Kiểm soát thiếu máu ở trẻ 6 đến 9 tháng tuổi – Mẹ nên làm gì?

Kiểm soát thiếu máu ở trẻ 6 đến 9 tháng tuổi – Mẹ nên làm gì?

Thiếu máu là một bệnh lý rất phổ biến không những ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em, đặc biệt đối với trẻ trong giai đoạn đầu đời. Thiếu máu có thể làm trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, giảm thông minh, kém tập trung,.. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về thiếu máu, nguyên nhân và cả cách để các bậc huynh kiểm soát tình trạng này hiệu quả nhé!

Kiểm soát thiếu máu ở trẻ 6 – 9 tháng tuổi

Trẻ 6 đến 9 tháng tuổi thiếu máu biểu hiện như thế nào?

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng Hemoglobin (Hb) hay khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi.

Thiếu máu ở trẻ 6 - 9 tháng tuổi
Thiếu máu ở trẻ 6 – 9 tháng tuổi

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thiếu máu khi lượng hemoglobin dưới giới hạn sau:

Đối với trẻ

  •  Trẻ 6 tháng – 6 tuổi: Hb dưới 110g/L.
  • Trẻ 6 tuổi – 14 tuổi: Hb dưới 120g/L.

Người trưởng thành

  • Đối với nam: Hb dưới 130g/L.
  • Đối với nữ: Hb dưới 120g/L.
  • Đối với phụ nữ có thai: Hb dưới 110g/L.

Trẻ sơ sinh thường xảy ra thiếu máu nhẹ hay còn gọi là thiếu máu sinh lý, đây là thiếu máu bình thường do cơ thể trẻ chưa tự tạo ra hồng cầu cho đến khi trẻ được 1 tháng tuổi. Đối với thiếu máu sơ sinh, đa số là thiếu máu sinh lý bình thường nên không cần can thiệp y khoa.

Tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu ở trẻ 6 – 9 tháng tuổi

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ 6 – 9 tháng tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ, dù là nguyên nhân nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của bé.

Về sinh lý, hồng cầu được tạo ra ở tủy xương, một chu kỳ của hồng cầu trung bình là 120 ngày. Vì vậy, tủy xương phải liên tục tái tạo để sản xuất ra hồng cầu mới bổ sung cho số hồng cầu mất đi, một số nguyên nhân dẫn đến thiếu máu là do hồng cầu sản xuất ra không đủ, hồng cầu chết với số lượng quá nhiều,…

Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp như:

  • Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu mà phổ biến ở đây là thiếu máu do thiếu sắt, do chế độ ăn của trẻ chưa hợp lý. Có thể thiếu sắt do trẻ bú thiếu sữa mẹ, ăn dặm bột nhiều và quá sớm.
  • Trẻ đẻ non, sinh thiếu cân, sinh đôi hoặc trong quá trình chuyển dạ mẹ bị chảy máu trước sinh cũng làm cho lượng sắt được cung cấp qua nhau thai ít hơn.
  • Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12.
  • Thiếu máu do thiếu protein.
  • Thiếu máu do giảm sản và bất sản tủy (suy tủy xương). Nguyên nhân do giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần, nhiễm khuẩn, suy thận mạn,…
  • Thiếu máu do tan máu có các nguyên nhân tại hồng cầu như bệnh về hồng cầu nhỏ hình cầu, bệnh hồng cầu hình thoi,..
  • Thiếu máu do di truyền gặp trong bệnh về hemoglobin như thiếu huyết tán Thalassemia do gen di truyền gây bệnh.
  • Thiếu máu do chảy máu hay gặp trong các trường hợp chảy máu cấp như chấn thương, rối loạn quá trình đông máu và chảy máu mạn tính.

Triệu chứng thiếu máu ở trẻ 6 – 9 tháng tuổi

Các triệu chứng lâm sàng gây thiếu máu ở trẻ em thường diễn ra lặng lẽ nên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát hiện trẻ bị thiếu máu để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như phát hiện các bệnh lý kèm theo.

Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu thường xảy ra trẻ từ 6 tháng tuổi. Đối với trẻ đẻ non thì có thể bị thiếu máu sớm hơn từ 2 – 3 tháng tuổi. Dưới đây là một số triệu chứng lâm sàng thường gặp đối với trẻ bị thiếu máu:

  • Da xanh xao (thấy rõ ở lòng bàn tay, bàn chân), niêm mạc trẻ nhợt nhạt (thấy rõ ở niêm mạc họng, kết mạc mắt).
  •  Trẻ thường mệt mỏi, lờ đờ, chán ăn, ít vận động, trẻ chậm hoặc không tăng cân, trẻ hay mắc các bệnh về tiêu hóa hay các bệnh về nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán xác định thiếu máu có khó khăn không?

Câu trả lời là không khó, hoàn toàn chỉ cần dựa vào hai tiêu chí:

  • Triệu chứng lâm sàng: da xanh xao, niêm mạc nhợt.
  • Dựa vào cận lâm sàng: Xét nghiệm Hemoglobin giảm thấp hơn giới hạn bình thường.

Các cách giúp phụ huynh kiểm soát tình trạng thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ. Từ đó khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ở trẻ 6 – 9 tháng tuổi, thiếu máu chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân hay gặp nhất là do thiếu chất sắt trong chế độ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng giàu chất sắt cho phụ nữ mang thai - Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ
Dinh dưỡng giàu chất sắt cho phụ nữ mang thai – Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết được cách phòng ngừa thiếu máu:

  • Cần đề phòng thiếu máu từ khi còn trong quá trình thai kỳ, bà mẹ cần khi khám thai định kỳ để có sự tư vấn kỹ càng từ các bác sĩ chuyên khoa. Bổ sung nhu cầu sắt trong quá trình mang thai là từ 500 – 600 mg. Bình thường, khi chưa có thai nhu cầu sắt của một phụ nữ tối thiểu là 15 mg/ngày. Khi có thai, nhu cầu sắt sẽ tăng lên gấp đôi tối thiểu là 30 mg/ngày để đủ sắt cung cấp cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Cho trẻ bú sớm, bú đúng giờ, bú đủ giấc là một phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa thiếu máu ở trẻ. Trong trường hợp trẻ không có sữa mẹ thì phải đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa có cung cấp đầy đủ sắt. Thức ăn bổ sung cho trẻ cần phải là loại nhiều sắt và vitamin C.
  • Bổ sung dinh dưỡng đối với bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bà mẹ phải đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng như thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, rau củ quả, trái cây, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bổ sung cần thiết, không nên kiêng khem quá mức.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có tính chất kích thích như rượu, bia, cà phê, cần lao động và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần thoải mái.

Để phát hiện sớm về tình trạng thiếu máu của trẻ, các bố mẹ nên cho bé đến khám và làm các xét nghiệm máu để các Bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá và xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như can thiệp kịp thời cho trẻ.

Xem thêm: Giải pháp cải thiện thiếu máu cho trẻ 1 – 2 tuổi  , Bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ em theo khuyến cáo của chuyên gia

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition