Chạy thận bao nhiêu tiền? Chạy thận chu kỳ có chi phí tùy thuộc vào vật tư tiêu hao, trung bình khoảng 700.000 VNĐ đến một triệu đồng một lần cho một lần. Trong trường hợp BHYT chi trả 100%, người chạy thận nhân tạo mỗi lần chạy thận phải đóng thêm khoảng 150.000 VNĐ đến 450.000 VNĐ
Nguyên nhân suy thận
Hiện nay, suy thận đang dần trở thành một căn bệnh nguy hiểm đối với mỗi chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh căn bệnh này. Một số nguyên nhân chính yếu dưới đây sẽ làm rõ cho nguồn gốc dẫn đến suy thận.
Nguyên nhân của suy thận cấp
- Lưu lượng máu đến thận không đủ;
- Những bệnh lý xuất hiện ở thận gây ra;
- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận;
- Chấn thương gây ra mất máu;
- Thận bị tổn thương từ nhiễm trùng huyết;
- Phì đại tuyến tiền liệt;
- Thận tổn thương bởi một số loại thuốc hoặc chất độc;
- Biến chứng trong chu trình thai kỳ. Như sản giật, tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP (hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai phụ).
Nguyên nhân của suy thận mạn:
- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp;
- Bệnh viêm cầu thận;
- Viêm ống thận mô kẽ;
- Bệnh thận đa nang;
- Đường tiết niệu bị tắc nghẽn kéo dài, có thể là do phì đại tuyến tiền liệt, một số bệnh ung thư, sỏi thận;
- Trào ngược bàng quang niệu quản dẫn đến tình việc nước tiểu trào ngược lên thận;
- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.
Chạy thận bao nhiêu tiền?
Đến một giai đoạn nhất định, khi thận không còn khả năng hoạt động tiếp tục thì người bệnh suy thận buộc phải dùng đến phương pháp chạy thận nhân tạo. Phương pháp này được hiểu là quá trình thay thế chức năng hoạt động của thận.
Hoạt động này diễn ra bằng các máy móc hiện đại nhằm để duy trì sự sống của người bệnh. Do đó, vấn đề chạy thận bao nhiêu tiền luôn là mối bận tâm hàng đầu của người bệnh và gia đình.
Trong trường hợp không có bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh khi chạy thận. Trong trường hợp có bảo hiểm, theo quy định của Bộ Y tế, cơ cấu giá cho một lần chạy thận nhân tạo của bệnh nhân được xây dựng gồm 11 khoản. Trong đó, các khoản bao gồm chi phí dây lọc máu, dịch sát khuẩn màng lọc, màng lọc, dịch lọc,…
Trong đó BHYT sẽ thanh toán 7 khoản nhưng không vượt quá 543.000 đồng (đối với bệnh viện hạng một). Ngoài ra, mức chi trả bảo hiểm còn phụ thuộc vào việc người bệnh được thanh toán tùy theo diện đồng chi trả 80%, 95%, 100% hay chạy thận ở bệnh viện hạng nào.
Chạy thận chu kỳ có chi phí tùy thuộc vào vật tư tiêu hao, trung bình khoảng 700.000 VNĐ đến một triệu đồng một lần cho một lần
Vì vậy, trong trường hợp BHYT chi trả 100%, người chạy thận nhân tạo mỗi lần chạy thận phải đóng thêm khoảng 150.000 VNĐ đến 450.000 VNĐ. Như vậy, với bảo hiểm y tế, nhiều gia đình đã không còn quá lo ngại đến việc chạy thận bao nhiêu tiền.
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người suy thận uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Khi nào bệnh nhân suy thận cần chạy thận?
Chạy thận là một phương pháp điều trị thay thế. Đa phần người bệnh khi mới phát hiện bệnh sẽ được điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Lựa chọn này có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, mà không cần chạy thận.
Khi người bệnh thận mạn giai đoạn cuối với lâm sàng của hội chứng ure huyết cao (thường diễn ra khi độ thanh thải creatinin <15ml/phút hay sớm hơn ở bệnh nhân tiểu đường) được chỉ định điều trị thay thế thận.
Những chỉ định điều trị thay thế thận:
- Tăng kali huyết không đáp ứng với điều trị nội khoa;
- Toan chuyển hóa nặng (khi việc sử dụng HCO3 có thể sẽ gây ra quá tải tuần hoàn);
- Quá tải tuần hoàn, phù phổi cấp không đáp ứng với việc điều trị lợi tiểu;
- Suy dinh dưỡng tiến triển không đáp ứng với phương pháp can thiệp khẩu phần;
- Mức lọc cầu thận từ 5 – 10 ml/phút/1,73 m2 (hoặc creatinin huyết thanh > 10mg/dL, BUN > 100mg/dL).
Quy trình chạy thận như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị, khởi động máy, kiểm tra máy, bảo đảm máy đạt lưu lượng 500ml/phút, không còn chất sát trùng.
Bước 2: Kiểm tra bệnh nhân trước khi lọc máu: Bác sĩ thực hiện kiểm tra tình trạng lâm sàng của người bệnh trong vòng 24 giờ trước khi lọc máu. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho buổi lọc máu bao gồm những xét nghiệm trước và sau khi lọc, lưu lượng máu, thời gian lọc, siêu lọc, quả lọc, thuốc chống đông. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được theo dõi kỹ càng trong suốt buổi lọc và khi kết thúc buổi lọc.
Bước 3: Chuẩn bị người bệnh: Trước khi thực hiện chạy thận nhân tạo, điều dưỡng sẽ cân người bệnh, đo huyết áp, cho người bệnh nằm đúng tư thế, sát trùng cẩn thận,…
Bước 4: Nối vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, thực hiện lọc máu.
Quy trình chạy thận được thực hiện với 4 khâu chính. Toàn bộ quá trình được thực hiện cẩn thận, bảo đảm quá trình lọc máu được diễn ra hiệu quả, an toàn cho người bệnh
Ưu điểm – nhược điểm của phương pháp chạy thận là gì?
Lợi ích của chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo sẽ giúp cơ thể kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng phù hợp của chất lỏng và những khoáng chất khác nhau như natri, kali trong cơ thể.
Quá trình chạy thận nên được thực hiện tốt nhất là trước thời điểm thận dừng hoạt động tới mức gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng.
Rủi ro khi chạy thận nhân tạo
Thứ nhất, tắc nghẽn mạch máu
Khi lưu lượng máu kém hoặc có tình trạng tắc nghẽn do cục máu đông hay vết sẹo có thể khiến phương pháp điều trị không thực hiện được. Khi đó, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện thêm những thủ tục thay thế để việc điều trị được bình thường, hiệu quả.
Thứ hai, hạ huyết áp
Trong quá trình điều trị, những thay đổi đột ngột trong cân bằng hóa chất hữu cơ và nước của cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng hạ huyết áp đột ngột.
Hạ huyết áp có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, yếu cơ, đau bụng. Bác sĩ sẽ cần thay đổi phương pháp lọc máu để bệnh nhân tránh khỏi những vấn đề này.
Thứ ba, mất máu
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, bệnh nhân có thể bị mất máu khi kim đâm không đúng vị trí hoặc một ống bị tuột khỏi bộ lọc máu. Để ngăn ngừa tình trạng mất máu, những chiếc máy lọc máu cần có báo động. Bác sĩ cần có mặt kịp thời để xử lý, khắc phục sự cố bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.
Chạy thận nhân tạo là hoạt động cần thiết để giữ ổn định sức khỏe cho người bệnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hạn chế cần chú ý phòng tránh.
Cách chăm sóc bệnh nhân chạy thận hiệu quả
Theo dõi chế độ ăn uống
Chế độ ăn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo nên tập trung vào điều chỉnh lượng nước, protein, kali, natri và các chất điện giải khác trong cơ thể để duy trì cân bằng điện giải và giảm nguy cơ biến chứng. Chạy thận nhân tạo không thể loại bỏ các chất chuyển hóa từ protein như acid uric, ure nên người bệnh cần hạn chế protein để giảm áp lực lên thận.
Ưu tiên ăn các thực phẩm động vật chứa ít protein và giàu canxi như cá, trứng, sữa, ngũ cốc, khoai sọ, khoai lang, sắn… Hạn chế thực phẩm thực vật giàu protein và kali như cam, chuối, bơ, hạt đậu, dâu, rau ngót, rau muống, rau dền, vừng, đỗ, lạc,… Ưu tiên các loại rau củ như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su…
Giảm lượng muối, không nên dùng quá 5g muối mỗi ngày. Ưu tiên thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất béo để tránh suy dinh dưỡng. Tránh thực phẩm có nồng độ muối cao như dưa muối, cà muối, thịt cá muối,… và thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích,…
Cần chú ý uống đủ nước nhưng không quá nhiều để tránh tích nước trong cơ thể.
Chế độ sinh hoạt
- Để giúp người bệnh nghỉ ngơi hiệu quả, cần đảm bảo môi trường xung quanh yên tĩnh.
- Khi bệnh nhân nằm xuống, nâng gối lên (độ nghiêng khoảng 45 độ) giúp hỗ trợ việc hô hấp và giảm áp lực trên phổi.
- Đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định giúp cơ thể bệnh nhân duy trì ấm, từ đó giảm nguy cơ nhiễm lạnh.
- Theo dõi tâm lý và cung cấp sự động viên cho bệnh nhân để chuẩn bị tinh thần tích cực cho quá trình chạy thận.
- Nếu bệnh nhân đã từng chạy thận, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng lỗ rò của ống thận và luôn giữ vùng này khô ráo bằng việc sử dụng băng khô. Tránh để nước thấm vào băng khi tắm và không tự ý chạm vào vùng lỗ rò. Ngoài ra, cũng cần hạn chế tham gia vào các hoạt động như bơi lội hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng.
Ngoài các biện pháp chăm sóc đã đề cập, người thân và bệnh nhân cũng cần lưu ý các điểm sau:
- Theo dõi sự biến đổi của huyết áp, đường huyết, nước tiểu và triệu chứng phù nề do tích nước trong cơ thể bệnh nhân để thông báo cho bác sĩ trong các cuộc kiểm tra định kỳ.
- Theo dõi các triệu chứng như sốt, đau, sưng, đỏ và mủ ở vùng chạy thận hoặc xung quanh để phát hiện và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để chăm sóc người bệnh chạy thận nhân tạo được tốt, cần phối hợp hài hòa giữa chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Đồng thời, việc chú ý theo dõi và thực hiện đúng theo các chỉ định của bác sĩ chuyên môn là điều cần thiết.
Thông qua tìm hiểu về vấn đề chạy thận bao nhiêu tiền cũng như những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân, H&H Nutrition hi vong bạn đã có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng hữu ích. Bên cạnh đó, nắm vững kiến thức về thực phẩm nên và không ăn sẽ giúp quá trình điều trị được thuận lợi hơn.
>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng cho người chạy thận uy tín nhất 2024
Tham khảo các loại sữa cao năng lượng cho người suy thận được chuyên gia H&H Nutrition khuyên dùng
Tài liệu tham khảo:
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3931-QD-BYT-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-ve-than-tiet-nieu-2015-292501.aspx
- https://tamanhhospital.vn/quy-trinh-chay-than-nhan-tao/
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433