4+ Dấu Hiệu Đái Tháo Đường Và Chế Độ Ăn Cho Người Đái Tháo Đường

Những dấu hiệu đái tháo đường ban đầu thường bị bỏ qua và không được can thiệp. Tuy nhiên đó là một chỉ dẫn quan trọng để phát hiện sớm tình trạng bệnh.

Vậy những dấu hiệu đái tháo đường biểu hiện ra sao? Chế độ ăn cho người đái tháo đường như thế nào là phù hợp? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

dau-hieu-dai-thao-duong

Các biểu hiện của bệnh tiểu đường ở nhiều đối tượng khác nhau

Các dấu hiệu đái tháo đường

Các dấu hiệu đái tháo đường tổng quát

Các tuýp đái tháo đường khác nhau sẽ có những biểu hiện đặc trưng riêng. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những dấu hiệu chung điển hình của bệnh đái tháo đường.

Nếu bạn đi tiểu nhiều, thường xuyên vào ban đêm, bạn nên đi kiểm tra gấp. Việc khát nước, sút cân không rõ nguyên nhân, cảm thấy đói liên tục cũng là dấu hiệu đáng ngờ.

Dấu hiệu đái tháo đường còn nằm ở việc mắt nhìn mờ. Bàn tay hoặc bàn chân của bạn bị tê, ngứa ran và những vết loét lâu lành.

Các dấu hiệu đái tháo đường ở nam giới

Ngoài các triệu chứng chung như ở trên, nam giới mắc đái tháo đường có vài biểu hiện riêng. Đó có thể là sự giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương. Suy giảm sức mạnh cơ bắp cũng là một yếu tố cần chú ý.

Các dấu hiệu đái tháo đường ở nữ giới

Nếu bạn tò mò về tiểu đường ở nữ giới có dấu hiệu riêng không, câu trả lời là có. Những biểu hiện bệnh ở nữ nằm trong những triệu chứng ít được để ý.

Phụ nữ mắc đái tháo đường thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng nấm men. Da của bạn cũng thường xuyên khô và ngứa.

Dấu hiệu đái tháo đường type 1

Mỗi type tiểu đường lại có những khác biệt nhỏ trong triệu chứng cần để ý. Các dấu hiệu đái tháo đường type 1 được biểu hiện như sau:

  • Đói cực độ, cơn khát tăng dần và liên tục.
  • Giảm cân không chủ ý.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Mờ mắt.
  • Mệt mỏi.
  • Thay đổi tâm trạng.

Dấu hiệu đái tháo đường type 2

Các dấu hiệu của đái tháo đường type 2 bao gồm:

  • Luôn cảm thấy đói.
  • Cơn khát tăng dần.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Mờ mắt.
  • Mệt mỏi.
  • Vết loét chậm lành.

Đái tháo đường type 2 cũng có thể gây nhiễm trùng tái phát. Điều này là do lượng glucose tăng cao khiến cơ thể khó chữa lành vết thương hơn.

dau-hieu-dai-thao-duong-3

Bệnh đái tháo đường luôn có những dấu hiệu đái tháo đường chung nhất định ở mọi đối tượng

Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào. Đái tháo đường khi mang thai thường được phát hiện chỉ khi làm xét nghiệm đường huyết định kỳ.

Hoặc sản phụ có thể kiểm tra thông qua xét nghiệm dung nạp đường. Nó thường được thực hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, một phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ cũng sẽ cảm thấy khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn.

Tiêu chí xây dựng chế độ ăn cho người đái tháo đường

Chế độ ăn cho người đái tháo đường phải đáp ứng tiêu chí nào?

Một thực đơn khoa học phải duy trì tình trạng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường thường chán ăn, khó hấp thu dẫn đến kiệt quệ. Vì thế chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phải rất chuyên biệt.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng còn phải duy trì cân bằng chuyển hóa và giúp ngăn ngừa biến chứng.

Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân đái tháo đường

Nhu cầu năng lượng của người bệnh tiểu đường cũng giống người bình thường. Tất nhiên, nhu cầu này tăng giảm khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người.

Nhìn chung, tổng năng lượng cho mỗi bệnh nhân nam là 26kcal/kg thể trọng/ngày. Đối với nữ giới mắc bệnh tiểu đường, cần cung cấp 24kcal/kg thể trọng/ngày.

Đó là mức đối với bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Còn đối với bệnh nhân điều trị tại giường, bạn cần nạp vào ít hơn 25kcal/kg thể trọng/ngày.

Phân bố thực đơn khoa học cho người bệnh tiểu đường

Đầu tiên, cần phân bố giờ ăn hợp lý. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra dựa trên mức tổng năng lượng.

Cụ thể, bữa sáng sẽ chiếm 10% tổng năng lượng cả ngày. Lần lượt sau đó: bữa phụ sáng 10%, bữa trưa 30%, bữa phụ chiều 10%, bữa tối 30%. Cuối cùng, bữa phụ tối sẽ chiếm 10%.

Bệnh nhân nếu tiêm insulin sẽ cần thêm một vài yếu tố. Bạn phải tính được thời điểm nào lượng đường huyết tăng cao. Thông thường sẽ là sau bữa ăn. Tính toán như vậy nhằm mục đích phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.

Đối với bệnh nhân điều trị insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng hạ đường huyết trong đêm, nên cho các bữa phụ trước khi đi ngủ.

dau-hieu-dai-thao-duong-4

Bệnh nhân đái tháo đường luôn cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Tỉ lệ dinh dưỡng chuyên gia khuyến cáo cho người bệnh đái tháo đường

Protein

Protein nên đạt 15-10% năng lượng khẩu phần. Lượng protein lý tưởng cho người tiểu đường là 0,8g/kg/ngày (đối với người lớn). Trong một số trường hợp đặc biệt, lượng protein sẽ cần nhiều hơn. Số năng lượng cũng được tăng thêm như:

  • Bệnh nhân phẫu thuật: 2 – 4g/kg/ngày
  • Phụ nữ có thai 6 tháng cuối: thêm 15g/ngày
  • Phụ nữ cho con bú <6 tháng: thêm 15 – 20g/ngày
  • Phụ nữ cho con bú >6 tháng: thêm 12 – 15g/ngày
  • Vận động viên khi tập luyện 1,2 – 1,5g/kg/ngày

Lipid

Tỷ lệ lipid thường không chiếm quá 25-30% tổng năng lượng.

Trong đó, lượng chất béo bão hòa nên dưới 10%. Phần còn lại sẽ là chất béo không bão hòa, acid béo không no 1 nối đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi <10% tổng năng lượng khẩu phần.

Cholesterone người tiểu đường nên hấp thụ dưới 250mg/ngày.

Glucid

Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50-60% tổng số năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ.

Vitamin và các yếu tố vi lượng

Người bệnh đái tháo đường cần đảm bảo đủ vitamin, đặc biệt là vitamin B. Điều này để ngăn ngừa tạo thể ceton, đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod,…). Các loại chất này đều có sẵn trong rau quả tươi.

Đối với muối, người bệnh nên dùng <6g muối/ ngày. Nếu kèm tăng huyết áp, thì không dùng quá 3g muối natri/ngày.

dau-hieu-dai-thao-duong-2

Người bệnh tiểu đường cần chú ý bổ sung vitamins

Chất xơ

Người bị tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm có sợi xơ (cellulose). Lượng chất xơ nên hấp thụ với người bị tiểu đường là 20 – 40g/ngày. Chất này có nhiều trong rau quả hoặc gạo không giã kỹ (gạo lứt). Sợi xơ có tác dụng chống táo bón, giảm đường huyết, cholesterol sau bữa ăn.

Một số lưu ý khác

Có thể sử dụng “chất tạo ngọt” không sinh năng lượng trong bữa ăn (saccharin, cyclamate, aspartam). Các chất này có đậm độ cao hơn nhiều lần so với đường saccharose, chỉ nên dùng với lượng vừa phải

Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp. Chúng có ưu điểm làm cho chỉ số đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hóa lipid. Đặc biệt, điều này rất có ích đối với người đái tháo đường type 2.

Mặc dù có cùng lượng glucid, các loại thức ăn khác nhau vẫn làm tăng đường huyết ở mức khác nhau. Khả năng làm tăng đừng huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết được coi là chỉ tiêu có lợi để lựa chọn thực phẩm

Bệnh nhân nên nuy trì cân nặng chuẩn mực, tập luyện thể dục hằng ngày, tránh tâm lý căng thẳng.

Các loại thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn cho người mắc đái tháo đường

Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ (chỉ nên ăn tối đa 1 lần/1 loại/ 1 ngày).

Kiêng hay hạn chế tối đa các loại bánh kẹo ngọt, mứt, nước ngọt.

Không ăn trái cây khô, là loại thức ăn có tới 20% glucid.

Không ăn các nội tạng như óc, lòng, phủ tạng và tránh dùng đồ hộp.

Hạn chế dùng mỡ, bơ.

Không nên ăn cùng lúc các loại quả ngọt như xoài, nho, na. Nên chia 2-3 lần/ ngày.

dau-hieu-dai-thao-duong-1

Kết luận: Dấu hiệu đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc nhận biết các dấu hiệu đái tháo đường giúp phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lý này.

Xây dựng một chế độ ăn phù hợp và lành mạnh cho người đái tháo đường là rất quan trọng, góp phần nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị. Liên hệ ngay với H&H Nutrition để được tư vấn với đội ngũ bác sĩ – chuyên gia giàu kinh nghiệm nhé!


Xem thêm:


H&H Nutrition – Dinh dưỡng tối ưu

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    4+ Dấu Hiệu Đái Tháo Đường Và Chế Độ Ăn Cho Người Đái Tháo Đường




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.


    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433


    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (3 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition