Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy – Những mẹo điều trị tiêu chảy cho trẻ

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến. Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy là gì? Dưới đây là bài viết về những vấn đề khi trẻ mắc tiêu chảy cấp. H&H Nutrtion hy vọng qua bài viết này cung cấp kiến thức cho cha mẹ để nhận biết, điều trị và phòng tránh cho trẻ.

Tiêu chảy là một bệnh vô cùng phổ biến trong xã hội ngày nay. Đối với người lớn đây là một bệnh thường gặp điều trị dễ dàng, nhanh khỏi. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, với hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh thì tiêu chảy là một bệnh mà cha mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài đến 10 ngày hoặc hơn rất dễ gây thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, nguy hiểm hơn là những biến chứng từ các dấu hiệu mất nước và điện giải của tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.

trẻ tiêu chảy
Đối với trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh thì tiêu chảy là một bệnh mà cha mẹ cần theo dõi sát sao

Xem thêm:

Làm thể nào để biết trẻ của bạn mắc tiêu chảy?

Khi trẻ mắc tiêu chảy bạn cần chú ý đến các điểm sau: Trẻ thường đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày và có các biểu hiện lâm sàng khác như phân có máu, mùi hôi, tanh, ngoài ra có sốt, bụng đầy hơi, buồn nôn, trẻ chán ăn, không muốn ăn, bỏ bú, mắt trũng, quấy khóc.

Ngoài ra, dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy cũng cần được xem xét theo dõi thường xuyên.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy vì đây là bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, chỉ cần sơ suất không cẩn thận thôi cũng có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc tiêu chảy. Đặc biệt, khi trẻ bị tiêu chảy 10 ngày cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Mắc các loại virus, vi khuẩn đường ruột phổ biến: Đây là những loại virus vi khuẩn có khả năng sống lâu ngoài môi trường, chúng thường bám trên bề mặt bàn ghế, đồ chơi,… Trẻ đang khám phá thế giới bên ngoài nên thường dùng miệng ngậm, mút đồ chơi, nếu không được vệ sinh kĩ rất dễ nhiễm các loại virus, vi khuẩn này. Nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần, cha mẹ cần chú ý đến tính chất phân của trẻ, màu sắc, phân lỏng hay sống, có nhầy, có mỡ hay không,… Cần cho trẻ nhập viện nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, đến các cơ sở y tế để được nhuộm soi phân, xét nghiệm đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Những trẻ bị suy dinh dưỡng thường rất dễ bị tiêu chảy kéo dài bị nặng hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Trẻ thiếu hụt miễn dịch sử dụng kháng sinh từ nhỏ: trẻ thiếu miễn dịch do không được bú sữa mẹ từ nhỏ, sử dụng sữa công thức khiến thiếu hụt miễn dịch, trẻ dễ mắc các bệnh như ho, sốt, đau họng,… phải sử dụng thuốc kháng sinh. Khi uống thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột khiến mất cân bằng hệ sinh thái đường ruột. Điều này khiến cho thức ăn và các chất dinh dưỡng không được phân huỷ khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, phân sống,…

Xem thêm: Thực phẩm chức năng Probiotic 55 Billion Trace Mineral – Bổ sung lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa. 

  • Thói quen của người mẹ: Như sử dụng bình sữa không vệ sinh đúng cách dễ gây nhiễm khuẩn, không thường xuyên rửa tay xà phòng,…
  • Tính chất mùa: thời tiết cũng ảnh hưởng đến sự nhân lên của vi khuẩn, cần chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh ẩm mốc, ôi thiu.
  • Trẻ không dung nạp đường lactose: Tình trạng xảy ra với trẻ thiếu hụt men Lactase để phân huỷ đường Lactose trong sữa gây ứ đọng và chuyển hoá thành acid lactic trong lòng ruột, gây đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng đường Lactose ứ đọng. Vì vậy cha mẹ cần để ý điều này khi chọn sữa cho trẻ.

Xem thêm: Sữa NAN AL110 từ Nestle Thụy Sĩ Hương Vanilla (400g) – Dinh dưỡng dành cho TRẺ TIÊU CHẢY và BẤT DUNG NẠP ĐƯỜNG LACTOSE

Dấu hiệu mất nước ở trẻ bị tiêu chảy

Cha mẹ cần để ý các triệu chứng lâm sàng khi trẻ tiêu chảy, vấn đề đi ngoài ra nước, phân lỏng từ 3 lần trên một ngày là dấu hiệu đầu tiên của trẻ, ngoài ra còn có các triệu chứng như: nôn, sốt, đầy hơi, chướng bụng,…

Các dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy

MẤT NƯỚC NẶNG
(có 2 trong các dấu hiệu sau)
CÓ MẤT NƯỚC
(có 2 trong các dấu hiệu sau)
KHÔNG MẤT NƯỚC
1. Li bì hoặc hôn mê1. Kích thích, vật vãKhông có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước, mất nước nặng.
2. Mắt trũng2. Mắt trũng
3. Không uống được hoặc uống rất kém3. Uống háo hức, khát nước
4. Nếp véo dưới da mất rất chậm4. Dấu véo dưới da mất chậm
trẻ tiêu chảy
Cha mẹ cần để ý các triệu chứng lâm sàng khi trẻ tiêu chảy, đặc biệt là vấn đề mất nước

Đối với trẻ tiêu chảy cấp không mất nước

  • Cho trẻ bú, uống nhiều hơn, lâu hơn bình thường để bù nước cho trẻ, nếu trẻ uống sữa công thức cần lựa chọn sản phẩm phù hợp đối với trẻ không dung nạp đường Lactose tránh tình trạng thêm nặng.
  • Bù nước cho trẻ: khi trẻ đi ngoài nhiều lần khiến trẻ mất một lượng nước và điện giải cần cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn một gói pha 1 lít nước sôi: 50-100ml ở trẻ dưới 2 tuổi và 100-200ml ở trẻ trên 2 tuổi. Sau 24 giờ nếu dung dịch Oresol không uống hết cần cần thay đợt mới.
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Bổ sung men vi sinh giúp lấy lại sự cân bằng cho hệ tiêu hoá, bổ sung lợi khuẩn, ức chế sự nhân lên của vi khuẩn có hại. Hấp thu các dưỡng chất tốt hơn qua đó sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Cho trẻ uống kẽm 10-14 ngày: trẻ dưới 6 tháng 1viên/ngày. Trẻ trên 6 tháng 2v/ngày. (70mg/viên).

Đối với trẻ có mất nước và mất nước nặng

Cần cho trẻ nhập viện để nhận được điều trị của bác sĩ, tránh các biến chứng mất nước có thể dẫn tới tử vong.

Trẻ khi tiêu chảy cần ăn gì?

Đối với trẻ còn đang bú mẹ cần tiếp tục bú mẹ, thậm chí cần bổ sung lượng sữa nhiều hơn bình thường để bổ sung năng lượng, điện giải và kháng thể.

Nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hoá, dễ hấp thu uống thêm nước dừa bù điện giải, khi ăn nên chia nhỏ bữa ăn.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn hoa quả gì?

Một số loại hoa quả trẻ bị tiêu chảy nên ăn như:Một số loại trái cây có thể giúp ích cho trẻ nhờ bổ sung điện giải như: táo, chuối, mận, nước dừa giúp quá trình phục hồi tiêu chảy nhanh hơn.

Một số mẹ có thắc mắc có nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn trứng không?

Câu trả lời là hoàn toàn được. Trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính phù hợp với trẻ bị tiêu chảy, chú ý nên nấu trứng chín, tránh cho bé ăn trứng “hồng đào” vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn có thể làm tiêu chảy nặng nề hơn.

Trẻ tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Trẻ khi bị tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn được sữa chua vì trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi sinh vật có hại ổn định đường ruột, ngoài ra các chế phẩm sữa lên men như yakult, probi cũng giúp ích rất tốt trong việc bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ

Trên đây là những lưu ý giúp cha mẹ có thể đánh giá và điều trị cho con. Một số thắc mắc cần được giải đáp như: Dấu hiệu mất nước ở trẻ tiêu chảy? Trẻ tiêu chảy ăn sữa chua được không? Trẻ tiêu chảy có nên ăn trứng? Trẻ bị tiêu chảy ăn hoa quả gì? H&H Nutrition hy vọng cha mẹ sẽ có những kiến thức hữu ích giúp con trẻ luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện.

Xem thêm: Các bài viết khác về Tiêu chảy ở trẻ em

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition