Bệnh nhân sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì, uống gì?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì? Hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc u tuyến giáp khá cao. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị u tuyến giáp chính để nhanh loại bỏ u triệt để. Tuy nhiên, sau khi mổ thì bệnh nhân suy giảm sức khỏe, sức lực, do đó rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, cũng phải đảm bảo vết thương nhanh lành mà không hề gây đau nhức hay ảnh hưởng. Vậy sau khi mổ u tuyến giáp nên ăn gì, cùng H&H Nutrition theo dõi qua bài viết sau đây nhé!

Các loại thực phẩm nên liền ngay sau mổ u tuyến giáp

Tuyến giáp có vị trí ở vùng cổ của cơ thể, đảm nhiệm chức năng chính tạo ra các hormone để kiểm soát sự trao đổi chất. Đối với các u tuyến giáp lành tính, phương pháp điều trị thường được chỉ định nhất chính là phẫu thuật để loại bỏ triệt để khối u.

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn. Do đó, sau khi kết thúc phẫu thuật cũng là lúc thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ không chỉ thấy đói mà còn cảm thấy mệt mỏi, mất sức lực, đặc biệt là đau vùng cổ. Thế nên, để hồi phục năng lượng sau mổ, bác sĩ chỉ định người bệnh nên có chế độ ăn toàn chất lỏng như súp, cháo loãng, nước ép hoa quả,…

Sau vài ngày bác sĩ có thể sẽ cho phép bệnh nhân ăn một vài món ăn nhẹ nhưng vẫn phải dễ nhai và dễ nuốt. Một số món ăn vừa giàu dinh dưỡng, vừa dễ nuốt mà không gây đau, viêm họng sau phẫu thuật u tuyến giáp: khoai tây nghiền, các loại súp, các loại sinh tố, sữa chua, phô mai, bột yến mạch, trứng chín, các loại cháu, các loại rau mềm hay được xay, các loại nghiền,…

Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì?
Bệnh lý tuyến giáp

Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì để hồi phục sức khỏe?

Thời điểm sau khi xuất viện về nhà và được phép ăn uống bình thường, người bệnh cần bổ sung những chất sau để chóng phục hồi cơ thể. Cụ thể là 4 nhóm dưỡng chất đều phải đầy đủ, bao gồm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, cần ưu tiên bổ sung những chất sau:

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một trong những dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân sau mổ. Vì vitamin C giúp vết thương nhanh lành, hạn chế để lại sẹo. Đồng thời, còn giúp tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng rất tốt.

Một số thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên: dâu tây, việt quất, kiwi, cà chua, ớt chuông, cam, quýt, bưởi, súp lơ,…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là khoáng chất vi lượng giữ vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, củng cố và duy trì hàng rào miễn dịch vững chắc cho người bệnh. Từ đó, chống nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.

Một số thực phẩm giàu kẽm: thịt heo, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu, hạt, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…

Doppelherz Zincodin giá bao nhiêu
Một số thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa

Bên cạnh vitamin C và kẽm thì các loại vitamin và khoáng chất khác cũng vô cùng do đó, cần phải bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi các vitamin và khoáng chất cũng góp phần thúc đẩy quá trình lành thương, giảm sợ và tăng cường miễn dịch.

Một số thực phẩm giàu Vitamin và chất chống oxy hoá có thể bổ sung vào chế độ ăn cho bệnh nhân tuyến giáp sau phẫu thuật: chocolate đen, hạt hồ đào, việt quất, dâu tây, nấm, rau củ quả, hạnh nhân, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm,…

Các loại thực phẩm protein và omega 3

Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh sau điều trị u tuyến giáp, bổ sung protein là điểm quan trọng nhất bởi protein đóng vai trò chính trong quá trình lành vết thương và cung cấp năng lượng.  Đối với omega 3 là chất béo tốt giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ lành vết thương.

Một số thực phẩm giàu đạm và omega 3: các loại cá béo: cá hồi, cá thu,.., các loại hạt chứa dầu: hạt lanh, hạt chia, óc chó, hạnh nhân, hướng dương,…

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp sau phẫu thuật phải lành mạnh, không chỉ chú ý đến vấn đề đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải quan tâm đến các thực phẩm nên cũng như không nên. Bởi bổ sung các thực phẩm không nên có thể sẽ gây ảnh hưởng vết mổ và sức khỏe của người bệnh.

Các loại thực phẩm nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tuyến giáp

  1. Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: khoai lang, đu đủ, chuối, xoài, các loại rau, sữa chua lên men tự nhiên,… không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn không ảnh hưởng đến tiêu hóa hay cản trở khó nuốt.
  2. Các loại thực phẩm giàu vitamin C
  3. Các loại thực phẩm giàu kẽm
  4. Các loại thực phẩm giàu protein và chất béo tốt omega 3
  5. Ngũ cốc nguyên cám: thường giàu magie, kẽm, vitamin E và B giúp hoạt động tuyến giáp được cải thiện tốt hơn.
  6. Các loại hoa quả, rau màu xanh đậm
  7. Sữa và các sản phẩm từ sữa: lựa chọn loại sữa phù hợp, chuyên biệt dành cho bệnh nhân tuyến giáp. Tránh chọn các loại sữa chứa nhiều đường, chất ngọt, chất béo vì không chỉ ảnh hưởng hoạt động tuyến giáp mà còn cản trở hoạt động tiêu hóa.
  8. Uống nước nhiều, lượng vừa đủ: bệnh nhân tuyến giáp cần bổ sung nhiều nước để lọc thải cho cơ thể tránh bị nóng trong, táo bón. Người bệnh cần bổ sung ít nhất 1,5 -2 lít trong ngày. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép hay sinh tố từ hoa quả tươi.
Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì?
Ăn gì sau mổ tuyến giáp?

Các loại thực phẩm không nên bổ sung cho bệnh nhân tuyến giáp

Để tránh ảnh hưởng sức khỏe và vết thương, người bệnh sau phẫu thuật cần kiêng và hạn chế các thực phẩm sau:

Các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… có thể bị người bị khó tiêu, đồng thời, còn làm giảm tốc độ lành thương, hồi phục sức khỏe, cản trở hoạt động sự sản sinh hormone của tuyến giáp.

Đồ ăn cứng, khó tiêu, khô

Cơm rang, mía, hạt cứng, thịt khô, cá khô,… có thể khiến người bệnh khó tiêu, gây khó nuốt và đau cổ. Thậm chí ảnh hưởng đến vết thương mổ của người bệnh.

Đậu nành và các loại rau họ cải:

Đậu cove, đậu đũa, bắp cải, cải ngọt, cải đắng,… còn đang nhiều tranh cãi, nên hạn chế ăn thực phẩm này với lượng vừa phải và nấu chín kĩ.

Nội tạng động vật:

Gan heo, bò, óc heo,…có chứa nhiều Axit Lipoic có thể cản trở hoạt động của thuốc điều trị cũng như hoạt động của tuyến giáp.

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ:

Luôn có lượng calo cao cùng nhiều dầu mỡ không chỉ gây khó tiêu mà còn khiến việc kiểm soát cân nặng khó khăn.

Hạn chế thức ăn cay, nóng

Có thể khiến cổ họng đau rát, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng vết thương.

Các thực phẩm chứa nhiều iot

Muối; các loại hải sản biển, lòng đỏ trứng,… tuy nhiên, không phải cắt hoàn toàn mà người bệnh cần có chế độ phù hợp với cơ thể vì iot cũng cần thiết để duy trì sức khỏe.

Thực đơn 7 ngày sau mổ u tuyến giáp

Đối với người sau phẫu thuật tuyến giáp, chế độ ăn cần đầy đủ nhóm chất và đa dạng thực phẩm. Bên cạnh đó, nếu cần chuẩn bị cho xạ trị I-ốt 131 thì phải hạn chế thực phẩm chứa nhiều I-ốt trong thực đơn.

Dưới đây là thực đơn mẫu, phù hợp cho người 45-50kg, mức năng lượng 1500-1600kcal (P:L:G = 20:20:60)

Thời gianBữa sángBữa trưaBữa chiều
Thứ hai
  • Phở gà (80g thịt gà + 140g bánh phở)
  • 100g chuối

Bữa phụ:

  • 200ml sữa tươi tách béo
  • 1,5 bát cơm
  • Ức gà xào sả ớt chuông (80g thịt gà + 100g rau)
  • Canh rau ngót nấu thịt băm (10g thịt bằm + 100g rau)
  • Dâu tây 70g
  • 1,5 bát cơm
  • 100g cá lóc hấp cùng bầu
  • 150g canh sườn nấu bí xanh
  • 100g quả cam
Cơ cấu phần ăn
  • 1585 kcal năng lượng
  • 60g đạm
  • 280 đường bột
  • 25g béo
Thứ ba
  • Bún cá (50g cá rô phi + 140g bún + 50g rau)
  • Sữa chua không đường 100g

Bữa phụ:

  • Nho 100g
  • Sữa đậu nành 200ml
  • 1,5 bát cơm
  • Thịt lợn xào đậu cove (80g thịt + 80g đậu cô ve)
  • Canh bí đỏ 150g
  • Bưởi 80g
  • 1,5 bát cơm
  • Thịt bò xào hành tây (70g thịt bò +50g hành tây_
  • Rau củ dền 150g
Cơ cấu phần ăn
  • 1640 kcal năng lượng
  • 70g đạm
  • 295g đường bột
  • 20g chất béo
Thứ tư
  • Cháo cá hồi (50g cá hồi + 50g gạo)
  • 100g táo

Bữa phụ:

  • Việt quất tươi 150g
  • Sữa chua không đường 100g
  • 1,5 bát cơm
  • Đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua (⅔ bìa đậu phụ + 50g thịt bằm + 1 quả cà chua)
  • Canh cải xanh nấu cùng thịt lợn băm (100g rau cải + 10g thịt bằm)
  • 1,5 bát cơm
  • Cá thu sốt cà chua (70g cá + 1 quả cà chua)
  • Canh rau cải nấu cùng thịt băm (100g rau + 10g thịt bằm)
  • Súp lơ xanh luộc 100g
Cơ cấu phần ăn
  • 1663 kcal năng lượng
  • 65g đạm
  • 290g đường bột
  • 27g béo
Thứ năm
  • Miến bò (thịt bò 60g + 50g miến khô)
  • Dứa 100g

Bữa phụ:

  • Sữa hạt sen hạnh nhân 200m
  • 1,5 bát cơm
  • Cá hấp sả (100g cá + sả, hành)
  • Mướp đắng nhồi thịt (Mướp đắng 100g + 20g thịt bằm)
  • Rau khoai luộc (100g)
  • 1,5 bát cơm
  • Cá hồi áp chảo (70g cá + ½ quả cam)
  • Rau muống luộc (100g)
  • Đu đủ chín 100g
Cơ cấu phần ăn
  • 1538 kcal năng lượng
  • 50g đạm
  • 285g đường bột
  • 20g chất béo
Thứ sáu
  • 100g quả mâm xôi
  • Cháo cá (50g thịt nạc cá + 45g gạo tẻ)

Bữa phụ:

  • 100g sữa chua không đường + quả bơ 100g
  • 1,5 bát cơm
  • Thịt lợn luộc 100g
  • 100g rau củ quả hấp (cà rốt, bí đỏ, súp lơ)
  • Quả kiwi 150g
  • 1,5 bát cơm
  • Cá lóc kho nghệ (80g cá lóc + nghệ)
  • Canh rong biển nấu thịt băm (20g rong biển khô + 20g thịt bằm)
  • 100g quả nho đỏ
Cơ cấu phần ăn
  • 1598 kcal năng lượng
  • 70g đạm
  • 280g đường bột
  • 22g chất béo
Thứ bảy
  • Bún bò Huế (60g thịt bò + bún tươi 140g + hành lá, rau thơm)
  • Quả đào 100g

Bữa phụ:

  • Salad hoa quả cùng sữa chua 100g
  • 1,5g bát cơm
  • Cá hấp cùng xì dầu 100g
  • Canh bí nấu sườn ( bí 150g + sườn 100g)
  • Dưa hấu 100g
  • 1,5 bát cơm
  • Thịt viên sốt cà chua (70g thịt + 1 quả cà chua)
  • Canh cua rau đay (150g rau + 30g riêu cua)
  • Nam việt quất 100g
Cơ cấu phần ăn
  • 1612 kcal năng lượng
  • 65g đạm
  • 275g đường bột
  • 28g béo
Chủ nhật
  • Miến xào chay (60g đậu phụ chiên + miến dong 60g + rau cải 100g, rau thơm)

Bữa phụ:

  • Sữa hạt điều macca 150ml
  • 1,5 bát cơm
  • Đậu cove luộc 100g
  • Thịt lợn luộc 100g
  • Dưa lưới 100g
  • 1,5 bát cơm
  • Gỏi gà hoa chuối 150g
  • Canh bầu nấu ngao (100g bầu + 30g ngao)
  • Thanh long đỏ 100g
Cơ cấu phần ăn
  • 1635 kcal năng lượng
  • 70g đạm
  • 287g đường bột
  • 23g chất béo

Khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người sau mổ tuyến giáp cần chú ý đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung những nguồn dưỡng chất tốt giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh hồi phục.

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau mổ ung thư tuyến giáp

Chăm sóc vết mổ

Thực đơn cho người sau mổ tuyến giáp
Vết mổ ung thư tuyến giáp cần được chăm sóc cẩn thận

Chăm sóc vết mổ sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp đúng chuẩn sẽ giúp vết thương nhanh lành, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Một số lưu ý quan trọng về chăm sóc vết mổ tuyến giáp mà người bệnh nên nhớ gồm:

– Vệ sinh vết mổ: Người bệnh hãy giữ cho vùng da xung quanh vết mổ sạch sẽ bằng cách sát trùng, thay băng gạc mỗi ngày. Trong vòng 7 ngày đầu sau khi mổ cho đến thời điểm cắt chỉ, bệnh nhân nên hạn chế để vết mổ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhất là khói bụi và nước.

– Cẩn thận khi tắm: Thông thường, bác sĩ khuyên người bệnh nên tắm sau từ 3 đến 5 ngày kể từ thời điểm phẫu thuật. Tuy nhiên, khi tắm bệnh nhân cần chú ý hạn chế để nước tiếp xúc trực tiếp vào vết mổ bằng cách lấy khăn che kín vùng cổ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh quanh vết mổ.

– Làm quen với cảm giác đau: Sau khi phẫu thuật, vùng da ở cổ có thể bị bầm tím nhẹ trong vòng 7 – 10 ngày và cảm giác đau nhức có thể kéo dài đến 1 tháng sau đó. Đây là hiện tượng bình thường, người bệnh không cần lo lắng vì cơn đau sẽ dần hết.

– Theo dõi vết thương: Kiểm tra vết thương mỗi ngày để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, đau, rát, có máu chảy ra từ vết thương. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ.

– Bảo vệ vết thương: Tránh tiếp xúc với vết thương trực tiếp khi chưa khử trùng tay. Trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật, khi ho, hắt hoặc tắm vòi sen, cần hạn chế việc hướng mặt lên trời để tránh tăng căng cứng cổ và gây đau.

– Dưỡng da vùng cổ: Để chăm sóc da vùng cổ, bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp có thể sử dụng kem dưỡng chứa nhiều collagen, peptide và vitamin C để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Tuy nhiên, để tránh kích ứng, hãy chọn kem không chứa các chất kích thích như phẩm màu, hương liệu,… và chỉ bắt đầu sử dụng từ tuần thứ 5 sau mổ.

Cải thiện chế độ ăn sau mổ ung thư tuyến giáp

Sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của cơ thể. Dưới đây là 10 nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh nên tuân thủ để tối ưu hóa khả năng hồi phục và giảm nguy cơ tái phát ung thư:

– Ưu tiên đủ calo: Người bệnh nên đảm bảo tiêu thụ đủ lượng calo cần thiết, khoảng 25 – 40kcal/kg cơ thể/ngày. Trong trường hợp gặp khó khăn khi ăn do đau rát cổ họng kéo dài, người bệnh cần cố gắng duy trì tối thiểu bằng 50% khẩu phần ăn so với trước khi phẫu thuật để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

– Chia khẩu phần thành nhiều bữa: Việc chia khẩu phần ăn thành 8-10 bữa mỗi ngày giúp duy trì cảm giác no lâu, đồng thời đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định trong cả ngày, từ đó giảm thiểu tình trạng đau rát cổ họng do ăn quá nhiều trong một lần.

– Ưu tiên tinh bột phức hợp: Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, việc ưu tiên tiêu thụ từ 190 – 220g tinh bột phức hợp mỗi ngày là rất quan trọng. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau củ và trái cây tươi ít đường, cùng với tinh bột phức hợp từ các nguồn như đậu, hạt và ngũ cốc, sẽ hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ thừa cân và tiểu đường – những yếu tố có thể thúc đẩy khả năng tái phát ung thư.

– Bổ sung đủ chất xơ: Tiêu thụ đủ chất xơ, từ 25 – 38g mỗi ngày, giúp ngăn chặn tình trạng táo bón do sử dụng thuốc kháng viêm sau phẫu thuật. Rau lá, khoai, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt là những nguồn chất xơ dồi dào và hữu ích cho người bệnh ung thư tuyến giáp.

– Cung cấp đủ protein: Việc tiêu thụ từ 60 – 70g protein mỗi ngày từ thịt gia cầm không da, cá, đậu, trứng gia cầm và sữa tách béo là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình chữa lành và tái tạo tế bào sau phẫu thuật.

– Bổ sung chất béo tốt: Chất béo tốt như omega 3, 6, 9 có thể giúp hỗ trợ kháng viêm và ngăn chặn tái phát ung thư. Bệnh nhân nên bổ sung chất béo tốt (30 – 40g/ngày) từ dầu thực vật, mỡ cá, hạt, quả bơ thay vì dầu ăn công nghiệp và mỡ động vật.

– Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như canh, súp, món hầm, cháo. Lựa chọn này giúp giảm cảm giác đau rát ở cổ so với việc ăn các loại thực phẩm cứng.

– Kiểm soát i-ốt: Tùy vào phác đồ điều trị của Bác Sĩ có làm hóa trị i-ốt 131 hay không sẽ phải có chế độ kiêng khem như dùng loại muối không chứa i-ốt, tránh các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao như: đồ muối chua, đồ đóng hộp,…. Tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia trong giai đoạn này.

– Uống đủ nước: Việc duy trì việc uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp thanh lọc độc tố mà còn duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất của cơ thể, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật.

Thay đổi chế độ sinh hoạt sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Thực đơn cho người sau mổ tuyến giáp
Nên vận động nhẹ hàng sau mổ ung thư tuyến giáp

Sau ca phẫu thuật, điều quan trọng nhất là người bệnh cần điều chỉnh lối sống để hỗ trợ quá trình lành vết thương, thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể và ngăn chặn nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt của người bệnh sau mổ tuyến giáp là:

– Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, khi cơ thể cần thời gian đủ để hồi phục.

– Vận động nhẹ nhàng: Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân nên bắt đầu với những hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo ngắn trong nhà để kích thích tuần hoàn máu và giúp vết thương nhanh lành hơn.

– Tập chuyển động cổ: Sau khi tháo chỉ, bạn có thể thực hiện các bài tập chuyển động cổ nhẹ nhàng như xoay đầu sang trái, phải, nghiêng và ngửa cổ/cúi đầu,… Điều này giúp cơ thể làm quen dần với các chuyển động ở vùng cổ.

– Tập thể dục nhẹ: Khi cơ thể đã hồi phục đủ (ít nhất là sau 4 tuần), bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ, hoặc thể dục nhịp điệu để cải thiện sức khỏe tổng thể. Cần lưu ý rằng không nên thực hiện các bài tập nâng tạ hoặc vận động quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ.

Sau mổ tuyến giáp, người nhà cần chú ý chăm sóc bệnh nhân thật sự cẩn thận. Vết mổ cần được vệ sinh đúng cách, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, lâu lành. Ngoài ra, người bệnh sau mổ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập luyện phù hợp

Các loại sữa chuyên biệt cho bệnh nhân tuyến giáp sau khi mổ

Bên cạnh chế độ ăn uống hằng ngày, bệnh nhân tuyến giáp muốn cải thiện sức khỏe và nhanh chóng hồi phục thì việc bổ sung thêm sữa là vô cùng cần thiết. Nếu không chọn được loại sữa phù hợp, bệnh nhân trong mỗi lần thăm tư vấn sức khỏe nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sau đây là một số loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân tuyến giáp:

  • Sữa Oral Impact Powder: sữa cung cấp dinh dưỡng và là giải pháp cho bệnh nhân tuyến giáp trước và sau phẫu thuật. Ngoài ra, sữa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời làm nhanh lành vết thương và giảm biến chứng nhiễm trùng.
  • Sữa Enaz Whey Protein: giúp bổ sung protein cùng các axit amin thiết yếu giúp phục hồi và cung cấp năng lượng cho người bệnh.
  • Sữa Forticare Nutricia: với hệ dinh dưỡng đầy đủ và hoàn thiện, giàu EPA đáp ứng nguồn dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp. Đặc biệt, sữa được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng nước nên tiện lợi cho cả bệnh nhân và người chăm sóc.
  • Sữa Delical: đây là dòng sữa cao năng lượng, giúp đáp ứng dinh dưỡng cho người ốm mới dậy, bệnh nhân tuyến giáp trước và sau mổ.

Thiết kế thực đơn cho bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp cùng chuyên gia

Ngoài việc tham khảo về những thực đơn sẵn có kể trên, bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp cũng có thể tự xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho bản thân. Và nếu bạn đang băn khoăn về việc thiết kế thực đơn cho người bệnh vừa mổ ung thư tuyến giáp thì hãy đến với Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) để được hỗ trợ hiệu quả.

Đội ngũ NRECI
Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (NRECI)

Tại NRECI quy tụ đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, tư vấn nhiệt tình, đúng theo nhu cầu của người bệnh. Quy trình tư vấn dinh dưỡng, tư vấn thiết kế thực đơn cho người mới phẫu thuật ung thư tuyến giáp khoa học, đảm bảo hiệu quả, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe.

Quy trình chuẩn như sau:

  • Bác sĩ thăm tư vấn, xác định tình trạng dinh dưỡng hiện tại của người bệnh
  • Khai thác và đánh giá chi tiết về khẩu phần ăn của bệnh nhân
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử các bệnh lý đi kèm, các triệu chứng trên đường tiêu hóa, vận động, giấc ngủ, tinh thần,… và phương thức đang điều trị bệnh
  • Người bệnh được tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ
  • Bác sĩ hỗ trợ xây dựng thực đơn chi tiết cho bệnh nhân từng ngày theo từng giai đoạn bệnh

Trên đây là một số chia sẻ về thực đơn cho người ung thư tuyến giáp sau mổ để người bệnh và thân nhân nắm được. Ngoài ra, nếu muốn thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất, bệnh nhân có thể đến với H&H Nutrition để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Bệnh nhân sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì, uống gì?

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.