Những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng điển hình

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng – kiến thức chúng ta cần cập nhật. Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ, vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Vậy ung thư buồng trứng ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng ra sao? Thân mời bạn đọc cùng H&H Nutrition tìm hiểu.

Ung thư buồng trứng là gì?

nhung-dau-hieu-cua-benh-ung-thu-buong-trung-1
Ung thư buồng trứng là tình trạng một buồng trứng hoặc cả hai buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường

Ung thư buồng trứng là tình trạng một buồng trứng hoặc cả hai buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường, phát triển thành những khối u ác tính xâm lấn, tấn công phá hủy các mô và cơ quan bộ phận trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn các khối u này có thể di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, gây ung thư tại các cơ quan đó.

Những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng

Bệnh nhân thường nhầm lẫn ung thư buồng trứng với các bệnh lý khác do giai đoạn đầu những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng thường biểu hiện không rõ ràng. Bên cạnh đó, một số chị em phụ nữ thường coi nhẹ các biểu hiện bất thường của cơ thể, dẫn đến khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn. Vì thế chị em cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.

Dưới đây là những biểu hiện ung thư buồng trứng mà chị em cần lưu ý:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.
  • Biếng ăn trong một khoảng thời gian dài, luôn cảm thấy no trong khi chỉ ăn rất ít.
  • Bụng bị đầy hơi, kéo dài khoảng vài tuần kèm theo triệu chứng sưng bụng.
  • Đau buốt khi tiểu tiện hoặc thay đổi thói quen đi tiểu.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mỏi mệt.
  • Sút cân đột ngột khi không thay đổi chế độ dinh dưỡng hay tập luyện để giảm cân.
  • m đạo chảy máu bất thường và đau đớn.
  • Đau, khó chịu khi quan hệ vợ chồng.
  • Đau vùng chậu và đau lưng không rõ nguyên do.
  • Máu chảy nhỏ giọt giữa các chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng

nhung-dau-hieu-cua-benh-ung-thu-buong-trung-3
Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng

Khi biết về những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng, chúng ta cùng tìm hiểu về các nguyên nhân của căn bệnh này. Những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng như sau:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có mẹ, chị/ em gái mắc bệnh ung thư buồng trứng, bệnh ung thư vú, mang gen đột biến BRCA1, BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng sẽ cao hơn.
  • Về tuổi tác: ung thư buồng trứng thường gặp ở nhiều độ tuổi. Căn bệnh này đang có xu hướng dần trẻ hóa. Tuy nhiên phổ biến hơn cả là phụ nữ ngoài 40 – 50 tuổi (thời kỳ tiền mãn kinh).
  • Phụ nữ có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
  • Phái nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn so với người bình thường. Bởi lượng mỡ thừa trong cơ thể sinh ra các chất kích thích sự phát triển của estrogen, điều đó đã làm mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể nữ giới.
  • Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian quá ít (khoảng dưới 7 tháng) sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp khoảng 3 lần so với những bà mẹ bình thường.
  • Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn.
  • Điều trị hormon estrogen thay thế.

Các giai đoạn của bệnh ung thư buồng trứng

Theo một số nghiên cứu, tùy thuộc vào kích thước của khối u và mức độ lan rộng ra khắp cơ thể của tế bào ung thư buồng trứng mà người ta chia ra 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: ung thư hình thành ở một hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng. Ở giai đoạn này ung thư không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 2: ở giai đoạn này khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng. Ngoài ra các tế bào ung thư đã có thể xâm lấn qua các cơ quan lân cận buồng trứng trong xương chậu như tử cung, vòi trứng…
  • Giai đoạn 3: giai đoạn này ung thư đã xâm lấn qua các cơ quan khác trong ổ bụng như niêm mạc của bụng, buồng trứng,… hoặc hệ thống các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Theo thống kê, có tới khoảng 51% các chị em phụ nữ phát hiện mình mắc bệnh ung thư buồng trứng khi đã bước sang giai đoạn 3 của bệnh.
  • Giai đoạn 4: khi ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn 4 thì việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém rất nhiều. Bởi lẽ lúc này khối u đã di căn tới gan và các cơ quan ngoài của ổ bụng, thậm chí đã có sự xuất hiện các tế bào ung thư trong dịch màng phổi.

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng

Sau khi tìm hiểu về những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng, nguyên nhân và các giai đoạn của bệnh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị. Khi điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

  • Phẫu thuật

Khi bị ung thư buồng trứng, phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên. Phương pháp này giúp xác định chính xác giai đoạn của bệnh ung thư. Khi phẫu thuật, các bác sỹ có thể kết hợp kiểm tra hiện trạng của khối u, buồng trứng cùng các tổn thương bên trong.

Phẫu thuật là bao gồm cắt toàn bộ tử cung, phần phụ hai bên, mạc nối lớn, loại bỏ hay phá hủy toàn bộ những khối u. Trong quá trình đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mặt dưới cơ hoành cùng toàn bộ phúc mạc. Sau đó tiến hành sinh thiết nếu có nghi ngờ bất thường. Tiếp đến là kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng để loại bỏ đi các hạch bị di căn. Sau đó sẽ thu mẫu dịch rửa ở ổ bụng để làm tế bào học.

  • Hóa trị

Sau khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, các tế bào ung thư có thể còn sót lại hoặc chúng lan ra mà chưa được loại bỏ hết. Chính vì thế phương pháp hóa trị được sử dụng nhằm tiêu diệt những phần tế bào đó.

Thường thì điều trị hóa chất được áp dụng nhằm bổ trợ cho các trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn 1 và 2: Hóa chất truyền tĩnh mạch, Hóa chất truyền ổ bụng. Điều trị hóa chất bổ trợ thường dùng vào giai đoạn 3 và 4 của ung thư: Hóa chất truyền tĩnh mạch, Kết hợp hóa chất truyền tĩnh mạch và hóa chất ổ bụng.

  • Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia phóng xạ nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cũng đã tác động đến những tế bào ung thư và tế bào bình thường, vì thế nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ đó thường phụ thuộc vào liều lượng tia phóng xạ trong quá trình xạ trị và cơ địa của bệnh nhân.

Khi điều trị bằng phương pháp xạ trị, bệnh nhân thường gặp một số tác dụng phụ như cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tiểu tiện khó khăn, da vùng bụng thay đổi… Nếu bệnh nhân xạ trị trong phúc mạc thì có thể gây ra tình trạng đau bụng và tắc ruột.

  • Liệu pháp điều trị đích

Một trong các phương pháp quan trọng là liệu pháp điều trị đích. Nó sẽ tấn công và ngăn chặn các gen hoặc protein chuyên biệt được tìm thấy trong các tế bào ung thư, hoặc tế bào có liên quan đến sự hình thành, phát triển của khối u.

Cũng như các phương pháp khác, liệu pháp điều trị đích cũng gây ra một vài tác dụng phụ. Ví dụ một số tác dụng phụ điển hình như cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, suy tim, huyết áp cao, viêm da, viêm niêm mạc, vết thương chậm lành, chảy máu … Nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân còn bị thủng thành thực quản, ruột, dạ dày… Tuy nhiên, dường như các tác dụng phụ này sẽ mất đi khi bệnh nhân ngừng điều trị.

  • Điều trị miễn dịch

Ngoài những phương pháp trên, điều trị miễn dịch là một trong những phương pháp có nhiều tiến bộ. Phương pháp này đang đe lại nhiều hiệu quả khả quan trong điều trị. Bệnh nhân được sử dụng các thuốc miễn dịch như Pembrolizumab, Atezolizumab… trong quá trình điều trị.

  • Điều trị bảo tồn khả năng sinh sản

Khi điều trị ung thư buồng trứng bằng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị; điều này có thể ảnh hưởng xấu tới cơ quan sinh sản của phụ nữ. Nó có thể làm giảm hoặc mất đi khả năng mang thai của chị em. Khi bệnh nhân có nhu cầu mang thai trong tương lai, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản.

Một số phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản.
  • Đông lạnh tế bào trứng.
  • Bảo quản mô buồng trứng.
  • Ức chế buồng trứng.
  • Đông lạnh phôi.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Để cơ thể có sức đề kháng tốt ngăn ngừa bệnh tái phát, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

  • Rau – Củ – Quả: Các loại rau củ và trái cây cung cấp một lượng lớn các chất Beta – Carotene và Vitamin C đóng vai trò chống oxy hóa, chống các bệnh nhiễm trùng và ung thư, hỗ trợ cơ thể nhanh lành.
nhung-dau-hieu-cua-benh-ung-thu-buong-trung-4
Rau – củ – quả tươi
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Tinh bột có trong cơm, bánh mì, ngũ cốc và khoai tây… sẽ cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu mà cơ thể cần.
  • Thực phẩm giàu protein: Một số loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa… sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động miễn dịch tốt.
  • Chất béo có lợi: Các chất béo có lợi trong các loại thực phẩm như bơ, dầu thực vật, các loại hạt và dầu cá sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, giúp bệnh nhân giảm cảm giác mệt mỏi, đồng thời thúc đẩy não hoạt động tích cực hơn…

Ngoài ra, bệnh nhân nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ và thiết kế thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Trên đây là những chia sẻ của H&H Nutrition xung quanh vấn đề “Những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng”. Hy vọng những thông tin thiết thực ấy ngoài việc cung cấp kiến thức nền tảng cho chị em phụ nữ thì chúng sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình chiến đấu với căn bệnh này.

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Những dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng điển hình




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.