Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì? luôn là thắc mắc của bệnh nhân và người chăm sóc người bệnh! Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu nhé!

Bệnh nhân nên ưu tiên một số thực phẩm lành mạnh và hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết quá nhiều. Một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và đạm lành mạnh có thể mang lại những lợi ích đáng kể.

Cả đường và tinh bột đều làm tăng đường huyết nhưng nếu sử dụng với một lượng thích hợp thì sẽ giúp người bệnh có một bữa ăn cân bằng. Số lượng và loại carbohydrat của mỗi người dựa vào nhiều yếu tố khác như mức độ hoạt động, thuốc (insulin…).  Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?, bổ sung và hạn chế những thực phẩm nào để có một chế độ ăn cân bằng, kiểm soát đường huyết.

Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra những giải đáp, lời khuyên cụ thể cho câu hỏi người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?. Tuy nhiên, mọi người có thể theo hướng dẫn của MyPlate của bộ nông nghiệp Mỹ.

Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì (ADA), đối với bệnh nhân tiểu đường, chìa khóa cho một chế độ ăn uống lành mạnh là:

  • Các loại trái cây và rau củ quả.
  • Ăn thịt nạc.
  • Chọn thực phẩm ít đường hơn.
  • Tránh chất béo chuyển hóa.
  • Giảm thực phẩm chế biến sẵn, nhất là thức ăn nhanh.
Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?
Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

Người đái tháo đường nên ăn gì?

Các loại rau xanh

Các loại rau xanh chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng có tác động tốt đến lượng đường huyết. Rau xanh là nguồn cung cấp canxi, kali và vitamin A, protein và chất xơ lớn. Các nhà nghiên cứu cho rằng ăn rau xanh rất tốt cho người tiểu đường do có nhiều chất chống oxy hóa.
Các loại rau xanh gồm:

  • Rau cải.
  • Rau muống.
  • Rau mồng tơi.
  • Rau bina, rau cải xoăn.
  • Rau dền.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy uống 300ml nước ép cải xoăn mỗi ngày trong 6 tuần giúp ổn định đường huyết và cải thiện huyết áp.

Mọi người có thể ăn rau trong món salad, nấu canh, xào, súp,… Kết hợp với nguồn đạm lành mạnh như thịt gà hoặc đậu khuôn.

Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng hơn ngũ cốc đã qua tinh chế.  Một chế độ ăn giàu chất xơ quan trọng với bệnh nhân tiểu đường vì làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết. Lúa mì và ngũ cốc nguyên cám có chỉ số đường huyết thấp hơn bánh mì trắng và gạo trắng do vậy  ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn.

Ví dụ ngũ cốc nguyên cám:

  • Gạo lứt.
  • Bún gạo lứt
  • Bánh mì nguyên cám.
  • Yến mạch.
  • Quinoa.
  • Hạt kê…

Hãy thử thay thế những loại trên cho bánh mì trắng, gạo trắng trong bữa ăn nhé!

Các loại cá béo

Cá béo là thực phẩm lành mạnh cho bất kì chế độ ăn nào vì chứa omega-3 quan trọng là DHA và EPA. Một người cần một lượng chất béo lành mạnh nhất định để duy trì hoạt động, tăng cường sức khỏe tim mạch và não bộ. ADA khuyến nghị một chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa giúp cải thiện đường huyết và lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Một số loại cá có nhiều chất béo không bão hòa:

  • Cá hồi.
  • Cá thu.
  • Cá basa.
  • Cá trích.
  • Các loại rong biển như tảo bẹ, tảo xoắn cũng nhiều chất béo không bão hòa, có thể thay thế cá.

Thay vì chiên cá với nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, mọi người có thể chế biến lành mạnh hơn bằng cách áp chảo, nấu lẩu, và ăn cùng các loại rau.

Đậu

Các loại đậu là thực phẩm tốt cho người đái tháo đường vì cung cấp nguồn đạm thực vật, nhiều chất xơ và làm giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Đậu có chỉ số đường huyết thấp, ổn định đường huyết tốt hơn những thực phẩm giàu tinh bột khác. Ngoài ra, ăn đậu giúp giảm cân, điều chỉnh huyết áp và mức cholesterol.

Các loại đậu này gồm:

  • Đậu nành.
  • Đậu xanh.
  • Đậu đen.
  • Đậu đỏ.
  • Đậu lăng.
  • Đậu thận.
  • Đậu gà.

Chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kali, magie, sắt,… và được chế biến với nhiều cách khác nhau: hầm với cơm, nấu chung với rau hoặc thịt,… Nếu sử dụng những loại đậu đóng hộp,chú ý chọn loại không thêm muối, hoặc rửa sạch và để ráo trước khi dùng.

Quả óc chó

Giống như cá, các loại hạt bổ sung chất béo tốt là omega 3 dạng ALA, tốt cho tim mạch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim hay đột quỵ ở người bệnh tiểu đường. Quả óc chó còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, vitamin B6, magie và sắt.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy ăn quả óc chó làm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn. Mọi người có thể thêm hạt óc chó vào bữa ăn sáng hay bữa phụ buổi chiều.

Trái cây có múi

Trái cây có múi như cam, chanh, bưởi… có có nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, folate, kali, chất chống oxy hóa,… có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Người đái tháo đường nên ăn gì?
Người đái tháo đường nên ăn gì?

Các loại quả mọng

Quả mọng nước như việt quất, mâm xôi, dâu tây đều nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin C, vitamin K, kali,… Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa stress chuyển hóa liên quan đến bệnh tim và bệnh ung thư.

Nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có stress chuyển hóa do mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do. Mọi người có thể thêm các loại quả này vào bữa sáng, bữa phụ hoặc xay sinh tố,…

Khoai lang

Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn khoai tây nên sẽ là lựa chọn thay thế cơm và các loại ngũ cốc, thích hợp cho người đái tháo đường. Khoai lang cũng giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali,… Nên luộc, hấp khoai lang và ăn kèm với đạm và rau trong bữa ăn nhé!

Sữa chua

Probiotic là vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, giúp cải thiện đường ruột và sức khỏe tổng thể nói chung. Nghiên cứu 2011 cho thấy ăn sữa chua có probiotic giúp giảm cholesterol ở người đái tháo đường, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nghiên cứu 2014 cho thấy chúng làm giảm viêm, giảm stress chuyển hóa và tăng nhạy cảm insulin. Nên chọn sữa chua không đường có vi khuẩn sống Lactobacillus hay Bifidobacterium. Khi ăn, có thể thêm các loại quả mọng hay các loại hạt để có một bữa ăn lành mạnh.

Hạt chia

Hạt chia thường được gọi là siêu thực phẩm vì hàm lượng chất chống oxy hóa, omega-3 cao, giàu chất xơ và protein. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những người thừa cân và đái tháo đường type 2 đã giảm cân nhiều hơn khi đưa hạt chia vào khẩu phần ăn. Mọi người có thể rắc hạt chia lên trên bữa sáng với sữa chua/sinh tố hoặc salad, hoặc ngâm nước và làm đông lại thành món pudding tráng miệng.

Chế độ tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Theo ADA, không có một chế độ ăn kiêng đơn lẻ nào có thể mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít carbohydrate có thể hữu ích, có thể thực hiện với sự hướng dẫn của bác sĩ. Chế độ này giảm cảm giác thèm ăn, giảm đường máu và tăng cường năng lượng, giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Chế độ lowcarb cũng có nhiều biến thể gồm:

  • Chế độ ăn keto: cho phép tối đa 30g carbohydrate mỗi ngày. Nó có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng. Tuy nhiên, cắt giảm carbohydrate quá mức cũng có thể dẫn đến nhiều hệ quả. Cần được tư vấn và theo dõi của bác sĩ.
  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: ăn ít thịt đỏ, ăn nhiều chất béo lành mạnh và rau quả. Chế độ này giúp duy trì đường huyết ổn định.
  • Chế độ ăn thời kì đồ đá: tập trung vào thực phẩm chưa qua chế biến tương tự như cách con người đã ăn uống cách đây hàng nghìn năm. Chế độ này khá khó khăn để duy trì nhưng nghiên cứu cho thấy có hiệu quả giảm cân và ổn định đường huyết.
  • Chế độ ăn chay hoặc thuần chay: Nghiên cứu năm 2017 cho thấy chế độ ăn chay hỗ trợ giảm cân, từ đó cải thiện tình trạng bệnh. Chế độ ăn chay giảm chất béo cũng giúp giảm cholesterol máu.

Xem thêm:

Thực phẩm nên tránh

Một điều cần thiết trong kiểm soát chế độ ăn của người đái tháo đường là cân bằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và thấp. Khi chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nên ăn với lượng ít và kết hợp với đạm, chất xơ cùng chất béo lành mạnh để kiểm soát đường huyết và cảm giác no lâu hơn.

Thực phẩm GI cao cần hạn chế gồm:

  • Bánh mì trắng.
  • Gạo trắng.
  • Bún, phở từ gạo trắng.
  • Bí ngô.
  • Bắp rang bơ.
  • Dưa hấu.
  • Dứa…

Ngoài ra, người đái tháo đường cần cân bằng và giới hạn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu Carbohydrate: Cần có lượng ăn phù hợp, kết hợp với protein và chất béo lành mạnh.
  • Trái cây có chỉ số đường huyết cao: Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Nhưng một số loại như dưa hấu, dứa…có chỉ số đường huyết cao, làm tăng đường huyết nhanh hơn sau khi ăn nên cần hạn chế.
  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Những thực phẩm chứa chất béo xấu này gồm: đồ chiên xào, khoai tây chiên, da, nội tạng, bơ, mỡ động vật, thức ăn nhanh… Chúng khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
  • Đường tinh luyện: Người tiểu đường nên tránh đường tinh luyện như bánh ngọt, mứt, kẹo, nước giải khát đóng chai, trái cây khô,… Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị tiêu thụ không quá 24 g (hoặc 6 muỗng cà phê) đường bổ sung mỗi ngày đối với phụ nữ và 36 g, (hoặc 9 muỗng cà phê) đối với nam giới. Điều này không bao gồm đường tự nhiên từ thực phẩm như trái cây hoặc sữa nguyên chất.
  • Đồ uống có đường: Đồ uống có đường chứa khoảng 10% đường. Ví dụ như nước ép đóng chai, nước ngọt, nước tăng lực,… làm khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân.
Người đái tháo đường cần cân bằng và hạn chế những thực phẩm nào?
Người đái tháo đường cần cân bằng và hạn chế những thực phẩm nào?
  • Thức ăn mặn: Thực phẩm nhiều muối làm tăng huyết áp. ADA khuyến nghị giới hạn lượng natri ăn vào dưới 2.300 mg mỗi ngày, bất kể tình trạng bệnh tiểu đường như thế nào.
  • Rượu: Nếu uống ở mức vừa phải sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng insulin có thể tăng nguy cơ hạ đường huyết khi uống rượu. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kì CDC khuyến cáo nữ nên giới hạn tối đa 1 đơn vị rượu và nam 2 đơn vị rượu mỗi ngày.

Đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ?

Bạn nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp với tiểu đường thai kỳ để đảm bảo đủ năng lượng cho cả mẹ và bé nhưng vẫn kiểm soát đường huyết tốt. Người đái tháo đường thai kỳ nên ăn 3 bữa ăn vừa phải, và 2 – 4 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Các chất dinh dưỡng cần cân bằng và đầy đủ chất xơ, rau, trái cây, protein, chất béo lành mạnh, các loại đậu và những thực phẩm liệt kê ở trên.

Lời khuyên

Nên tìm một chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cho người đái tháo đường nên và không nên ăn gì theo chế độ phù hợp với mỗi cá nhân. Cần có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh gồm các loại thực phẩm được liệt kê ở trên để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng bằng cách:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Giảm viêm
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Tăng cường chất chống oxy hóa
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh thận

Những người mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên có sự tư vấn cụ thể của chuyên gia dinh dưỡng để lập một chế độ ăn giúp và thai nhi luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc người đái tháo đường nên và không nên ăn gì? của bạn. Bệnh nhân và người nhà có thể liên hệ ngay với H&H Nutrition để được tư vấn dinh dưỡng. Chúng tôi có những bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của mọi người. H&H Nutrition sẽ luôn là bạn đồng hành với mọi người trong con đường tìm hiểu về dinh dưỡng.

Xem thêm:

Sản phẩm Dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?
BS Vi Thị Tươi

 

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Người đái tháo đường nên và không nên ăn gì?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group:

    Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    ĂN SẠCH – SỐNG KHỎE

    Nguồn tham khảo: What are the best foods for people with diabetes, and what should be avoided?

    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition