[Giải đáp] Rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn. Bệnh biểu hiện cũng khá đa dạng làm nhiều người nhầm lẫn với những bệnh khác. Hơn nữa, cũng có không ít thắc mắc về rối loạn tiêu hóa có sốt không. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân mà rối loạn tiêu hóa có biểu hiện sốt hay không. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh này và giải đáp thắc mắc, đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt một cách bất thường của cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Khi tình trạng này xảy ra khiến cơ thể đau bụng và có những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Về bản chất, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là hậu quả của nhiều bệnh khác gây nên như: viêm đại tràng, viêm ruột, Crohn… Tình trạng này đôi khi không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu điều trị chậm trễ, không triệt để có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, ba mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Nôn trớ

Nôn là hiện tượng mà phản ứng đẩy thức ăn từ dạ dày qua miệng nhờ tác động gắng sức của cơ thể tạo ra. Trớ là hiện tượng thường xảy ra khi ăn no, bột, sữa bị trào ra khỏi miệng khi trẻ rướn người hay thay đổi tư thế đột ngột. Hầu hết các trẻ nhỏ đều gặp phải tình trạng nôn trớ này trong những tháng đầu đời, dưới 1 tuổi. Bởi thực quản lúc này của trẻ còn ngắn, phần dưới nở rộng, lớp cơ còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường.

Nếu như trẻ bị nôn trớ 1 lần trong ngày hay vì ăn quá no mà nôn thì không sao vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuyên xảy ra, và sau 1 tuổi vẫn thường gặp thì có thể là rối loạn tiêu hóa hay đường tiêu hóa đang có vấn đề các mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng mà trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là dấu hiệu phản ứng nhiều bệnh, có thể là nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Hay trẻ ăn, uống phải đồ ăn, đồ uống ôi thiu, kém chất lượng,…

Đồng thời, tiêu chảy cũng là biểu hiện phản ánh trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu để tình trạng này càng kéo dài thì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ: mệt mỏi, mất nước, ăn không ngon, mất điện giải, hay thậm chí đe dọa tính mạng khi mà bù nước, bù khoáng không kịp.

Rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Táo bón

Táo bón cũng là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đây là tình trạng trẻ không thường xuyên đi đại tiện, phải 2-3 ngày mới đi một lần.

Phân đi là phân khô rắn, cứng, to, đóng khuôn,… Kèm với đó là triệu chứng đau bụng, và bé rất khó đi đại tiện, có thể lúc đi sẽ bị đau, muốn đi nhưng không được. Nếu không khắc phục táo bón sẽ khiến trẻ bị biếng ăn, sợ ăn, đau bụng, chậm lớn.

Chướng bụng, đầy hơi

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi. Lúc này, bụng trẻ thường xuyên căng to và bé ợ hơi liên tục. Ợ hơi làm trẻ thường xuyên đánh hơi và đôi khi hôi miệng. Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hóa này còn khiến trẻ kém ăn, lười ăn do tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém.

Đi ngoài phân nát

Đây là một triệu chứng rất điển hình khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt, dẫn đến đi ngoài phân nát.

Đi ngoài phân sống

Khi sức khỏe hệ tiêu hóa suy giảm, thì rất dễ mất cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn, cụ thể là hại khuẩn tăng cao khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và đào thải cặn bã bị rối loạn. Kết quả là khiến trẻ đi ngoài phân sống do thức ăn không được tiêu hóa tốt.

Biểu hiện đi phân sống dễ nhận biết, quan sát phân với đặc điểm là phân lỏng, có chất nhầy. Một số trường hợp phân có lẫn máu thì nên đưa bé đi khám ngay.

Đau bụng

Rối loạn tiêu hóa xảy ra khiến bé bị đau bụng. Trẻ lớn có thể nói với người lớn khi đau còn với những trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên theo dõi và quan sát biểu hiện khi trẻ đau bụng: quấy khóc nhiều, chướng bụng, mặt đỏ, chân co lên bụng, tay nắm chặt,…

Chậm tăng cân

Chậm tăng cân cũng là một biểu hiện cho biết trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa không khỏe thì khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng giảm. Điều này làm cơ thể trẻ không đáp ứng đủ nguồn dưỡng chất cần thiết dẫn đến trẻ chậm lớn, chậm phát triển.

Rối loạn tiêu hóa có sốt không?

Rối loạn tiêu hóa có sốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cho thấy hệ tiêu hóa có vấn đề thường biểu hiện các triệu chứng như đã đề cập phần trên, ít gặp triệu chứng sốt.

Hơn nữa, rối loạn tiêu hóa có sốt không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt làm người bệnh càng thêm mệt mỏi, cộng với việc mất nước do đi ngoài phân lỏng sẽ khiến cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, gầy yếu, nhất là với trẻ em.

Rối loạn tiêu hoá có sốt không?
Rối loạn tiêu hoá có sốt không?

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt

Như đã biết, rối loạn tiêu hóa có sốt không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Rối loạn tiêu hóa không kèm sốt: nguyên nhân gây bệnh không phải do nhiễm trùng mà có thể là do chế độ ăn uống không khoa học, phù hợp, khẩu phần không hợp lý, thói quen ăn quá no, quá nhanh, ăn uống bất thường, stress,…
  • Rối loạn tiêu hóa kèm sốt: nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc từ thức ăn, hay ăn phải thức ăn ôi thiu, hết hạn,… Khi đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thì các tác nhân này sẽ sinh ra chất gây sốt ngoại sinh như độc tốt từ vi khuẩn, khiến cơ thể tiết ra các chất gây sốt nội sinh để chống lại, miễn dịch bảo vệ cơ thể, gây ra sốt.

Ngoài ra, nguyên nhân rối loạn tiêu hóa kèm sốt còn do:

  • Sức đề kháng yếu: miễn dịch và sức đề kháng yếu không đủ sức bảo vệ cơ thể trẻ chính là cơ hội để vi khuẩn, virus, tác nhân gây hại tấn công gây nên nhiều bệnh, trong đó có cả rối loạn tiêu hóa kèm sốt.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh điều trị bệnh nhưng nếu lạm dụng sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn, làm mất cân bằng vi sinh đường ruột.
  • Biến chứng từ bệnh khác: Nếu trẻ bị ốm do viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản thì thường bị tiết nhiều đờm. Đối với người lớn có thể khạc nhổ còn trẻ em thì chưa biết nên thường nuốt vào, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột. Từ đó, gây rối loạn tiêu hóa kèm sốt.

Nên làm gì khi rối loạn tiêu hóa kèm sốt?

Khi thấy rối loạn tiêu hóa kèm sốt thì nên làm số điều sau:

  • Đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám xác định nguyên nhân, bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp
  • Bù nước, chất điện giải: khi cơ thể đang mất nước, mệt mỏi thì nhanh chóng bù nước, điện giải là việc cần thiết. Bổ sung nước cho bệnh nhân bằng nước sôi để nguội, nước hoa quả, dung dịch oresol. Tuy nhiên, oresol phải sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Truyền dịch: nếu mất nước nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch vào tĩnh mạch. Lưu ý: không được tự ý truyền dịch tại nhà mà phải tại bệnh viện hay cơ sở y tế
  • Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ, không được tự mua thuốc hay tùy tiện cho uống thuốc bởi có thể làm tình trạng thêm nặng.
  • Áp dụng các cách hạ sốt: khăn ấm chườm trán, lau phần cổ, hố nách, vùng bẹn cho bệnh nhân để hạ nhiệt. Để nhiệt được thoát tốt và bệnh nhân dễ chịu, nên cho mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi và cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột
  • Chế biến đồ ăn, thức uống cho bệnh nhân phải là nguồn nguyên liệu chất lượng, được rửa sạch và vệ sinh tay sạch sẽ. Đồng thời, nấu chín, chế biến kỹ.

Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng mọi người nắm được kiến thức cũng như giải đáp được rối loạn tiêu hóa có sốt không. Từ đó, có kinh nghiệm phòng và chăm sóc người bệnh tốt nhất. H&H Nutrition là địa chỉ cung cấp các giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho mọi đối tượng bằng cách tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học và hiệu quả.

Xem thêm: Điểm danh các loại sữa cho người rối loạn tiêu hoá tốt nhất hiện nay

BS - Nguyễn Thị Kim Hải - Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Kim Hải – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    [Giải đáp] Rối loạn tiêu hóa có sốt không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition