Bệnh tuyến giáp có lây không? Thực chất, các bệnh lý về tuyến giáp được xếp vào nhóm bệnh KHÔNG LÂY NHIỄM, và chắc chắn đảm bảo việc không lây lan qua các tiếp xúc như giao tiếp, hơi thở, ăn uống và sinh hoạt. Do nguyên nhân phát bệnh là từ yếu tố di truyền, chế độ ăn hay rối loạn miễn dịch.
Biểu hiện của bệnh tuyến giáp?
Đầu tiên phải nói đến biểu hiện rõ ràng nhất đấy chính là cổ sưng hay bướu cổ, tình trạng này sẽ làm bệnh nhân khó hô hấp, khó nói chuyện, và khi ăn uống cũng rất khó khăn.
Tiếp theo đấy chính là biểu hiện đau các khớp cơ, bệnh nhân rất dễ bị cứng khớp và các chi khó phối hợp cùng nhau. Một biểu hiện nữa của bệnh về tuyến giáp đấy chính là tóc và da suy yếu rõ ràng. Khi mắc bệnh về tuyến giáp, cụ thể là suy giáp thì tóc sẽ bị xơ, rất dễ gãy, còn về da thì trở nên khô hơn, rất dễ bong tróc, nguyên do xảy ra là do rối loạn lượng hormone tiết ra.
Tình trạng nồng độ hormone thay đổi, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở phụ nữ, làm thay đổi chu kỳ. Đây cũng là một trong những biểu hiện của bệnh về tuyến giáp, việc chu kỳ kinh bị thay đổi khiến nang trứng cũng bị rối loạn, từ đó khiến quá trình thụ tinh và có con cũng trở nên khó khăn hơn.

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người và hệ tiêu hóa cũng không nằm trong phạm vi ngoại lệ. Thông thường biểu hiện của người bị vấn đề về tuyến giáp, cụ thể là suy giáp thì sẽ thường hay bị táo bón, và ngược lại người bị chứng cường giáp sẽ có biểu hiện là tiêu chảy và hay đau bụng.
Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp cũng có ảnh hưởng lớn đến tim mạch, với tình trạng kích thích từ đó làm tăng nhịp tim, sức bơm máu, và gây ra sự thất thường đối với huyết áp.
Có thể nói biểu hiện của huyết áp thất thường cũng là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. Cùng với đó, sự mệt mỏi, lo âu hay trầm cảm, cân nặng thay đổi cũng là các biểu hiện cụ thể cho thấy cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp. Vì thế nếu bệnh nhân có một trong các biểu hiện nói trên thì hãy mau chóng đi đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời bệnh.
Bệnh tuyến giáp có lây không?
Thực chất, các bệnh lý về tuyến giáp được xếp vào nhóm bệnh không gây lây nhiễm, và chắc chắn đảm bảo việc không lây lan qua các tiếp xúc như giao tiếp, hơi thở, ăn uống và sinh hoạt. Do nguyên nhân phát bệnh là từ yếu tố di truyền, chế độ ăn hay rối loạn miễn dịch,… Vì vậy mọi người không nên sợ vấn đề bệnh tuyến giáp có lây không hay xa lánh và miệt thị người bệnh, thay vào đó, nên chăm sóc người bệnh kỹ càng.
Nếu như có hiện tượng tất cả các thành viên trong gia đình đều mắc bệnh về tuyến giáp thì đây không phải là do lây nhiễm mà chính là là do yếu tố di truyền. Vì thế, nếu trong một gia đình mà tất cả các thành viên đều mắc bệnh thì nên đi đến gặp bác sĩ để xét nghiệm, từ đó chẩn đoán bệnh sớm và có thể kịp thời điều trị.

>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bị tuyến giáp uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Những phương pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp
Nên ăn những thực phẩm nào
Trong suốt thời gian điều trị cho bệnh nhân, việc cung cấp chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp cũng rất cần thiết và quan trọng.
Iod là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với hoạt động của tuyến giáp, góp phần tạo ra hormone giáp. Tuy nhiên, cũng tuỳ vào từng bệnh lý tuyến giáp khác nhau mà người bệnh cần giảm hay tăng lượng iod trong khẩu phần ăn.
Trường hợp hormone giáp tăng cao hơn bình thường (cường giáp) thì chế độ ăn cần hạn chế iod hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm (suy giáp) thì cần tăng cường thực phẩm có chứa iod (rong biển, tảo biển, hải sản, muối iod…).
Bên cạnh đó, các thực phẩm như cá ngừ, cá hồi có chứa nhiều protein, vitamin B hay magie rất tốt cho quá trình chuyển hóa cơ thể của người bệnh tuyến giáp, cụ thể là người viêm tuyến giáp.

Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh tuyến giáp cũng có thể ăn thêm sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong đường ruột. Điều này giúp người bị bệnh liên quan đến tuyến giáp như suy giáp có triệu chứng bị táo bón hay người mắc bệnh cường giáp có triệu chứng tiêu chảy sẽ có được hệ tiêu hóa được hoạt động ổn định hơn.
Ngoài ra, các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, súp lơ xanh, diếp cá, rau muống,… hay một vài loại hạt như hạt điều, hạt bí hay hạnh nhân cũng chứa rất nhiều vitamin A, B, E, K,… giúp người bệnh tuyến giáp có một sức khỏe tốt hơn để chống chọi lại với bệnh.
Người bệnh tuyến giáp nên liên hệ bác sĩ dinh dưỡng để có thể được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng dinh dưỡng cũng như chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mình.
>> Xem thêm: 6 loại sữa dành cho người bị tuyến giáp tốt nhất 2024
Hạn chế những thực phẩm nào
Bên cạnh các nhóm thực phẩm nên bổ sung kể trên, thì người bệnh tuyến giáp cũng nên kiêng khem một vài thực phẩm để tốt cho quá trình điều trị bệnh của mình.
Đầu tiên, với các thực phẩm chế biến sẵn, người bệnh tuyệt đối tránh và không nên ăn, lý do vì trong các thực phẩm này thông thường sẽ chứa thành phần các chất phụ gia, hoặc iod… các chất này đều là những chất không hề tốt cho người mắc bệnh tuyến giáp.
Các món ăn từ nội tạng động vật chứa rất nhiều axit lipoic làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tuyến giáp, vì thế cũng nên loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn của bệnh nhân tuyến giáp.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp thì axit lipoic sẽ làm thuốc mất tác dụng, gây cản trở quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tuyến giáp cũng nên tránh ăn nhiều chất xơ và đường. Và tương tự đối với đường cùng chất tạo ngọt cũng thế, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để tránh ảnh hưởng đến hệ hoạt động của tuyến giáp.
Tất nhiên, bệnh nhân tuyến giáp tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, bia rượu hay kể cả các loại đồ uống có ga. Các thực phẩm này sẽ làm rối loạn sự hoạt động của tuyến giáp, phần nào gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.
>>> Xem thêm: Mổ tuyến giáp xong uống sữa gì? Sữa dành cho bệnh nhân mổ tuyến giáp tốt #1 hiện nay
Tham khảo các loại cho người bệnh tuyến giáp được chuyên gia H&H Nutrition khuyên dùng
Trên đây là toàn bộ tất cả những thông tin để trả lời cho câu hỏi bệnh tuyến giáp có lây không cho bạn đọc. Hy vọng bài viết trên đây của H&H Nutrition đã giúp mọi người giải đáp được các thắc mắc cũng như có được các thông tin về sữa cho người bệnh tuyến giáp, từ đó giúp khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp cho người bệnh của gia đình mình.
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Chuyên viên tư vấn

Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng

Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng

Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433