Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Kẽm là nguyên tố cần thiết trong cơ thể. Tuy nhiên, mọi người vẫn chưa biết cách bổ sung và nên bổ sung kẽm trong bao lâu để tốt cho cơ thể.

Kẽm là nguyên tố vi lượng, tồn tại số lượng ít trong cơ thể. Thế nhưng, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong cơ thể. Từ đó, xu hướng sức khỏe giảm dần mà mọi người vẫn không biết rõ nguyên nhân là thiếu kẽm. Bài viết này H&H Nutrition sẽ tổng hợp các thông tin về cách bổ sung kẽm, nên bổ sung kẽm trong bao lâu để cơ thể có sức khỏe tốt.

Tại sao cần bổ sung kẽm cho trẻ

Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng đóng vai trò không thể thiếu trong cơ thể con người. Chất này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các cơ quan và chức năng trong cơ thể ở cả trẻ em và người lớn. Kẽm được phân bố rộng rãi trong cơ thể và xuất hiện ở nhiều vị trí như xương, răng, tóc, da, gan, cơ, bạch cầu và tinh hoàn. Hơn nữa, kẽm cũng là thành phần của hơn 100 enzyme, bao gồm các enzyme liên quan đến quá trình tạo RNA (axit ribonucleic) và DNA (axit deoxyribonucleic). Mức độ hiện diện của kẽm trong cơ thể phụ thuộc vào lượng kẽm tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống.

Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về kẽm và tác động của kẽm đối với sự phát triển và tăng trưởng cơ thể được rất nhiều người quan tâm. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất, sinh sản và phân chia tế bào. Trong quá trình chuyển hóa sinh học, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình phân giải tổng hợp protein, acid nucleic và các thành phần cơ bản của sự sống. Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất insulin –  một hormone có nhiệm vụ điều tiết nồng độ đường trong máu.

Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng cho rằng việc bổ sung kẽm cho trẻ sẽ có khả năng cải thiện vị giác, tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao và cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.

Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe trẻ

Kẽm là một nguyên tố khoáng vi lượng trong cơ thể con người, nằm ở hàng thứ 6 của bảng tuần hoàn và chiếm khoảng 2 – 3g trọng lượng. Mặc dù tỷ lệ này nhỏ, nhưng kẽm vẫn đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của tất cả chúng ta. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng mà kẽm mang lại cho cơ thể và sức khỏe của trẻ có thể kể đến như:

Kẽm tác động đến sự phát triển của trẻ

Kẽm có khả năng cải thiện vị giác và tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng hơn, giúp tăng khả năng tổng hợp chất đạm và hấp thu dinh dưỡng cũng như thúc đẩy sự phân chia tế bào. Nếu bị thiếu kẽm có thể gây ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào từ đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của trẻ. Trẻ thiếu kẽm có thể gặp vấn đề về phát triển xương, chậm phát triển chiều cao, dậy thì chậm và suy giảm chức năng sinh dục.

Kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ sức khỏe của các tế bào vị giác và khứu giác. Sự thiếu hụt kẽm có thể tác động đến quá trình chuyển hoá của các tế bào vị giác, gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Hậu quả của việc này có thể gây suy dinh dưỡng, kém phát triển và tăng trưởng ở trẻ. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung đủ kẽm có thể cải thiện chiều cao ở trẻ bị thấp lùn và giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân một cách nhanh chóng.

Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hoá của các tế bào miễn dịch, bao gồm cả lympho B và lympho T, từ đó giúp cung cấp cho cơ thể một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ chống lại các tác nhân gây bệnh và nhiễm trùng, cũng như tăng cường đề kháng. Ngoài ra, kẽm còn giúp cho quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng như magie, mangan, đồng,… trở nên dễ dàng hơn. Do đó, sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rối loạn hoặc thiếu hụt trong chuyển hóa nhiều nguyên tố vi lượng, dẫn đến suy giảm sức kháng và tình trạng sức khỏe kém.

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ em

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về chiều cao, tình trạng thể chất và hệ miễn dịch của trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy khi trẻ thiếu kẽm:

  • Trẻ bị chậm tăng trưởng, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình, chậm phát triển về chiều cao…
  • Trẻ có các biểu hiện như chán ăn hoặc ăn ít, giảm bú, không ăn thịt cá, tiêu hóa chậm, táo bón nhẹ, cảm thấy buồn nôn và gặp phải tình trạng nôn kéo dài.
  • Trẻ thường gặp vấn đề khó ngủ về đêm và thức giấc nhiều lần. Đôi khi, còn có thể dẫn đến suy yếu hoạt động của não, gây ra hiện tượng mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, rối loạn trong lời nói, cảm giác và khứu giác, phát triển tâm thần vận động chậm, khuyết tật hoặc bệnh bại não,…
  • Các bệnh nhiễm trùng thường xuất hiện lại tại các bộ phận khác nhau của cơ thể như đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái phát), hệ tiêu hóa (viêm đường tiêu hóa), da (viêm da, mụn bỏng, mụn mủ) và niêm mạc (viêm niêm mạc).
  • Trẻ thường có những vết thương lâu lành, hay gặp vấn đề về dị ứng, tóc dễ gãy, móng giòn và yếu.

Nên bổ sung kẽm trong bao lâu và liều lượng như thế nào?

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, kẽm cũng tồn tại trong một số thực phẩm. Tuy nhiên, nếu không thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp và không biết cách bổ sung đúng cách hoặc người ăn kiêng, ăn chay rất dễ bị thiếu kẽm.

Tùy vào cơ thể, cũng như giai đoạn phát triển mà hàm lượng kẽm cần cho các hoạt động của cơ thể khác nhau. Vì thế, cần tham khảo ý kiến, sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đúng cách và đáp ứng đủ lượng cho cơ thể.

Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?
Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?

Đối với người lớn

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam bởi Viện Dinh dưỡng, hàm lượng kẽm bổ sung cũng tùy nhu cầu giới tính, độ tuổi.

  • Nam giới từ 10-18 tuổi: 5, 7 – 19,2 mg/ngày;
  • Nữ giới từ 10-18 tuổi: 4,6 – 15,5 mg/ngày;
  • Nam trưởng thành: 4,2 – 9,8 mg/ngày;
  • Nữ trưởng thành: 3,0 – 14,0 mg/ngày;
  • Phụ nữ có thai: 3,4 – 20,0 mg/ngày;
  • Bà mẹ cho con bú: 5,8 – 14,4 mg/ngày.

Dựa vào khuyến cáo dinh dưỡng mà mọi người ở đối tượng nào thì bổ sung để đáp ứng cho các hoạt động sinh học trong cơ thể. Kẽm là nguyên tố cần thiết vì thế nên bổ sung qua thực phẩm mỗi ngày. Đối với những người thiếu hụt kẽm trầm trọng có thể xin ý kiến bác sĩ về hàm lượng phù hợp với tình trạng và bổ sung thêm các thực phẩm chức năng ngoài chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Thông thường, thời gian bổ sung kẽm cho người già thường 2-3 tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo khả năng hấp thu, thể trạng và sức khỏe.

Đối với trẻ nhỏ

Nhu cầu về hàm lượng kẽm cho trẻ nhỏ theo độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, các bậc phụ huynh cần lưu ý để bổ sung trẻ đúng cách:

  • Từ 0-6 tháng: 1,1 – 6,6 mg/ngày;
  • Từ 7-11 tháng: 0,8 – 8,3 mg/ngày;
  • Từ 1-3 tuổi: 2,4 – 8,4 mg/ngày;
  • Từ 4-6 tuổi: 3,1 – 10,3 mg/ngày;
  • Từ 7-9 tuổi: 3,3 – 11,3 mg/ngày.

Trẻ thường đáp ứng về dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày nên thường bị thiếu hụt. Đặc biệt, những trẻ có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu kẽm, các bậc phụ huynh nên lưu ý bổ sung cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung kẽm qua những thực phẩm hằng ngày

Thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp là giải pháp giúp bổ sung kẽm. Sau đây là một số thực giảm giàu kẽm nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày:

  • : Sò nói riêng hay các động vật có vỏ nói chung đều có lượng kẽm dồi dào. Tính hàm lượng trung bình trong 100g sò có chứa đến 13.4 mg kẽm. Không chỉ kẽm mà sò còn bổ sung canxi, sắt, vitamin C, B12, khoáng chất… giúp đáp ứng nguồn dưỡng chất đầy đủ trong bữa ăn. Tuy nhiên, khi ăn sò hay các động vật có vỏ như hàu, tôm cua,… nên lựa chọn chỗ mua uy tín, chế biến kỹ, nấu chín để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc. Đặc biệt đối với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Đậu Hà Lan: Các loại họ đậu nói chung đều chứa lượng kẽm và vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho cơ thể. Trong đó, đậu Hà Lan là loại đậu có hàm lượng kẽm rất cao, khi trung bình 100g đậu Hà lan sẽ cung cấp 5mg kẽm. Đậu Hà Lan cũng cung cấp nguồn chất xơ tốt nên có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả dinh dưỡng. Có thể ăn kèm với hạt và sữa chua, trộn salad… như một món ăn nhẹ;
  • Lòng đỏ trứng gà: Trứng là thực phẩm cung cấp protein dồi dào, ít ai biết được mỗi quả trứng cung cấp khoảng 3.7mg kẽm. Trứng là nguồn thực phẩm dễ chế biến. Theo khuyến cáo dinh dưỡng, trứng cũng là nguồn cung cấp choline cho sự phát triển của não bộ, vì thế trong thực đơn dinh dưỡng nên bổ sung 3-4 quả trứng cho mỗi tuần;
  • Thịt: là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. Kẽm có mặt trong tất cả các loại thịt khác nhau gồm cả thịt heo, thịt cừu, thịt bò,… Ước lượng trung bình trong 100g thịt bò cung cấp cho cơ thể khoảng 2,2mg kẽm, đáp ứng khoảng 44% nhu cầu kẽm cơ thể trung bình. Còn với thịt heo 100g thịt sẽ cung cấp 1.5 mg kẽm. Bên cạnh đó, thịt còn cung cấp chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể;
  • Socola đen: Ít người biết đến những công dụng của socola, đặc biệt là thực phẩm này cũng cung cấp nguồn kẽm dồi dào cho cơ thể nếu bổ sung đúng cách. Với 1 thanh socola đen khoảng 100g sẽ cung cấp cho cơ thể 3,3mg kẽm, giúp đáp ứng 30% kẽm mỗi ngày;
  • Các loại hạt: Hạt là thành phần lành mạnh đem đến vitamin, khoáng chất, đặc biệt là chất xơ và acid béo không no tốt cho cơ thể. Với mỗi loại hạt sẽ cung cấp hàm lượng kẽm khác nhau. Một số hạt chứa kẽm đáng kể: hạt bí, hạt vừng, hạt gai dầu, đậu phộng,…
Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?
Thực phẩm bổ sung kẽm

Đọc thêm: 

Bổ sung kẽm có thể gây hại cho trẻ không?

Bổ sung kẽm cho trẻ là điều rất cần thiết nhưng phải thực hiện một cách cẩn trọng. Việc bổ sung kẽm có thể gây hại cho trẻ nếu không thực hiện đúng cách hoặc sử dụng quá mức. Nếu trẻ tiêu thụ lượng kẽm quá cao có thể dẫn đến tình trạng thừa kẽm, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các khoáng chất khác như đồng và sắt. Vì vậy, trước khi bổ sung kẽm cho trẻ và để đảm bảo an toàn, bạn cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng và xem xét thời gian cụ thể để thực hiện việc này, bao gồm cả việc bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu.

Thực phẩm giàu kẽm cho trẻ em

Mặc dù kẽm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ nhưng cơ thể không tự sản xuất kẽm. Do đó, các bậc cha mẹ cần đảm bảo rằng cung cấp đủ lượng kẽm cho trẻ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Để làm được điều này thì ngoài tìm hiểu về việc bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu, bạn cần hiểu rõ những thực phẩm nào chứa kẽm để đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Kẽm thường dễ tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, đối với những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khả năng hấp thụ kém hơn. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hải sản như sò, hàu, thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua, lúa mì, bí ngô, cacao và socola, các loại hạt (đặc biệt là hạt điều), nấm, đậu, hoa anh đào, hạnh nhân, táo, lá chè xanh…

Dựa theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được nhiều nhất thường được thực hiện theo thứ tự như bảng sau đây:

STTThực phẩmHàm lượngSTTThực phẩmHàm lượng
113,40mg10Ổi2,4mg
2Củ cải11,00mg11  Gạo nếp giã2,3mg
3Cùi dừa 5mg12Thịt bò2,2mg
4Đậu Hà Lan (hạt) 4mg13Khoai lang2mg
5Đậu tương3,8mg14Gạo tẻ giã1,9mg
6Lòng đỏ trứng gà3,7mg15Lạc hạt1,9mg
7Thịt cừu2,9mg161,5mg
8Bột mì2,5mg17Thịt gà ta1,5mg
9Thịt lợn nạc2,5mg18Rau ngổ1,48mg.

Một số thực phẩm chức năng bổ sung kẽm

Bên cạnh chế độ ăn uống hằng ngày, cơ thể cũng được bổ sung kẽm. Tuy nhiên, một số đối tượng cần nhu cầu kẽm cao hoặc đôi khi chúng ta ăn thực phẩm bổ sung kẽm nhưng lại bổ sung những chất làm cản sự hấp thu kẽm cùng một lúc. Điều này cũng làm thiếu hụt, lượng kẽm không đáp ứng cho cơ thể và các quá trình sinh học.

Trẻ em thường biếng ăn, bỏ bữa. Nhưng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tăng trưởng vì thiếu hụt dinh dưỡng. Trong đó, kẽm rất dễ bị thiếu hụt, đặc biệt ở những trẻ có vấn đề về tiêu hóa. Trong trường hợp này, các mẹ đừng quá lo lắng, vì có thể đáp ứng bằng thuốc bổ sung kẽm cho trẻ em. Sau đây, là một số thuốc bổ sung kẽm được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Thực phẩm bổ sung kẽm ZinC Plex

ZinC Plex là thực phẩm bổ sung kẽm thuộc Pro–Bio Pharma – thuộc thương hiệu dược phẩm nổi tiếng của Ý. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên chai từ Ý mang đến giải pháp an toàn cho trẻ biếng ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu và chuyển hóa kém.

Thực phẩm bổ sung ZinC Plex với ưu điểm vượt trội về dinh dưỡng, giúp bổ sung kẽm, lysin, selen, và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe . Điều này giúp thúc đẩy tăng cường miễn dịch, kích thích ăn ngon, tăng hấp thu dinh dưỡng, cân bằng tiêu hóa cho trẻ.

Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZinC Plex

Chi tiết sản phẩm: Thực phẩm bổ sung kẽm ZINC PLEX 100ml – Tăng đề kháng, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng

Thuốc bổ sung kẽm cho trẻ SPECIAL KID ZINC

SPECIAL KID ZINC là sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ em được sản xuất bởi SPECIAL KID ZINC – Pháp. Sản phẩm cung cấp hàm lượng kẽm lên đến 16mg giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ các hoạt động sinh học trong cơ thể của trẻ.

Vì thế, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, hay ốm, thiếu đề kháng… không còn là vấn đề quá nghiêm trọng.

Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?
SPECIAL KID ZINC bổ sung kẽm cho bé

Chi tiết sản phẩm: SPECIAL KID ZINC- BỔ SUNG KẼM CHO TRẺ

Thuốc bổ sung kẽm cho người lớn và trẻ từ 3 tuổi trở lên

Viên kẽm Zinco Erba Vita là sản phẩm thực phẩm chức năng tối ưu nhất đến từ hãng Erba Vita. Bổ sung kẽm với hàm lượng cao, chỉ với 1 viên Zinco Erba Vita cung cấp đến 12,5mg kẽm cho cơ thể, Zinc gluconat 70mg tương đương 10mg kẽm nguyên tố.

Ngoài công dụng bổ sung kẽm thì viên uống Zinco Erba Vita còn đem đến nhiều lợi ích:

  • Cải thiện chức năng não bộ, thúc đẩy hoạt động của chất dẫn truyền xung thần kinh;
  • Kích thích sự phát triển của tế bào miễn dịch, tạo “lá chắn” vững chắc bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh;
  • Thúc đẩy hoạt động của hơn 100 enzyme;
  • Hỗ trợ quá trình tổng hợp DNA, protein;
  • Giúp thải và giảm độc của các kim loại nặng: Asen (As), Cadimin (Cad),…;
  • Kích thích ăn ngon miệng.

Đặc biệt thành phần nói không với chất nhân tạo, tạp chất, chất bảo quản, sodium,… nên gần như là an toàn tuyệt đối khi sử dụng mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào hay ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe.

Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?
Viên kẽm Zinco Erba Vita

Tư vấn của chuyên gia H&H Nutrition về việc bổ sung kẽm cho trẻ

H&H Nutrition

Tư vấn về việc bổ sung kẽm cho trẻ thường được thực hiện bởi chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ. Đặc biệt, những chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition là những người có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng với mong muốn mang đến sự cải thiện toàn diện cho sức khỏe của bạn. Quy trình tư vấn của H&H Nutrition là một sự kết hợp giữa sự hiểu biết sâu rộng về dinh dưỡng và sự tập trung vào từng trường hợp cụ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc bổ sung kẽm cho trẻ, bác sĩ dinh dưỡng của H&H Nutrition sẽ tiến hành một cuộc trao đổi trực tiếp với bạn để hiểu rõ hơn về thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ. Dựa vào thông tin này, họ sẽ thực hiện một đánh giá kỹ lưỡng về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, xem xét nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của thiếu kẽm hoặc nhu cầu đặc biệt về kẽm.

Sau cuộc tư vấn ban đầu, chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng tùy chỉnh dựa trên tình trạng cụ thể của trẻ. Đây bao gồm việc chỉ định các thực phẩm giàu kẽm phù hợp và cách chế biến thức ăn để tối ưu hóa sự hấp thụ của kẽm. Thông qua quy trình tư vấn chuyên nghiệp và sự tập trung vào cá nhân hóa, H&H Nutrition luôn mang lại những giải pháp dinh dưỡng tuyệt vời đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của họ và cải thiện sức khỏe tổng thể của bé.

Trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ, kẽm luôn đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm cho trẻ cần phải được thực hiện đúng cách, tuân thủ theo liều lượng và thời gian được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ. Hy vọng rằng với thông tin bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu mà bài viết cung cấp sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình này. H&H Nutrition luôn mong muốn những kiến thức này sẽ giúp mọi người chăm sóc con cái một cách hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và sức khỏe tốt nhất cho các thế hệ tương lai.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Nên bổ sung kẽm trong bao lâu?

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.