Dấu hiệu hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không hay còn là dấu hiệu của bệnh lý khác? Hãy cùng H&H Nutrition đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

Dấu hiệu hạ đường huyết thường xảy ra khi lượng đường trong máu ở ngưỡng thấp. Việc nhận định hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay dấu hiệu bệnh lý khác cần đánh giá trên nhiều triệu chứng và xét nghiệm. Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường và ở cả người không mắc bệnh tiểu đường.

Giải đáp thắc mắc: Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không?

Tìm hiểu về tình trạng tụt đường huyết – hạ đường huyết

Khi bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (gạo, bánh mì, khoai tây, sữa, đồ ngọt, trái cây,…) cơ thể sẽ hấp thụ đường. Lượng đường này được sử dụng hoặc chứa trong gan dưới dạng glycogen để tạo thành glucose trong máu tạo năng lượng cho cơ thể.

Hạ đường huyết hay còn gọi là tụt đường huyết là tình trạng lượng đường glucose trong máu ở ngưỡng thấp khiến cơ bắp và tế bào não không được cung cấp đủ năng lượng. Một số triệu chứng thường gặp khi hạ đường huyết kể đến như: mệt mỏi, da tái nhợt, tim đập không đều, lo lắng bồn chồn, đổ mồ hôi, đau hoặc tê môi lưỡi, dễ cáu gắt,…

Dấu hiệu hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay bệnh lý khác không?

Thông thường, bệnh nhân tiểu đường đang điều trị tiêm insulin hay uống thuốc đặc trị sẽ dễ hạ đường huyết. Ngoài ra, người khoẻ nhịn ăn kéo dài, vận động quá mức cũng là những đối tượng dễ dàng bị hạ đường huyết. Hạ đường huyết thường phổ biến ở người không mắc bệnh đái tháo đường và cả những người đang mắc đái tháo đường.

Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường
Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không?

Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường? Nguyên nhân và triệu chứng hạ đường huyết tiểu đường

Người bệnh tiểu đường khi hạ đường huyết thường kèm theo triệu chứng: run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt, tim nhanh, lú lẫn, khó chịu, hồi hộp và đổ mồ hôi nhiều ban đêm. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường:

  • Sử dụng thuốc: thuốc điều trị đái tháo đường làm cơ thể giảm lượng đường trong máu nhưng cũng có thể làm hạ đường huyết quá mức như insulin, glimepiride, gliclazide.
  • Hoạt động thể lực quá ngưỡng: Hoạt động thể lực quá mạnh trong thời gian dài có thể khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, gây hạ đường huyết.
  • Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường thường kiêng khem, giảm tối đa lượng đường nạp vào cơ thể. Tuy vậy việc kiêng và bỏ ăn, ăn uống thất thường khiến cơ thể không đủ lượng đường tạo năng lượng cần thiết.
  • Sử dụng rượu bia: cơ thể người bệnh dung nạp ít thức ăn kèm theo lối sống uống nhiều bia rượu có thể gây hạ đường huyết ở người tiểu đường.
Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường
Kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định giúp cải thiện đái tháo đường xuất huyết dưới da

Nguyên nhân và triệu chứng hạ đường huyết không tiểu đường

Tùy vào phản ứng của mỗi người, hạ đường huyết sẽ có biểu hiện: chóng mặt, cảm thấy rất đói và mệt, người yếu sức, đổ mồ hôi và run rẩy, trạng thái không tỉnh táo, co giật hoặc ngất xỉu hoặc không có triệu chứng.

Một số nguyên nhân gây hạ đường huyết không tiểu đường:

  • Nhịn ăn
  • Vận động quá mức
  • Người đang mắc bệnh liên quan đến gan (cơ quan chứa chuyển hóa đường), bệnh suy giáp hoặc có khối u.
  • Bệnh lý thận
  • Người suy dinh dưỡng, rối loạn dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, chán ăn và mệt mỏi.
  • Nghiện rượu
  • Trường hợp hiếm gặp ở người có khối u ở tuyến tụy khiến lượng insulin tiết ra quá nhiều gây ra nguy cơ hạ đường huyết.
  • Nội tiết tố bị thiếu hụt, lượng hormone kiểm soát lượng glucose trong máu cũng có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người không tiểu đường.

Bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng hạ đường huyết. Do vậy việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường lẫn người lành bệnh sao cho khoa học là rất quan trọng. Một số thực phẩm cần được bổ sung khi bạn có dấu hiệu hạ đường huyết như:

Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp kiểm soát đường huyết
  • Thực phẩm có đường: thông thường liệu pháp cấp cứu cho chứng hạ đường huyết là ngậm một viên kẹo, ăn chocolate, uống nước đường,… (Các loại thực phẩm chứa đường hấp thu nhanh). Sau 15 đến 20 phút nếu cơ thể bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi có thể bổ sung đường tiếp. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng đường sẽ gây tăng đường huyết, các bệnh nhân tiểu đường cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ khi áp dụng phương pháp này.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: trong ngũ cốc có chứa nhiều nhóm dinh dưỡng như chất xơ, nhóm vitamin B, sắt, kẽm. Bổ sung các loại ngũ cốc (bánh mì, lúa mạch, bắp rang…) trong bữa ăn hàng ngày giúp giảm tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cung cấp đủ năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn bằng các loại thực phẩm dinh dưỡng, để tránh triệu chứng hạ đường huyết tiếp diễn, việc xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường rèn thể lực bằng các hoạt động thể thao. Tuy nhiên tùy thể trạng mỗi người mà cường độ vận động sẽ khác nhau.

Để cùng thiết kế và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh và phù hợp với thể trạng nhất, bạn có thể liên hệ dịch vụ tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không. Còn rất nhiều chuyên mục về sức khỏe và dinh dưỡng bạn có thể tìm hiểu tại website của H&H Nutrition, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng sức khỏe của bạn.

Xem thêm: 

BS - Trịnh Thị Cẩm Tuyên- Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Trịnh Thị Cẩm Tuyên- Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Dấu hiệu hạ đường huyết có phải bị tiểu đường hay không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: H&H – Dinh dưỡng tối ưu

    Group:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition