Người bệnh đái tháo đường nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đắn đo khi lựa chọn thực phẩm. Một chế ăn lành mạnh, hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho điều trị cũng như làm chậm tiến triển xấu của người bệnh đái tháo đường. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường qua bài viết sau đây.
Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là gì?
Đái tháo đường là bệnh mãn tính do lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường liên quan đến hormon insulin của tuyến tụy. Đái tháo đường nếu không điều trị sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau như tim mạch, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có 2 loại chính:
- Đái tháo đường type 1.
- Đái tháo đường type 2.

Xem thêm: BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng điều trị bệnh đái tháo đường, giúp điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động với từng cá nhân.
Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Kiểm soát đường huyết sau ăn không bị tăng quá cao.
- Tránh các biến chứng lên các cơ quan khác.
- Với những bệnh nhân đang dùng thuốc sẽ tránh được nguy cơ hạ đường huyết.
- Kiểm soát cân nặng ở mức tốt nhất.
- Đảm bảo đủ năng lượng để duy trì hoạt động thể lực hàng ngày.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong đái tháo đường
Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn uống cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, đặc biệt tuân theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Nhờ đó giúp tránh đường huyết tăng, phòng ngừa các biến chứng.
- Nên ăn điều độ, đúng giờ.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ, trái cây ít ngọt.
- Nên chia nhỏ bữa ăn, bổ sung thêm bữa phụ.
- Không nên thay đổi quá nhanh khối lượng thực phẩm giữa các bữa ăn.
- Uống nhiều nước, cung cấp đủ nước 40ml/kg cân nặng/ngày.
Bệnh đái tháo đường nên ăn gì?
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt bệnh nhân type 2, lựa chọn thức ăn hợp lý là điều cần thiết. Theo đó, những thực phẩm trong chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường được chia thành các nhóm sau:
Chất bột đường
Trong các bữa ăn, nếu lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ khiến đường máu tăng đột ngột.
Những thực phẩm nhóm chất đường bột nên ăn: Lựa chọn thực phẩm chuyển hóa chậm, chưa qua chế biến nhiều như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Nếu người bệnh ăn các loại củ nhiều tinh bột như khoai lang, khoai mì,..nên hạn chế hoặc cắt lượng cơm ăn vào hàng ngày.
Những thực phẩm hạn chế:
- Gạo trắng, bánh mì, miến, các loại củ nướng sẽ làm chỉ số đường huyết tăng sau ăn,..
- Trái cây sấy khô, các loại mứt, bánh kẹo ngọt, siro, nước ngọt có ga…cần hạn chế tối đa

Chất đạm
Với chất đạm, người bệnh đái tháo đường không cần quá kiêng khem, tuy nhiên nên chọn các loại chất đạm cơ thể dễ hấp thu, chứa ít lượng chất béo bão hòa.
- Các thực phẩm giàu chất đạm nên chọn là: cá, các loại đậu, nấm, trứng, sữa, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc,…
- Hạn chế đạm có nguồn gốc từ thịt đỏ như thịt heo, bò, trâu,…

Chất béo
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin A, D, E, K và là chất đóng vai trò trong tổng hợp các hormone nội tiết.
Người bệnh đái tháo đường nên chọn các thực phẩm là chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, mỡ cá, dầu ô liu[A6] , hoặc các loại chất béo từ các loại hạt như hạnh nhân, óc chó,…
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên hạn chế vì không tốt cho người bệnh, làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường như chất béo có trong thức ăn nhanh, thịt đỏ, mỡ động vật, bơ, phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, da của gia cầm, dầu dừa,..

Rau xanh và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất. Chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường có nhiều rau và trái cây sẽ giúp hạn chế tăng đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
Người đái tháo đường có thể ăn nhiều rau trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết do rau chứa nhiều chất xơ và ít tinh bột nên không gây tăng đường huyết như một số loại tinh bột tinh chế.
Với trái cây, người bệnh nên lựa chọn các loại quả ít ngọt như cam, quýt, bưởi, sơ ri, thanh long, dưa gang, bơ, ổi, táo… Các loại trái cây nhiều đường cần hạn chế như nhãn, vải, mít, sầu riêng, dưa hấu, … nên ăn với lượng rất ít và không ăn thường xuyên.
Không nên dùng nước ép trái cây, vì khi mất lượng chất xơ trong trái cây sẽ làm đường huyết có thể tăng cao khi uống nước ép này.

Sữa và sản phẩm từ sữa
Nên lựa chọn loại sữa không đường, hay các loại sữa được sản xuất đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường. Hiện nay, có rất nhiều loại sữa dành cho người bệnh đái tháo đường được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau: sữa bò, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành…
Ăn thêm sữa chua không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.

Kết luận
Trên đây là vài gợi ý về lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Việc lựa chọn thực phẩm tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ cải thiện, hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho họ. H&H Nutrition khuyên người bệnh cần kết hợp chế độ tập luyện thể thao để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.
Xem thêm:
- Top 3+ sữa cho người ung thư bị tiểu đường hỗ trợ điều trị được chuyên gia khuyên dùng
- TOP 5+ SỮA DÀNH CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT
- Đái Tháo Đường Thai Kỳ Và 5+ Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DINH DƯỠNGĐịa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 1, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433
Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng