Dinh dưỡng cho NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa bộ xương bao gồm giảm khối lượng xương và tổn thương cấu trúc của mô xương, dẫn đến giảm sức mạnh của xương, tăng nguy cơ gãy xương.

loãng xương
Loãng xương đã trở thành vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại

Phân loại loãng xương

Dựa theo nguyên nhân, có 2 loại loãng xương: loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

  • Loãng xương nguyên phát: do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên sự mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, cuối cùng gây nên tình trạng thiểu sản xương. Là loại loãng xương do tuổi tác và/ hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ, không có căn nguyên nào khác. Gồm 2 type:
    • Loãng xương type 1: hay còn gọi là loãng xương sau mãn kinh.

Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50-55, đã mãn kinh.

Nguyên nhân: do giảm nội tiết tố estrogen, giảm tiết hormone tuyến cận giáp trạng, tăng thải canxi niệu, suy giảm hoạt động enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase.

Đặc điểm chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp.

Biểu hiện: sự lún của các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-Colles.

    • Loãng xương type 2: là loại loãng xương liên quan tới tuổi, hay còn gọi là loãng xương tuổi già.

Xuất hiện ở độ tuổi khoảng trên 70 và ở cả hai giới.

Đặc điểm là mất chất khoáng toàn thể ở xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ).

Biểu hiện: bệnh nhân hay bị gãy xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi

Cơ chế: do giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào.

  • Loãng xương thứ phát: nguyên nhân loãng xương có thể liên quan đến việc mắc một số bệnh mạn tính, việc sử dụng thuốc…

Nguyên nhân của loãng xương

  • Nội tiết: đái tháo đường, cường giáp,…
  • Tiêu hóa: thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính, phẫu thuật cắt dạ dày.
  • Xương khớp: viêm khớp, bệnh lý cột sống…
  • Ung thư
  • Các bệnh di truyền
  • Các trường hợp sử dụng thuốc corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu kéo dài…

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương

Dựa trên mật độ chất khoáng của xương (Bone Mineral Density – BMD) theo chỉ số T-score, là chỉ số mật độ xương của người được đo so với mật độ xương của người trưởng thành độ tuổi 20-35 trong cộng đồng được làm chứng. BMD tăng nhanh, có thể đạt mức độ đỉnh trong độ tuổi 20-30, và sau một thời gian, BMD bắt đầu suy giảm tùy theo nồng độ estrogen ở nữ hoặc độ tuổi ở nam.

  • -1 SD > T-score > -2,5 SD à thiếu xương
  • T-score ≥ -1 SD à xương bình thường
  • T-score ≤ -2,5 SD à loãng xương
  • T-score ≤ -2,5 SD và bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có một/ nhiều vị trí gãy xương à loãng xương nặng.
chẩn đoán loãng xương
Đo mật độ xương là một trong những phương pháp chính xác để đánh giá tình trạng loãng xương

Triệu chứng của loãng xương

Bệnh có diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng.

  • Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.
  • Biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống
  • Gãy xương: thường gặp như gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống lưng và thắt lưng, gãy đầu dưới xương quay. Gãy xương có thể xuất hiện sau một chấn thương rất nhẹ, hoặc không rõ chấn thương
  • Ảnh hưởng đến lồng ngực và các đốt sống, dẫn đến đau ngực, khó thở, chậm tiêu…

Dinh dưỡng trong loãng xương

Một chế độ ăn uống cân bằng chứa đa dạng các nhóm thực phẩm, mang lại hiệu quả tốt giúp cơ thể chống lại các bệnh mạn tính khác (tim mạch, béo phì, ung thư). Bên cạnh đó, cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng giúp cho xương khỏe mạnh và các hoạt tính sinh học giúp cải thiện tính toàn vẹn bộ xương.

Canxi

Đây là chất dinh dưỡng từ lâu đã được biết với công dụng quan trọng đối với tình trạng xương. Khi lượng canxi không đủ, dẫn đến nồng độ canxi trong huyết thanh giảm, gây nên giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương. Tăng cường bổ sung một số các thực phẩm giàu canxi có nhiều trong các loại hải sản (tôm, cua, ốc…), trứng, rau…

Khuyến nghị về lượng canxi trong chế độ ăn uống của người Việt Nam:

Phụ nữCanxi (mg/ngày)Nam giớiCanxi (mg/ngày)
19 – 50 tuổi100019 – 70 tuổi800
Sau mãn kinh (≥ 50 tuổi)900>70 tuổi100
Thời kì mang thai/ cho con bú1000

 

chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương
Canxi đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương

Vitamin D

Đóng vai trò là một yếu tố quan trọng trong việc tăng hấp thu canxi ở ruột. Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến cường cận giáp thứ phát, tăng chu chuyển xương, giảm khoáng chất xương,… có thể dẫn đến tình trạng nhuyễn xương. Bên cạnh đó, vitamin D còn có tác dụng điều chỉnh lượng hormone tuyến cận giáp giúp giảm mất xương, kích thích trực tiếp lên mô cơ giúp giảm nguy cơ té ngã, tăng mật độ khoáng xương.

Nguồn chính của vitamin D dựa vào việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khi da tiếp xúc với tia cực tím B, tạo ra vitamin D3. Trong khi đó, vitamin D cung cấp từ chế độ ăn có thể là vitamin D3 hoặc vitamin D2 – một phân tử liên quan nguồn gốc thực vật.

chế độ ăn cho người loãng xương
Bổ sung vitamin D giúp tăng mật độ xương

Xem thêm: Viên uống Bổ sung VITAMIN D3 cần thiết cho cơ thể

Protein

Protein từ các nguồn thực phẩm hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho xương, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương. Lượng protein thấp làm giảm quá trình sản xuất và hoạt động của yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1), giúp tăng cường hình thành xương. Ngoài ra, IGF-1 kích thích sự hấp thu canxi và photphat ở ruột thông qua việc tăng sản suất calcitriol ở thận – là một dạng nội tiết tố của vitamin D. Người cao tuổi có lượng protein giảm cũng dễ bị yếu cơ, suy nhược cơ và gầy yếu, dẫn đến tăng nguy cơ té ngã.

Thực phẩm giàu protein bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng. Các loại thực vật giàu protein bao gồm các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ..), ngũ cốc, các loại hạt.

Vitamin K

Đây là vitamin cần thiết tạo nên osteocalci – một loại protein có nhiều trong xương sau collagen.

Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin K bao gồm các loại rau lá xanh (cải bó xôi, bắp cải, rau cần tây,…); các loại củ quả (dưa leo, cà rốt…); trứng; dầu olive; các loại trái cây sấy khô (mận khô, nho khô…); và các thực phẩm lên men (sữa chua, phô mai, đậu nành lên men…).

Kẽm

Kẽm cần thiết cho quá trình tái tạo và khoáng hóa mô xương. Thiếu kẽm trầm trọng thường liên quan đến vấn đề suy dinh dưỡng, phổ biến ở những người lớn tuổi.

Các nguồn thực phẩm cung cấp kẽm bao gồm hải sản (hàu, sò..), ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt, thịt…

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Protein, canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự toàn vẹn của xương và cơ xương. Sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng giúp bổ sung được các chất dinh dưỡng này.

chế độ ăn cho người loãng xương
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.

Xem thêm: Sữa dinh dưỡng Y học đặc chế dành cho NGƯỜI CAO TUỔI

Trái cây và rau quả

Hàm lượng kali cao có trong một số loại thực phẩm từ trái cây và rau quả được cho là sẽ cải thiện các chỉ số về sức khỏe của xương.

  • Trái cây tươi: chuối, cam, dưa lưới, bưởi,…
  • Rau: rau lá xanh (rau cải, cải bó xôi…), măng tây, bông cải xanh…
  • Củ quả: dưa leo, khoai tây, nấm, củ cải,…

Bên cạnh đó, trái cây và rau quả còn cung cấp nhiều loại vitamin (C, K…), khoáng chất (magie, canxi,…), chất xơ, chất chống oxy hóa và muối kiềm – tất cả đều tốt cho xương.

Thực phẩm chức năng bổ sung

Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp cung cấp canxi, vitamin D, thuốc chống hủy xương, thuốc kích hoạt tạo xương,…Tuy nhiên, khi sử dụng cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung đúng liều lượng cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Thay đổi lối sống

Kiểm soát cân nặng, tăng vận động thể lực hoặc duy trì tập luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương

Các loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng

Thực phẩm chứa tính acid

Là những loại thực phẩm tinh chế, chế biến sẵn đóng hộp … Bởi những loại thực phẩm này chứa đồng thời nhiều nguyên tố như clo, lưu huỳnh, phốt pho…

Do vậy, cần lưu ý sử dụng cân bằng các chất trong nhóm này nếu đang bị loãng xương

Rượu

Đối với cả nam giới và phụ nữ, nhiều hơn 2 đơn vị rượu (240ml) có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, và hơn 4 đơn vị mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ gãy xương.

Cà phê

Caffeine làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và phân, nếu kết hợp với chế độ ăn ít canxi dễ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng xương. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy việc tiêu thụ 600ml cà phê (chứa 330mg caffeine mỗi ngày) làm tăng 20% nguy cơ gãy xương do loãng xương so với việc tiêu thụ với 200mg caffein mỗi ngày.

Muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp

Là tác nhân thải canxi ra khỏi cơ thể cùng nước tiểu. Nên sử dụng muối phù hợp với khuyến nghị <5g/ ngày.

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre.

Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition