Ngủ không sâu giấc ở trẻ em – Những điều bố mẹ cần biết

Ngủ không sâu giấc ở trẻ em là vấn đề rất phổ biến làm cho bố mẹ rất lo lắng và mệt mỏi, nhiều bố mẹ không biết nguyên nhân ngủ không sâu giấc là sinh lý hay bệnh lý, bố mẹ làm nhiều cách cũng không cải thiện. Hiện nạy trên mạng nhiều cách tư vấn và kêu gọi bổ sung vi chất làm cho bố mẹ ngày càng hoang mang. H&H Nutition sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu về ngủ không sâu giấc ở trẻ em nhé.

Bé ngủ không sâu giấc
Bé ngủ không sâu giấc khá phổ biến

Ngủ không sâu giấc là gì

Ngủ không sâu giấc là hiện tượng bé ngủ ít hơn thời gian ngủ nên có của độ tuổi bé, hiện tượng này thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bé thường dễ thức giấc và khó ngủ lại, bé thường có biểu hiện căng người, xòe tay, co đầu gối, vặn mình, xoay mình lại sau đó nắm chặt tay lại có thể bé sẽ khóc lên sau đó ngủ lại, một số bé khóc nhiều hơn và khó ngủ lại.

Phân loại các dạng ngủ không sâu giấc

Nguyên nhân sinh lý

Ở trẻ em mặc dù ngủ nhưng não bộ và các cơ quan vẫn hoạt động, do đó trẻ rất dễ giật mình nên khi có tiếng động nhẹ, hoặc ánh sáng quá nhiều có thể làm cơ thể trẻ phản ứng và bé thức giấc.

Đối với trẻ sơ sinh sự thay đổi từ môi trường trong bụng mẹ sang môi trường bên ngoài cũng làm cho trẻ không thích nghi kịp thời làm cho trẻ ngủ không sâu giấc

Đối với trẻ lớn hơn việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác cũng làm cho trẻ đôi lúc ngủ không sâu giấc hay chập chờn, giật mình.

Xem thêm: Biếng ăn sinh lý trẻ em – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Nguyên nhân bệnh lý

  • Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng: thiếu canxi sẽ chậm mọc răng, chậm đi, ngủ không yên, hay giật mình khi ngủ mà nhiều bố mẹ cho rằng bé đang nằm mơ, khóc quấy, vặn mình rụng tóc hình vành khăn..v…v..trẻ thiếu magie, kẽm có thể trẻ hay gặp ác mộng, nghiến răng lúc ngủ.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn: Trẻ bị các bệnh lý nhiễm khuẩn như Viêm họng, Viêm VA, Viêm Amydales, Viêm tai giữa làm bé đau, sốt dẫn đến bé ngủ không sâu giấc, giật mình mà nhiều bố mẹ cho rằng bé nằm ngủ mơ.
  • Trẻ bị thiếu vi chất: Trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển của bé chế độ ăn không phù hợp làm cho bé thiêu vi chất, hiện tượng này thường thấy ở trẻ lớn hơn là trẻ sơ sinh. Các vi chất là chất cơ thể cần số lượng rất ít nhưng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với trẻ, trẻ thiếu vi chất sẽ dẫn đến các rối loạn cơ thể trong đó có giấc ngủ, thường biểu hiện là trẻ lơ mơ, trằn trọc, vặn mình, rụng tóc, đổ mồ hôi, chậm mọc răng, còi cọc, khóc đêm, một số trẻ khóc ré lên sau đó lại ngủ và kéo dài thường xuyên, hiện tượng này thường diễn ra vào ban đêm. Những vi chất được cho là ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nếu thiếu dẫn đến trẻ ngủ không sâu giấc bao gồm: Canxi, Magie, Kẽm, Vitamin DProbiotic.
  • Trẻ có vấn đề tâm thần kinh: Những rối loạn bệnh lý về thần kinh, tâm lý cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mặc dụ tỉ lệ này rất ít nhưng nếu mắc thì cần thời gian điều trị lâu dài và khó cân bằng hơn là do các nguyên nhân sinh lý, sinh hoạt hay thiếu vi chất

Xem thêm: Thuốc bổ giúp trẻ ngủ ngon

Trẻ 5 tháng ngủ không sâu giấc
Sinh hoạt không đúng giờ làm bé ngủ không sâu giấc

Nguyên nhân sinh hoạt

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn giấc ngủ của trẻ và hậu quả làm cho trẻ không sâu giấc:

  • Ban ngày bé ngủ quá nhiều dẫn tới đêm khó ngủ: Mỗi ngày 24 tiếng bé sẽ có khoảng thời gian ngủ nhất định ví dụ ở bé 4- 5 tháng bé thường ngủ 16 giờ mỗi ngày, bé 6 tháng thường ngủ 14-15h mỗi ngày, trẻ lớn hơn 3 tuổi thường còn 10-12h mỗi ngày, các bố mẹ thường sợ con mình thức nhiều ban ngày chơi nhiều sẽ ốm nên cố gắng cho con mình ngủ để mập lên thế là bé sẽ khó ngủ về đêm và bố mẹ lại lo lắng con mình ngủ không sâu giấc, vặn mình nhưng thực tế thì không phải vậy.
  • Thói quen cha mẹ đưa nôi, võng ru bé ngủ: Đây là thói quen rất phổ biến ở tại Việt Nam cho con nằm nôi, ban ngày chúng ta đung đưa nôi để tạo cảm giác cho bé trong bụng mẹ đưa đẩy di chuyển và bé quen thuộc với sự chuyển động của nôi và ban đêm không có nôi đung đưa làm cho bé khó ngủ quấy khóc, hãy kiên nhẫn tập cho bé ngủ mà không có nôi, bé sẽ làm quen sớm thôi.
  • Nếu môi trường xung quanh phòng ngủ không thông thoáng, hoặc không yên tĩnh: Nhiều gia đình vì điều kiện không cho phép nên không có phòng riêng, điều này làm cho em bé nhạy cảm để bị đánh thức bởi tiếng động, ánh sáng làm bé cựa quậy, giật mình và quấy khóc, nếu bé của bạn quá nhạy cảm hãy thay đổi ánh sáng, môi trường nhiều nhất có thể để giúp bé vào giấc ngủ. một số bé vì chuyển hóa cơ thể của bé cao hơn những bé khác làm bé đôi lúc nóng hơn người lớn và đổ mồ hôi, hãy để chỗ nằm bé được thông thoáng để bé ngủ sâu giấc hơn
  • Gần các thiết bị điện tử: Các thiết bị điện tử phát ra sóng điện từ như điện thoại, wifi cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé hãy đảm bảo phòng ngủ của bé không chứa các thiết bị không cần thiết cũng là biện pháp giúp bé ngủ sâu giấc hơn
  • Hoặc tã ướt, giường chiếu kém vệ sinh cũng sẽ gây bứt rứt cho bé: Hãy kiểm tra tả bé có quá ướt khi bé khóc không hãy đảm bảo bé được thông thoáng bố mẹ nhé

Các giai đoạn của giấc ngủ

Một giấc ngủ sinh lý của bé, bình thường sẽ trải qua các giai đoạn sau đây:

  • Giấc ngủ nhanh (REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh): đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm đến khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày nên mặc dù ngủ tới 16 tiếng một ngày nhưng bé chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 tiếng
  • Giấc ngủ chậm (Non-REM- Non-rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Giấc ngủ này gồm 4 giai đoạn sau:
    • Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật
    • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ- Trẻ vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc rên
    • Giai đoạn 3: Ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
    • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động.

Xem thêm: Sữa dành cho trẻ biếng ăn

trẻ 3 tuổi ngủ không sâu giấc
Nhận định giấc ngủ của trẻ rất quan trọng

Nhận định giấc ngủ của trẻ

  • Thời gian ngủ của bé có phù hợp độ tuổi: Mỗi độ tuổi bé có thời gian ngủ khác nhau, bé càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều, với bé sơ sinh thời gian ngủ kéo dài 20-22 tiếng và giảm giần còn khoảng 14-16 tiếng ở 6 tháng, còn 12-14 tiếng ở 12-24 tháng và khi lớn hơn còn 10-12 tiếng mỗi ngày, trung bình ban ngày bé sẽ ngủ 6-8 tiếng.
  • Bé có quá nhạy với ánh sáng, tiếng động: Chỉ tiếng động nhỏ và ánh sáng nhẹ cũng làm bé phản ứng dữ dội
  • Bé có dễ vào giấc sau khi đã cho bú, dỗ dành: Dù làm nhiều cách bé vẫn khó vào giấc ngủ trở lại
  • Bé có khó chịu vì môi trường như: nóng, tả ướt…cải thiện bé có giúp bé ngủ sâu hơn
  • Bé có đang có bệnh lý nào không
  • Chế độ ăn bé có thay đổi có giảm nhiều ngày hay không?

Cách can thiệp trẻ ngủ không sâu giấc

  • Trước hết cần tôn trọng giấc ngủ sinh lý của trẻ, như đã phân tích ở trên, đối với trẻ sơ sinh, một giấc ngủ chất lượng sẽ kéo dài ít nhất 45 phút đến 1 tiếng hãy cân bằng thời gian ngủ ngày và đêm, Chỉ nên cho bé ngủ ngày vừa phải và dành thời gian còn lại vào ban đêm! Bên cạnh đó, là người trực tiếp chăm sóc bé nên ba mẹ sẽ hiểu đâu là những dấu hiệu buồn ngủ của bé như dụi mắt, mí mắt sụp, lờ đờ, cáu, gắt ngủ…, lúc đó bố mẹ hãy dỗ giấc cho bé tránh để quá thời gian đó sẽ làm qua cơn ngủ của trẻ
  • Những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, phòng ngủ quá kín, không được thoáng khí, quá nóng hoặc bật điều hòa quá lạnh sẽ dễ dàng kích thích hệ thần kinh còn non yếu của trẻ, do đó ba mẹ nên điều chỉnh lại các yếu tố này như: để trẻ ngủ hoàn toàn trong bóng tối, tắt các thiết bị chiếu sáng, gây tiếng ồn như ti vi, máy tính, điện thoại, mở cửa sổ để phòng ngủ được thoáng khí.
  • Khi trẻ thiếu hụt vi chất như canxi, kẽm, magie, vitamin D, hậu quả không chỉ là còi xương, ăn kém mà còn dẫn đến sự kém họat động của hệ thần kinh trung ương và giấc ngủ, khiến cho trẻ trằn trọc, quấy khóc khi ngủ, do đó, mẹ có thể bổ sung thêm canxi, magie, D3, K2, kẽm… việc bổ sung cần dựa trên chế độ ăn của trẻ và các triệu chứng bé như: chậm mọc răng, biếng ăn, rụng tóc, ngủ hay nghiến răng, đổ mồ hôi… để bổ sung phù hợp ngoài ra tránh lạm dụng các vi chất không cần thiết có thể gây tác dụng cho trẻ.
  • Khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,,, sẽ làm bít tắc đường thở, khiến bé thở khò khè, do sự trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài bị kém đi, ngoài ra một số trẻ bắt đầu mọc răng, hoặc trẻ mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, điều này cũng làm bé khó chịu và quấy khóc, bố mẹ cần quan sát kỹ các triệu chứng của trẻ để có can thiệp đúng đắn và kịp thời
  • Ngoài ra trẻ còn có thể mất ngủ một phần là đến từ cách chăm sóc của ba mẹ chưa hợp lý, khoa học như: cho bé ngủ không đúng giờ vào ban ngày hoặc ban đêm nên hài hòa ban ngày chỉ ngủ vừa đủ, ban đêm nên ngủ đúng giờ, cho bé ăn quá hoặc quá no ba mẹ chèn quá nhiều chăn gối, gấu bông xung quanh, khiến trẻ không thoải mái, cũng sẽ dễ thức giấc giữa chừng.
  • Đảm bảo quần áo khô ráo, thoáng mát cho bé trong lúc ngủ, vì vậy khi bỉm tã của trẻ bị ướt ba mẹ nên thay mới cho bé mà không làm đánh thức bé để bé không cảm thấy khó chịu, bí bách.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng cho trẻ em

Chuyên gia dinh dưỡng giúp cải thiện vi chất hỗ trợ mất ngủ
Chuyên gia dinh dưỡng giúp cải thiện vi chất hỗ trợ mất ngủ

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition