng trung gian truyền bệnh. Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, nên đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm để sớm chẩn đoán, từ đó giúp ích cho điều trị và theo dõi tình trạng bệnh nhân được hiệu quả hơn.

Qua bài viết trên, H&H Nutrition hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về sốt xuất huyết cũng như nhận biết sớm được các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em để xử trí kịp thời! Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của H&H Nutrition nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition