Sốt hậu Covid 19 – Dinh dưỡng giúp phục hồi cơ thể

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Triệu chứng sốt hậu Covid 19 có thể được cải thiện bằng một dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sớm nhất.

Khi nhiễm Covid, bênh nhân phải mất khoảng vài tuần mới khỏi bệnh. Trong giai đoạn nhiễm, người bệnh bị ảnh hướng rất nhiều gánh nặng sức khỏe. Tuy nhiên sau khi kết quả đã trở về âm tính, người bệnh còn đối mặt với các triệu chứng hậu nhiễm Covid. Trong đó có triệu chứng sốt hậu Covid đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh rất nhiều. Các triệu chứng thường kéo dài vài tuần hoặc có thể hơn khiến người bệnh mệt mỏi và giảm chất lượng cuộc sống. Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition chia sẻ dinh dưỡng cho người sốt hậu Covid qua bài viết dưới đây:

Những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân hậu Covid-19

Những người từng nhiễm Covid bị ảnh hưởng nghiêm trọng đa cơ quan và hệ miễn dịch trong thời gian dài. Điều này dẫn đến các cơ quan trong cơ thể dễ bị tổn thương, bao gồm: hệ hộ hâp, hệ tiêu hóa, tiết niệu, cơ, da… Các tình trạng tự miễn xảy ra do quá trình đáp ứng miễn dịch muộn của hệ miễn dịch. Chúng tấn công cả các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể gây viêm (sưng đau) hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Do đó, các triệu chứng hậu nhiễm Covid có thể xảy ra bất kỳ đối tượng mắc Covid mức độ năng đến mức độ nhẹ và cả không triệu chứng.

dinh dưỡng cho người sốt hậu covidTình trạng sốt hậu Covid 19 ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo CDC cho kết quả khảo sát những người sau nhập viện có những triệu chứng như lúc ban đầu nhiễm: khó thở, hụt hơi, ho, đau ngực, đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, sốt…Ngoài ra sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng lớn. Nhiều bệnh nhân Covid sau khi xuất viện gặp phải vấn đề như khó tập trung, đôi khi là triệu chứng “não sương mù”, trầm cảm lo âu, thay đổi tâm trạng, mất ngủ…Sốt là triệu chứng mà hậu Covid hay mắc phải, do ảnh hưởng trực tiếp của hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ vi khuẩn xâm nhập.

Dinh dưỡng bệnh nhân bị sốt hậu Covid 19

Bệnh nhân hậu nhiễm Covid thường có triệu chứng ho sốt, thay đổi vị giác, mất khứu giác nên giai đoạn đầu khá khó khăn trong việc ăn uống. Hậu covid, nhu cầu năng lượng do quá trình nhiễm virus trong khi dinh dưỡng cung cấp vào lại giảm do chán ăn, khó ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bệnh nhân hậu nhiễm Covid 19 có nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều bệnh nhân có biến chứng chuyển hóa nặng phải nằm viện bất động lâu suy mòn cơ, suy kiệt. Do đó, giai đoạn hồi phục có ý nghĩa quan trọng cho người hậu covid. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho người bệnh phục hồi thể lực nhanh, ổn định tinh thần và tránh vi khuẩn khác xâm nhập khi hệ miễn dịch còn yếu.

dinh dưỡng cho người sốt hậu covidDinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe hậu Covid

Nguyên tắc dinh dưỡng

Bệnh nhân sốt hậu Covid cũng như các loại sốt do nhiễm siêu vi khác vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản: đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khuyến nghị theo lứa tuổi theo tháp dinh dưỡng. Các bữa ăn nên đa dạng các loại thực phẩm, đủ các nhóm thực phẩm (đạm, đường, béo, vitamin, khoáng chất), đặc biệt là các vitamin và khoáng chất có vai trò chống oxy hoá, tăng miễn dịch. Trong ngày, nên ăn từ 15-20 loại thực phẩm, cân đối giữa thức ăn từ động vật và thực vật.

Với những chất sinh năng lượng chính cho cơ thể bao gồm đạm, đường, béo là các thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Đạm quan trọng ở người sốt giai đoạn hậu Covid. Đạm có vai trò xây dựng cấu trúc, hệ miễn dịch, kháng thể, các enzyme. Do đó, giai đoạn hồi phục, lượng đạm cung cấp 13-20%, ưu tiên sử dụng đạm động vật có giá trị sinh học cao. Ngoài ra, những người suy dinh dưỡng, suy mòn cơ, đang mắc bênh lý nặng có thể dùng lượng đạm cao hơn. Nên dùng các loại thịt ít béo dễ tiêu hóa, đạm từ cá nên dùng ít nhất 3 lần/ tuần. Chất béo rất cần thiết để tăng năng lượng cho bệnh nhân, chất béo không bão hòa; đặc biệt dầu cá, dầu oliu… chứa nhiều EPA (omega 3) hỗ trợ kháng viêm, tốt cho cơ thể, hỗ trợ giảm suy mòn khối cơ. Chất đường bột chiếm thành phần chính yếu 55-65% nhu cầu năng lượng hằng ngày. Với những bệnh nhân sau khi khỏi Covid còn sốt, nên chế biến các dạng thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, kích thích vị giác như súp, cháo,…

Các vi lượng bao gồm vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu cho cơ thể.  Sốt làm cơ thể rất khó chịu, mất nhiều nước và năng lượng. Vitamin, khoáng chất có vai trò trong việc tăng chuyển hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch, giảm bớt các triệu chứng khó chịu do sốt gây ra. Các loại vitamin A, B, C, D, E có nhiều trong các loại rau, quả tươi màu sắc xanh đậm, vàng, đỏ. Đặc biệt vitamin A, C, E chứa chống oxy hóa hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, lành vết thương. Người bệnh nên cung cấp 400-600g rau, quả tươi/ ngày. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời được hấp thu rất tốt, ngoài ra vitamin D có trong sữa, chế phẩm từ sữa, các viên uống bổ sung.

Các khoáng chất như sắt, kẽm, selen, magie… giúp hỗ trợ năng thể trạng, kháng viêm. Magie giúp tăng hấp thu vitamin D, tham gia và quá trình chuyển hóa của cơ thể, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Magie có nhiều trong các thịt, cá, bơ, chuối, các loại hạt, ngũ cốc, trong các sản phẩm viên vitamin khoáng chất tổng hợp…Kẽm có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ tốt tiêu hóa có nhiều trong thịt, cá, các loại hải sản. Thiếu kẽm cơ thể mệt mỏi, chán ăn kéo dài. Sốt hậu Covid sẽ làm mất nước và rối loạn các chất điện giải trong cơ thể. Chúng có chức năng điều hòa hoạt động điện giải trong cơ thể, nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Natri, kali như rau xanh, trái cây (chuối, súp lơ, cải bắp, cải xanh..).

Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ nhiều khiến cơ thể khó tiêu, những thức ăn đóng gói sẵn (thịt hộp, cá hộp, xúc xích…), nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, rượu bia, thuốc lá.

Người bị sốt hậu Covid nên uống nhiều nước (2-2.5 lít nước). Nên uống từng ngụm nhỏ, uống cả khi không khát, đặc biệt lúc lên cơn sốt. Bệnh nhân có thể uống thêm các nước ép, sinh tố vào bữa phụ.

Chia nhỏ bữa ăn

Người sốt hậu Covid có cảm giác chán ăn nên chia thức ăn nhiều bữa nhỏ (4-5 bữa/ ngày), thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu hóa. Nếu ăn không đủ năng lượng nhu cầu có thể uống thêm các loại sữa khoảng 1-2 cốc/ ngày hoặc các dạng súp xay, đặc biệt các loại  bữa ăn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, thực hiện ăn chín uống sôi, để tránh nhiễm vi khuẩn làm tình trạng sốt hậu Covid cứ kéo dài.

Dù đã điều trị khỏi Covid nhưng những người phục hồi sau Covid vẫn gặp các triệu chứng như sốt hậu Covid . Điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và nếu để kéo dài cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe hậu Covid. Qua bài viết trên, bạn đã được H&H Nutrition chia sẻ những thông tin dinh dưỡng giúp người bị sốt hậu Covid cần quan tâm. Hãy liên hệ H&H Nutrition để được tư vấn dinh dưỡng và giải đáp mọi lo lắng mà bạn gặp hậu Covid.

Xem thêm

đánh giá post

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.