5+ điều mẹ cần biết về trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn 4 tháng tuổi còn khá nhạy cảm nên rất thường gặp tình trạng bị tiêu chảy. Với những trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài càng làm các bậc cha mẹ thêm lo lắng. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu “Trẻ 4 tháng bị tiêu chảy phải làm sao để cải thiện tình trạng này?” hay “Làm thế nào để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ 4 tháng tuổi?”

trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy
Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn 4 tháng tuổi còn khá nhạy cảm nên rất thường gặp tình trạng bị tiêu chảy

Hầu như trẻ nào cũng mắc ít nhất một lần tiêu chảy trong quá trình phát triển. Ở trẻ 4 tháng, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị tiêu chảy. Việc hiểu về nguyên nhân và cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có thể dễ dàng “chiến đấu” với tình trạng rối loạn tiêu hóa này hơn.

Xem thêm: Tiêu chảy ở trẻ nhỏ – Những sai lầm trong chăm sóc trẻ

Tiêu chảy ở trẻ 4 tháng là gì? Khi nào gọi là tiêu chảy kéo dài?

Tiêu chảy là một trong các rối loạn tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ. Thường gặp tình trạng tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức hơn ở những trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Các dấu hiệu thường thấy:

  • Đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường ( > 3 lần/ngày)
  • Phân dạng lỏng, đi ngoài ra nước.
  • Phân tràn ra khỏi bỉm.
  • Trẻ quấy khóc, lười ăn.

Tiêu chảy cấp thường diễn tiến trong vài ngày. Nếu đợt tiêu chảy kéo dài > 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy kéo dài ở trẻ 4 tháng nếu không xử trí kịp thời sẽ ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe của trẻ. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân gây nên tiêu chảy kéo dài và không điều trị đúng cách thì tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ dễ tái diễn trong những giai đoạn sau của trẻ.

Xem thêm: Bổ sung vi chất, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng bị tiêu chảy

trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy
Không hiểu rõ nguyên nhân gây nên tiêu chảy kéo dài và không điều trị đúng cách thì tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ dễ tái diễn

Nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy ở trẻ 4 tháng là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa có thể qua thực phẩm và các dụng cụ cho trẻ ăn và uống hằng ngày không được vệ sinh đúng cách. Các vi khuẩn thường gặp gây nên tiêu chảy ở trẻ có thể kể đến như E.coli, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả,… Người chăm sóc trẻ không vệ sinh tay sạch sẽ cũng là một nguyên nhân thường gặp.

Ngoài ra, một số tác nhân gây nên tình trạng ng bị tiêu chảy khác thường gặp như nhiễm virus Rota, nhiễm nấm Candida trong hệ thống đường tiêu hóa khi cơ thể trẻ bị giảm miễn dịch.

Trẻ bị tiêu chảy do bú sữa. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý của mẹ làm thay đổi thành phần sữa mẹ. Trẻ có thể bị tiêu chảy khi sữa mẹ có các thành phần mà hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể hấp thu được. Ở những trẻ bú sữa công thức, một vài thành phần trong sữa cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy do bất dung nạp lactose (một loại đường có trong thành phần sữa công thức của trẻ). Một số trẻ bị tiêu chảy do dị ứng với đạm sữa bò trong những trường hợp trẻ không được bú sữa mẹ và phải bổ sung sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò sớm.

Trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh kéo dài. Việc sử dụng kháng sinh lâu ngày có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến trẻ bị tiêu chảy.

Trẻ 4 tháng bị tiêu chảy phải làm sao?

Với trẻ bú mẹ: Mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của mình như uống đầy đủ nước từ 2 – 3 lít nước/ngày. Uống sữa chua bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Không ăn đồ cay, nóng: tiêu, ớt, dưa cải muối,…

Với trẻ dùng sữa công thức: Nếu vẫn diễn ra tình trạng tiêu chảy sau khi uống sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa phù hợp với đường tiêu hóa của trẻ. Pha sữa cho trẻ theo đúng liều lượng và nhiệt độ nước như hướng dẫn sử dụng.

Bù dịch khi trẻ mất nước. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn, nếu trẻ có dấu hiệu mất n­ước cho trẻ uống dung dịch Oresol sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng cũng như vệ sinh dụng cụ đựng dung dịch Oresol của trẻ. Xem hướng dẫn sử dụng của gói Oresol mà pha với 200ml, 500ml,… theo quy định. Oresol được pha ngay trước khi cho trẻ uống. Với trẻ bị tiêu chảy 4 tháng cần uốnng dung dịch Oresol từng ngụm nhỏ, không cho trẻ dùng dung dịch Oresol sau pha 24 giờ. Cần bổ sung kẽm cho trẻ và nhiều vitamin khác cho trẻ 4 tháng bị tiêu chảy. Bổ sung 10mg kẽm/ngày cho trẻ 4 tháng bị tiêu chảy trong khoảng 14 ngày. Kẽm giúp giảm thời gian và mức độ của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy xuất hiện các đợt cơ tiêu chảy mới. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại vitamin hay kẽm cho trẻ 4 tháng bị tiêu chảy.

Khi trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần phân lỏng (liên tục), trẻ rất khát (bú háo hức) hoặc bỏ bú, có máu trong phân,… hoặc trẻ không tốt lên sau 2 ngày chăm sóc tại nhà, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ tìm nguyên nhân và tư vấn, điều trị hiệu quả hơn.

Xem thêm: Vitamin hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng bị tiêu chảy

Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ 4 tháng như thế nào?

trẻ 4 tháng bị tiêu chảy
Mẹ cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo vệ sinh để nguồn sữa của trẻ bú được an toàn.
  • Mẹ cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo vệ sinh để nguồn sữa của trẻ bú được an toàn. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, tránh thực phẩm nhiễm bệnh, để trong thời gian quá lâu. Hạn chế thức ăn lên men chua, ngâm ủ lâu ngày như dưa, cà…
  • Với những trẻ không bú sữa mẹ, khi mua sữa công thức cho trẻ, tránh lựa chọn sữa có thành phần trẻ đã dị ứng gây tình trạng tiêu chảy.
  • Cha mẹ cần phải tránh nhiễm khuẩn cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày như vệ sinh bình sữa, dụng cụ đựng sữa của trẻ, vệ sinh tay trong quá trình chăm sóc trẻ, đảm bảo việc thay tả được sạch sẽ,…
  • Tiêm phòng đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Uống vacxin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Trẻ 4 tháng bị tiêu chảy và trẻ 4 tháng bị tiêu chảy kéo dài cần có thái độ quan tâm và chăm sóc đúng cách từ cha mẹ. Hy vọng rằng H&H Nutrition có thể giúp cha mẹ theo dõi trẻ 4 tuổi bị tiêu chảy hiệu quả để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn ở trẻ.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5