Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa bố mẹ cần nhận biết

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Nắm được các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ giúp các bậc phụ huynh có hướng can thiệp, điều trị phù hợp nhất. Cùng tham khảo chia sẻ của H&H Nutrition về vấn đề này.

Nguyên nhân rối loạn hệ tiêu hoá ở trẻ

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ em chưa thực sự hoàn thiện để chống lại nhiều bệnh tật. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em tiếp xúc với mầm bệnh và dễ rối loạn tiêu hóa;
  • Dinh dưỡng không phù hợp: từng giai đoạn sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Việc cho trẻ ăn dặm quá trễ hoặc quá sớm (trước 4 tháng) khiến hệ đường ruột bé không ổn định và gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Ngộ độc thức ăn: Nếu thức ăn cho bé bị ôi thiu, chế biến sai cách, chưa chín, không đảm bảo an toàn vệ sinh… thì có thể gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Đặc biệt, nếu không kịp thời điều trị, nhiều trường hợp có thể đe dọa tới tính mạng của bé;
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh vừa triệt tiêu cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, với trẻ điều trị kháng sinh kéo dài hệ vi sinh đường ruột của bé có thể bị mất cân bằng, dễ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa;
  • Không giữ gìn vệ sinh: Việc trẻ tiếp xúc với đồ chơi bị bẩn, thú nuôi… rồi đưa tay vào miệng hoặc thói quen không rửa tay trước khi ăn,… có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, giun sán và gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân rối loạn hệ tiêu hoá ở trẻ

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Một số dấu hiệu điển hình nhận biết trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa là:

  • Nôn trớ: Bé nôn thức ăn, trớ thức ăn thường xuyên, ảnh hưởng đến tăng trưởng bình thường của bé thì có thể là do bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa;
  • Tiêu chảy: Là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Đây là một biểu hiện cho thấy bé bị rối loạn tiêu hóa. Nếu tiêu chảy kéo dài, trẻ có thể bị mất nước, mất điện giải hoặc bị nguy hiểm tới tính mạng nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời;
  • Táo bón: Là tình trạng trẻ không đi ngoài thường xuyên ít hơn 2 lần/ tuần. Phân có tính chất khô rắn, cứng, to và đóng khuôn. Bé cũng bị đau bụng, gặp khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện đau,… Hậu quả của tình trạng này là trẻ sợ ăn, đau bụng, chậm lớn,…;
  • Ợ hơi, chán ăn: Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi liên tục. Tình trạng này khiến trẻ chán ăn, lười ăn,…;
  • Đi ngoài phân sống: Khi hệ tiêu hóa của trẻ bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã. Kết quả là trẻ đi ngoài phân sống do thức ăn không được tiêu hóa hết. Phân có đặc điểm là lỏng, có chất nhầy, có thể có lẫn máu (trường hợp này cần đi khám ngay);
  • Đau bụng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng, khóc nhiều,…;
  • Chậm tăng cân: Khi hệ tiêu hóa bị suy yếu, bé không nhận đủ nguồn dưỡng chất cần thiết để phát triển và dẫn tới tình trạng chậm tăng cân.

Ngoài các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa trên đây, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát phân, nước tiểu và thói quen ăn uống của bé để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường nhằm đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Mặc dù là hiện tượng khá thường gặp nhưng rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa và có biện pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bằng cách:

  • Giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt: Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, cha mẹ nên cho bé vui chơi ở nơi sạch sẽ, an toàn; thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh đồ chơi cho trẻ,… để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn;
  • Chú ý vệ sinh trong ăn uống: Cha mẹ nên chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách và đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Nên cho bé ăn thức ăn ngay sau khi chế biến, không để đồ ôi, thiu;
  • Cân bằng dinh dưỡng: Tùy độ tuổi và sở thích của trẻ mà cha mẹ có thể cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, thực đơn ăn uống của trẻ luôn cần phải đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất quan trọng: Chất đạm – chất đường bột – chất béo – vitamin và khoáng chất;
  • Cho trẻ đi khám bác sĩ: Khi trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra, có phương án điều trị kịp thời. Cha mẹ không được tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi đã nắm được dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa và nguyên nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho bé. Phụ huynh nên trao đổi với các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo tránh những tác động xấu tới tình trạng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất.

Thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Cha mẹ có thể tham khảo bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn của trẻ:

Nhóm chất đạm

  • Sữa mẹ: Là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa;
  • Thịt gà: Có hàm lượng chất béo no thấp, an toàn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa;
  • Hải sản: Protein và hàm lượng chất béo không no trong hải sản cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé;
  • Sữa chua: Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ.

Nhóm chất béo

  • Cho trẻ ăn một số loại dầu: Dầu cá, dầu đậu nành, dầu oliu,… thay cho dầu, mỡ động vật;
  • Hạn chế những món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ để tránh gây áp lực lên bộ máu tiêu hóa của bé.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nhóm đường bột

  • Thực phẩm từ gạo: Cháo, bún, phở,… là các món dễ tiêu, thích hợp với trẻ bị rối loạn tiêu hóa;
  • Ngũ cốc: Đậu nành, hạt chia, đậu hà lan, yến mạch,… giàu chất xơ và protein thực vật, không làm ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ.

Nhóm vitamin và khoáng chất

  • Chuối: Giàu kali, vitamin và khoáng chất, tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa;
  • Táo: Giàu chất xơ và có hàm lượng calo cao, kích thích nhu động ruột hoạt động tốt, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ;
  • Khoai lang: Có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, cải thiện triệu chứng khó tiêu, táo bón,…;
  • Dứa: Giàu vitamin C và chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của trẻ và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Sữa tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Sữa Enfamil Lactofree: Sữa được nghiên cứu và phát triển theo công thức đặc chế cho những trẻ bất dung nạp lactose hay tiêu chảy trong giai đoạn 0-12 tháng tuổi. Sữa được chứng minh bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng với đạm sữa toàn phần không chứa lactose và sucrose phù hợp với đường ruột của trẻ bị tiêu chảy. Hơn nữa, sữa còn bổ sung các vi chất thiết yếu để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, thể trạng, trí não cũng như nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Cùng với đó, sự có mặt trên nhiều quốc gia, sữa Enfamil A+ Lactofree Care được hàng triệu bậc cha mẹ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới tin dùng.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Enfamil A+ Lactofree Care

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa Enfamil A+ Lactofree Care cho bé 0-12 tháng tuổi (400g) – Dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy, bất dung nạp lactose

  • Sữa Colosbaby Bio Gold 0+ sữa Colosbaby Bio Gold 1+: Là loại sữa đến từ thương hiệu Vitadairy (Việt Nam) với công thức cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Sản phẩm có kháng thể tự nhiên IgG giúp tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, sự kết hợp của 2′-FL HMO, Bifidobacterium, chất xơ FOS/inulin có tác dụng cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa táo bón tốt hơn.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Colosbaby Bio Gold 1+

Xem chi tiết sản phẩm:

  • Sữa ISOMIL Khas (cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi): Là sản phẩm sữa công thức chuyên biệt đến từ thương hiệu Abbott. Sữa sử dụng nguồn đạm dễ tiêu hóa, tinh chế từ 100% đạm đậu nành, ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng dị ứng ở trẻ. Đồng thời, đạm đậu nành còn dễ tiêu hóa, không để lại cặn bã trong đường ruột của trẻ, kết hợp với chất xơ hòa tan FOS và hệ lợi khuẩn probiotics,… mang đến cho bé 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các thành phần vitamin, khoáng chất khác trong sữa Isomil Rumusan Khas giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí não và thể chất.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Similac Isomil

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa ISOMIL Khas 400g – Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng, hệ tiêu hóa kém

Trên đây là thông tin chia sẻ về các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa và biện pháp can thiệp phù hợp. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của bé. Vì vậy, bạn đọc hãy tiếp tục đồng hành cùng H&H Nutrition để học hỏi thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng nhé!

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa bố mẹ cần nhận biết




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition