Gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan. Bệnh nếu không được chăm sóc dinh dưỡng, điều trị đúng cách có thể dẫn đến xơ gan, từ đó gây ung thư gan. Để cải thiện tình trạng trên, hãy cùng tham khảo các gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ qua bài viết sau.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ

Ở người bình thường, tỷ lệ mỡ có trong gan rất thấp (chỉ chiếm 2-4% trọng lượng gan). Tuy nhiên ở bệnh gan nhiễm mỡ thì tỷ lệ này vào khoảng 5 – 10%. Khi lá gan bị tổn thương do nhiễm mỡ, người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn;
  • Luôn có cảm giác buồn nôn, đầy bụng;
  • Rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ;
  • Vàng da;
  • Thiếu hụt vitamin;
  • Tăng kích thước gan.
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Để cải thiện chức năng gan, người bệnh nên nắm rõ một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ như sau:

  • Giảm chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa thường có trong thịt đỏ hay chế phẩm từ sữa (bơ, kem, sữa nhiều chất béo). Nếu dùng quá lượng cho phép sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Do vậy các chuyên gia y tế đều khuyên bạn nên giảm chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Các chất béo trans thường sẽ khiến lượng cholesterol tổng thể tăng lên và việc dung nạp loại chất béo này vào cơ thể đối với người mắc bệnh lý gan là rất nguy hại.
  • Bổ sung Omega-3 và tăng cường chất xơ: Một chế độ ăn hợp lý còn cần chứa đủ lượng Omega-3 và giàu chất xơ để giúp tim mạch được cải thiện, huyết áp được duy trì ở mức ổn định. Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 thường là cá thu, cá hồi, quả óc chó và hạnh nhân. Chất xơ thì sẽ có nhiều trong các loại rau mầm, táo và các loại đậu.
  • Chế biến món ăn lành mạnh, hạn chế đồ chiên rán: Nếu bạn là người đang có nguy cơ hoặc mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì luôn cần phải chế biến thực phẩm khoa học. Điều này có nghĩa hạn chế sử dụng dầu ăn thực vật và thay thế bằng dầu thực vật. Lượng dầu ăn nạp vào cơ thể càng ít thì càng giảm được khả năng hấp thụ mỡ. Nhiều người đã ưu tiên phương pháp nấu ăn luộc, hấp thay vì chiên ngập dầu.

Gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Nhiều người thắc mắc: “Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn thực phẩm gì?”. Để kiểm soát và ngăn ngừa lượng mỡ trong gan bệnh nhân cần xây dựng thực đơn khoa học dựa trên hiểu biết về 2 nhóm thực phẩm nên ăn và nên tránh như sau:

Các loại thực phẩm nên chọn

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Bạn nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lứt, lúa mì, yến mạch… Chúng mang lại cảm giác no lâu và giúp ruột hoạt động tốt hơn. Đồng thời thay thế cho các carbonhydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống, thực phẩm đóng hộp…
  • Các loại đậu: Các loại đậu là carbohydrate phức hợp, ít chất béo giúp cơ thể no lâu và giảm tăng hoặc hạ đường huyết. Đây cũng là nguồn cung cấp protein và chất xơ dồi dào cho người ăn chay.
  • Các loại rau có tinh bột: Các loại rau giàu tinh bột như khoai lang, củ cải, khoai mỡ… rất giàu dinh dưỡng thực vật, vitamin và chất xơ. Trong đó vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Rau quả không tinh bột: Các loại rau như atisô, tỏi có thể làm giảm lượng chất béo trung tính và lượng glucose trong máu. Chúng cũng chứa đầy chất xơ và ít calo, giàu chất dinh dưỡng nên cần được đưa vào các bữa ăn hàng ngày.
  • Các loại hạt, quả óc chó: Do rất giàu axit béo Omega-3 nên các loại hạt như quả óc chó có thể làm giảm chất béo trung tính và lipid, hỗ trợ giảm viêm. Bạn nên chọn các loại hạt thô, không ướp muối.
  • Protein nạc: Protein rất quan trọng cho cơ bắp và giúp no lâu. So với protein giàu chất béo thì protein nạc ít calo và chất béo bão hòa hơn, có thể giúp giảm cân. Ví dụ, chuyển đổi 85g thịt bò xay lấy 85g thịt gà có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 150 calo.
  • Sữa chua ít béo, kefir: Các thực phẩm này giàu canxi, vitamin D và men vi sinh, sữa ít béo nên là lựa chọn khá lành mạnh với người có bệnh lý gan. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
  • Cá béo: Các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi có thể hỗ trợ giảm chất béo trung tính và chất béo trong gan.
  • Trái cây: Quả mọng, kiwi, cam, bưởi, nho, việt quất… rất giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những người ăn nhiều trái cây và rau quả có xu hướng duy trì cân nặng hợp lý và khỏe mạnh hơn.
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Các thực phẩm này tăng thêm hương vị và rất giàu chất chống oxy hóa chống viêm, chứa ít calo và không có chất béo.
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ
Nhóm thực phẩm tốt cho gan

Các loại thực phẩm nên hạn chế

Bên cạnh đó, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:

  • Carbohydrate tinh chế: Bánh mì trắng, bánh mì tròn, gạo trắng, mì ống trắng, thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn…
  • Các chất tạo ngọt: Siro ngô fructose cao, đường, siro cây phong,…
  • Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Bơ thực vật, thực phẩm chiên rán, bánh ngọt, bánh nướng đã qua chế biến, pho mát nhiều chất béo, thịt bò nhiều chất béo, thực phẩm đóng gói hoặc đóng hộp…
  • Thức ăn nhẹ tinh chế: Khoai tây chiên, bánh gạo, bánh quy giòn, bánh ngọt, kẹo, kem,…
  • Đồ uống có đường: Nước trái cây, soda,, đồ uống tăng lực…
  • Các loại thịt giàu chất béo đã qua chế biến: Xúc xích, thịt hộp, thịt ba chỉ, thịt xông khói, thịt bò hầm…

Những cách giúp cải thiện tình trạng gan miễn mỡ hiệu quả

Ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, bạn cũng có thể cải thiện chức năng gan dựa trên các gợi ý sau:

  • Tăng cường vận động 30 phút/ngày để giúp cơ thể đốt cháy lượng calo tích tụ lâu ngày
  • Bỏ thuốc lá để kích thích phục hồi hệ tuần hoàn máu, cải thiện nhịp tim.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh máu nhiễm mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn
  • Sử dụng các thực phẩm tự nhiên giúp hạ mỡ máu như: trà xanh, giảo cổ lam, tinh dầu thông đỏ, lá sen…

Trên đây là một số gợi ý của H&H Nutrition về cách xây dựng thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ. Hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả có những định hướng cụ thể về chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Hãy thường xuyên ghé thăm website H&H Nutrition để được cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích tương tự!

Xem thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:
5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.